Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đưa hình ảnh đất nước ra thế giới qua con đường di sản: Nâng tầm vị thế đất nước (Bài 1)

Khánh Thi - 07:16, 15/12/2022

Ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam thời kỳ hội nhập toàn cầu. Trong đó, hoạt động ngoại giao văn hóa qua con đường di sản đã định hình là một “kênh” quảng bá hiệu quả. Qua con đường di sản, hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế của nước ta có bước phát triển mới, không chỉ quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa nói riêng ra thế giới ,mà còn thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa và các giá trị tiến bộ của văn hóa nhân loại để bồi đắp và xây dựng nền văn hóa Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2012.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2012


Việt Nam là đất nước có nền văn hiến lâu đời, với nền văn hóa đậm đà bản sắc của 54 dân tộc anh em. Trong nền văn hóa đó, các di sản văn hóa đã được nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy, không chỉ giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn nâng tầm vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Vị thế từ di sản

Hồi 16 giờ 12 phút, ngày 29/11/2022 giờ địa phương (tức 22 giờ 12 phút ngày 29/11/2022 giờ Việt Nam), tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Rabat, Thủ đô của Vương quốc Ma-rốc, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là 1 trong 56 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này.

Các hoạt động giao lưu văn hóa ngày càng trở thành một kênh chuyên nghiệp, hiệu quả góp phần nâng tầm vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế. Giao lưu văn hóa không chỉ đẩy mạnh quan hệ với các nước, mà còn truyền bá văn hóa nước nhà đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, gắn kết kiều bào với quê hương, đất nước, thẩm thấu văn hóa Việt Nam tới cộng đồng nước sở tại.
PGS, TS. Lê Thanh Bình
Học viện Ngoại giao

Như vậy, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam, được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO. Trước đó, cùng với 8 di sản văn hóa vật thể, Việt Nam đã có 14 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.

Điều này cho thấy, di sản văn hóa phong phú và đa dạng của 54 dân tộc trên đất nước ta ngày càng được cộng đồng trong nước và quốc tế quan tâm. Cùng với số lượng di sản đã vươn tầm, được thế giới công nhận thì cả nước hiện có hàng trăm nghìn di sản văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh.

Theo số liệu của Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cả nước hiện đã kiểm kê được hơn 40.000 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; hơn 10.000 di tích đã được xếp hạng (119 di tích quốc gia đặc biệt, 3.551 di tích quốc gia, 6.340 di tích cấp tỉnh); 64.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 396 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 7 di sản tư liệu được Chương trình Ký ức thế giới ghi danh (3 di sản tư liệu thế giới, 4 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương).

Cả nước hiện có 185 bảo tàng, gồm 128 bảo tàng công lập và 59 bảo tàng ngoài công lập, bảo quản hơn 4 triệu hiện vật; có 215 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia. 

Bên cạnh đó là gần 8.000 lễ hội được lưu truyền gắn với nhiều phong tục, tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công, văn hóa ẩm thực, trang phục..., trong đó có nhiều phong tục, tập quán của đồng bào DTTS được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng nhằm bảo đảm tính đa dạng, phong phú về sắc thái văn hóa của các vùng, miền trên cả nước.

Ngày 29/11/2022, UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Ngày 29/11/2022, UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại

Với khối tài sản vô giá đó, trong quá trình hội nhập, bằng nhiều hình thức như qua các màn trình diễn nghệ thuật truyền thống, qua các hội nghị ở nước bạn hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng, Việt Nam đã tập trung giới thiệu các giá trị văn hóa của đất nước ra nước ngoài, để mọi người, mọi quốc gia trên thế giới hiểu về văn hóa, đất nước con người Việt Nam.

Động lực cho phát triển

Phải khẳng định, di sản văn hóa ở nước ta tham gia trong quá trình hội nhập không dừng ở hoạt động nội bộ của ngành văn hóa hay ngành du lịch. Khách nước ngoài đến Việt Nam thưởng ngoạn, nghiên cứu, trải nghiệm từ các di sản vật thể và phi vật thể, qua đó họ hiểu thêm các giá trị truyền thống của con người Việt Nam, đồng thời giúp họ có niềm tin trong việc chọn Việt Nam làm điểm đến, điểm đầu tư đáng tin cậy.

Không những vậy, hệ thống di sản văn hóa này đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các địa phương có di sản. Đơn cử, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình0, tại thời điểm lập hồ sơ đề cử vào năm 2012 chỉ có hơn 1 triệu lượt khách/năm; năm 2019, sau 5 năm được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, địa chỉ này đã thu hút 6,3 triệu lượt khách tham quan. 

