Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đột phá khoa học tiếp theo - Vaccine ung thư có thể có trong vòng 5 năm tới

PV - 14:59, 27/06/2023

Sau nhiều thập kỷ chỉ đạt thành công hạn chế, các nhà khoa học cho biết nghiên cứu của họ đang đi đến một bước ngoặt, với nhiều dự đoán sẽ có các loại Vaccine ung thư trong 5 năm tới.

Vaccine có thể là bước tiến lớn tiếp theo trong điều trị ung thư.
Vaccine có thể là bước tiến lớn tiếp theo trong điều trị ung thư.

Đây không phải là những loại vaccine truyền thống ngăn ngừa nhiễm bệnh, mà là những mũi tiêm để thu nhỏ khối u và ngăn chặn ung thư quay trở lại. Mục tiêu của các phương pháp điều trị thử nghiệm này bao gồm ung thư vú và ung thư phổi, với những thành tựu đã được báo cáo trong năm nay đối với ung thư da hắc tố và ung thư tuyến tụy.

“Chúng tôi đang làm cho nó hoạt động. Bây giờ chúng tôi cần làm cho nó hoạt động tốt hơn", Tiến sĩ James Gulley, lãnh đạo một trung tâm tại Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, nơi phát triển các liệu pháp miễn dịch, bao gồm vaccine điều trị ung thư, cho biết.

Vaccine huấn luyện tế bào T diệt ung thư

Hơn bao giờ hết, các nhà khoa học hiểu cách ung thư ẩn náu khỏi hệ miễn dịch của cơ thể. Vaccine ung thư, giống như các liệu pháp miễn dịch khác, tăng cường hệ thống miễn dịch để tìm và tiêu diệt tế bào ung thư. Và một số loại mới sử dụng công nghệ mRNA, vốn được phát triển cho bệnh ung thư nhưng lại được ứng dụng lần đầu tiên cho vaccine COVID-19.

Tiến sĩ Nora Disis tại Viện Vaccine Ung thư của UW Medicine ở Seattle, Mỹ cho biết, để vaccine phát huy tác dụng, nó cần dạy cho các tế bào T của hệ miễn dịch nhận biết ung thư là nguy hiểm. Sau khi được huấn luyện, các tế bào T có thể di chuyển đến mọi nơi trong cơ thể để săn lùng mối nguy hiểm.

Bà Disis nói: “Nếu bạn nhìn thấy một tế bào T được kích hoạt, nó gần như có chân. Bạn có thể thấy nó bò qua mạch máu để chui ra ngoài các mô".

Các tình nguyện viên bệnh nhân là rất quan trọng cho nghiên cứu. Bà Kathleen Jade, 50 tuổi, biết mình bị ung thư vú vào cuối tháng 2, chỉ vài tuần trước khi bà và chồng rời Seattle để thực hiện một chuyến phiêu lưu vòng quanh thế giới. Thay vì dong chiếc thuyền Shadowfax dài 12 mét qua Hồ Lớn hướng về phía tuyến đường biển St. Lawrence, bà đang ngồi trên giường bệnh chờ liều vaccine ung thư thử nghiệm thứ ba. Bà được tiêm vaccine để xem liệu nó có làm khối u co lại trước khi phẫu thuật hay không.

“Ngay cả khi cơ hội đó là một chút, tôi cũng cảm thấy nó xứng đáng", bà Jade nói.

(DẪN NGUỒN) Đột phá khoa học tiếp theo - vaccine ung thư có thể có trong vòng 5 năm tới 1

Những tiến bộ hứa hẹn vaccine điều trị ung thư hiệu quả

Các tiến bộ về vaccine điều trị ung thư đang trải qua nhiều thử thách. Loại đầu tiên, Provenge, đã được phê duyệt tại Mỹ vào năm 2010 để điều trị ung thư tuyến tiền liệt đã di căn. Nó đòi hỏi xử lý các tế bào miễn dịch của chính bệnh nhân trong phòng thí nghiệm và đưa chúng trở lại qua tĩnh mạch. Ngoài ra còn có Vaccine điều trị ung thư bàng quang sớm và u da ác tính tiến triển.

“Tất cả những lần thử nghiệm thất bại đã giúp chúng tôi học hỏi được rất nhiều điều", nhà nghiên cứu Nora Disis nói.

Do đó, giờ đây bà tập trung vào những bệnh nhân mắc bệnh sớm hơn vì Vaccine thử nghiệm không giúp được gì cho những bệnh nhân nặng. Nhóm của bà đang lên kế hoạch nghiên cứu Vaccine ở những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú không xâm lấn, có nguy cơ thấp được gọi là ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ.

Nhiều loại Vaccine ngăn ngừa ung thư cũng đang hứa hẹn ở phía trước. Vaccine viêm gan B được nghiên cứu từ nhiều thập kỷ nhằm ngăn ngừa ung thư gan và Vaccine HPV, được giới thiệu lần đầu vào năm 2006, sẽ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Tại Philadelphia, Tiến sĩ Susan Domchek, Giám đốc Trung tâm Basser tại Penn Medicine, đang tuyển 28 người khỏe mạnh có đột biến BRCA (gien ức chế khối u) để thử nghiệm Vaccine. Những đột biến này làm tăng nguy cơ ung thư vú và buồng trứng. Ý tưởng là tiêu diệt các tế bào bất thường từ rất sớm trước khi chúng gây ra vấn đề. Bà Domchek ví nó như việc định kỳ nhổ cỏ trong vườn hoặc xóa bảng trắng.

Những nhóm nghiên cứu khác đang phát triển Vaccine để ngăn ngừa ung thư ở những người có nốt phổi tiền ung thư và các tình trạng di truyền khác làm tăng nguy cơ ung thư.

Tiến sĩ Steve Lipkin, nhà di truyền học y tế tại Weill Cornell Medicine, New York, người đang dẫn đầu một nỗ lực do Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tài trợ, cho biết: “Vaccine có lẽ là mốc quan trọng tiếp theo trong sứ mệnh giảm tử vong do ung thư. Chúng tôi đang cống hiến cuộc đời mình cho điều đó.”

Vaccine công nghệ mRNA điều trị ung thư được cá nhân hóa sẽ rất tốn kém. Ảnh: Getty Images
Vaccine công nghệ mRNA điều trị ung thư được cá nhân hóa sẽ rất tốn kém. Ảnh: Getty Images

Các nhà sản xuất dược phẩm Moderna và Merck cũng đang cùng nhau phát triển một loại vaccine mRNA được cá nhân hóa cho những bệnh nhân bị u da ác tính, với một nghiên cứu lớn sẽ bắt đầu trong năm nay. Vaccine được tùy chỉnh cho từng bệnh nhân, dựa trên nhiều đột biến trong mô ung thư của họ. Một loại vaccine được cá nhân hóa theo cách này có thể huấn luyện hệ miễn dịch tìm kiếm dấu vết đột biến của bệnh ung thư và tiêu diệt những tế bào đó.

Nhưng những loại Vaccine như vậy sẽ rất đắt tiền

“Về cơ bản, bạn phải tạo ra mọi loại Vaccine ung thư từ con số không", Tiến sĩ Patrick Ott tại Viện Ung thư Dana-Farber ở Boston cho biết. Nếu Vaccine không được cá nhân hóa, thì có thể được sản xuất với giá rất rẻ, giống như Vaccine COVID.

Các loại Vaccine đang được phát triển tại UW Medicine được thiết kế để có tác dụng với nhiều bệnh nhân, thay vì một người. Các thử nghiệm đang được tiến hành đối với bệnh ung thư vú giai đoạn đầu và giai đoạn tiến triển, ung thư phổi và ung thư buồng trứng. Một số kết quả có thể có trong năm tới.

Todd Pieper, 56 tuổi, sống ở ngoại ô Seattle, đang tham gia thử nghiệm một loại Vaccine nhằm thu nhỏ khối u phổi. Căn bệnh ung thư của ông đã di căn lên não, nhưng ông hy vọng sẽ sống đủ lâu để chứng kiến ​​con gái mình tốt nghiệp trường y tá vào năm tới.

Pieper nói về quyết định tình nguyện của mình: “Tôi không có gì để mất và có mọi thứ để đạt được, cho tôi hoặc cho những người khác trong tương lai".

Một trong những người đầu tiên được chủng ngừa ung thư buồng trứng trong một thử nghiệm cách đây 11 năm là Jamie Crase ở Đảo Mercer, gần Seattle. Được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối khi mới 34 tuổi, Crase nghĩ rằng mình sẽ chết trẻ và đã lập di chúc để lại chiếc vòng cổ yêu thích cho người bạn thân nhất của mình. Bây giờ 50 tuổi, bà không có dấu hiệu của bệnh ung thư và vẫn đeo chiếc vòng cổ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 4 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Phóng sự - Mỹ Dung - CTV - 23:54, 16/05/2024
Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:46, 16/05/2024
Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Du lịch - Nguyệt Anh - 23:38, 16/05/2024
UBND TP. Hội An vừa ban hành kế hoạch tổ chức sự kiện “Nét hoa nghề Hội An” lần thứ III và “Phiên chợ khởi nghiệp - Tiêu dùng xanh Hội An” năm 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 2/6 tại các làng nghề truyền thống và không gian sáng tạo trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.