Hay Quần thể Di tích Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long khi mới được ghi danh Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới chỉ có vài chục nghìn người thăm/năm, đến nay con số này đã lên đến hàng triệu lượt người….

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO ghi danh năm 2005.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO ghi danh năm 2005.

Cùng với đó, những bảo tàng rất đông khách tham quan (như Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế...); những di sản văn hóa phi vật thể thu hút số lượng lớn người tham dự và trải nghiệm (như nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hội Gióng, dân ca Quan họ Bắc Ninh, đờn ca tài tử...) đã mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt.

Theo ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, khi những di sản có giá trị được khai thác ‘đúng mức’ sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, giúp ngành du lịch, khách sạn, bán lẻ… phát triển, tạo nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.

 Ở chiều ngược lại, các doanh nhân, doanh nghiệp hưởng lợi từ di sản cần có kế hoạch đầu tư trở lại vào việc bảo tồn di sản như một phần trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, tự nguyện, tự giác trích một phần những khoản thu được từ khai thác di sản để quay ngược trở lại đóng góp và thúc đẩy hơn nữa công tác bảo tồn và gìn giữ di sản.

Một nghiên cứu của TS. Nguyễn Công Thành, giảng viên Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) khẳng định rằng, di sản văn hóa có giá trị kinh tế, có thể đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội. Lấy ví dụ về Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), nghiên cứu của ông Thành ước tính giá trị kinh tế của di sản này đạt khoảng 5 triệu USD/năm từ phương pháp tính mức sẵn sàng chi trả của du khách (WTP) khi đến thăm quan; trong đó, mức WTP bình quân 1 người cao nhất là 8,78 USD của du khách quốc tế và thấp nhất là 2,17 USD của người dân trong nước.

“Vì thế, xu hướng lồng ghép bảo tồn di sản vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng bảo tồn di sản như là một động lực phát triển kinh tế đang ngày càng được quan tâm”, nghiên cứu của TS. Nguyễn Công Thành nhận định.

Xòe Thái được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2021.
Xòe Thái được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2021

Thực tế, việc khai thác nguồn lực di sản văn hóacòn kéo theo sự phát triển của nhiều yếu tố khác như kết cấu hạ tầng, dịch vụ, sự mở rộng giao lưu và gia tăng các dòng chảy hàng hóa, lao động,... tạo ra sự phát triển bao trùm và hài hòa. Những không gian di sản văn hóa như vậy khôngchỉ lan tỏa giá trị di sản, góp phần vào sự phát triển xã hội hài hòa, nhân văn và có bản sắc… mà đã trở thành sản phẩm văn hóa - thương mại tạo ra sự tăng trưởngkinh tế. 

15 Di sản phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận:

- Nhã nhạc cung đình Huế (năm 2003);

- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (năm 2005);

- Dân ca quan họ Bắc Ninh (năm 2009);

- Ca trù (năm 2009);

- Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (năm 2010);

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (năm 2012);

- Đờn ca tài tử Nam Bộ (năm 2013);

- Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh (năm 2014);

- Nghi lễ và trò chơi kéo co (năm 2015);

- Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (năm 2016);

- Nghệ thuật bài chòi Trung bộ (năm 2017);

- Hát xoan (năm 2017);

- Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái (năm 2019);

- Nghệ thuật Xòe Thái (năm 2021);

- Nghệ thuật làm gốm của người Chăm (năm 2022).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 34 phút trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 40 phút trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 45 phút trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 1 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"hopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 1 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Chính sách dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu hỗ trợ cho hơn 5.600 hộ dân làm nhà mới, cải tạo và nâng cấp nhà ở.
VinFast thần tốc làm VF 8 mui trần tham gia Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như thế nào?

VinFast thần tốc làm VF 8 mui trần tham gia Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như thế nào?

Khoa học - Công nghệ - PV - 1 giờ trước
Hình ảnh những chiếc VF 8 mui trần đi giữa rừng cờ đỏ sao vàng là khoảnh khắc ấn tượng và đầy tự hào trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Pháp luật - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với bà Hoàng Thị Lan, về hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông, gây tai nạn làm 1 người chết.
Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Du lịch - Ngọc Ánh (T/h) - 1 giờ trước
Từ những ý tưởng sáng tạo độc đáo, lạ lùng đầy táo bạo, những “kiến trúc sư” cũng chính là chủ nhân những “công trình nghệ thuật” độc nhất vô nhị này này đã tạo ra những ngôi nhà độc lạ, ấn tượng, thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng.