Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đồng hành cùng đồng bào các dân tộc: Người bạn tri âm ( Bài 2 )

Hồng Phúc - 10:43, 16/10/2020

Trong những chuyến công tác đến các bản làng xa xôi của Tổ quốc, hình ảnh đồng bào đón đọc, nâng niu tờ Báo Dân tộc và Phát triển, những người làm báo về đồng bào DTTS chúng tôi thật sự hạnh phúc. 18 năm qua, Báo Dân tộc và Phát triển tự hào là món ăn tinh thần, là người bạn tri âm của bà con các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Báo Dân tộc và Phát triển trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống bà con DTTS trên mọi vùng miền của Tổ quốc.
Báo Dân tộc và Phát triển trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống bà con DTTS trên mọi vùng miền của Tổ quốc.

Sử dụng Báo Dân tộc và Phát triển trong mỗi buổi tuyên truyền

Từ nhiều năm nay, ông Vương Công Chúng (SN 1959), dân tộc Tày, Người có uy tín của thôn Nà Lẻng, xã Quân Hà, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã quen thuộc với việc theo dõi tờ Báo Dân tộc và Phát triển đầy đủ mỗi kỳ. Ông Chúng kể, có những người nghèo trong thôn muốn đi xuất khẩu lao động, đến nhà ông hỏi họ được Nhà nước hỗ trợ thế nào, ông sẽ nhớ ngay mục Chính sách và Đời sống của Báo Dân tộc và Phát triển rồi mang ra đọc lại để cung cấp thông tin chính xác cho họ.

Hoặc đơn giản, đọc mục Nông thôn mới (NTM), có những xã vùng cao được tờ Báo viết về sự thay đổi tích cực về môi trường, những Người có uy tín trong thôn sẽ khuyến khích, nhắc nhở đồng bào giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi để địa phương sớm đạt chuẩn NTM.

Ông Chúng cho biết, là Người có uy tín, ông được cấp mỗi tuần 2 số Báo Dân tộc và Phát triển. Được cấp báo, đọc báo, ông kịp thời nắm bắt thông tin về những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

“Có Báo, những người có tuổi như chúng tôi lúc nào cũng có thể giở ra để đọc, tra cứu thông tin rất tiện lợi. Tôi luôn sử dụng tờ báo giấy trong mỗi buổi tuyên truyền chính sách, sinh hoạt chung cho đồng bào”, ông Chúng chia sẻ.

Cũng như ông Chúng, suốt 18 năm qua, hàng chục nghìn Người có uy tín khắp mọi miền Tổ quốc đã quen thuộc với Báo Dân tộc và Phát triển, coi đây là một kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong hành trình xây dựng và phát triển, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, sự thống nhất đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành cánh tay nối dài chuyển tải thông tin, tuyên truyền thường xuyên, kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh toàn diện các thành tựu về chính trị, văn hóa, kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước trên bước đường hội nhập và phát triển đến với vùng sâu, vùng xa. Đồng bào vẫn mong chờ và đón đọc tờ Báo Dân tộc và Phát triển mỗi tuần. Những chuyên mục Chính sách và Đời sống, Công tác dân tộc, Bản sắc văn hóa; Giáo dục… đã trở thành “điểm đến” quen thuộc của người đọc.

Già làng Ksơr H'lâm (bìa phải) là 1 trong 56 già làng tiêu biểu tỉnh Gia Lai thường xuyên đọc Báo Dân tộc và Phát triển.
Già làng Ksơr H'lâm (bìa phải) là 1 trong 56 già làng tiêu biểu tỉnh Gia Lai thường xuyên đọc Báo Dân tộc và Phát triển.

Cẩm nang làm giàu

Báo Dân tộc và Phát triển xác định, một trong những nhiệm vụ quan trọng, đó là tuyên truyền, động viên đồng bào các dân tộc phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, biểu dương người tốt việc tốt; tuyên truyền khởi nghiệp, phổ biến và áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất và đời sống vùng đồng bào DTTS, miền núi.

Đây chính là lý do mà ở đâu có đồng bào DTTS sinh sống, ở đó có dấu chân của người làm Báo Dân tộc và Phát triển. Và trên hành trình ấy, chúng tôi cảm nhận rõ rệt những bức tranh kinh tế vùng DTTS đang sáng dần lên, bà con các dân tộc đang nỗ lực thoát nghèo, thay đổi tốt đẹp, giàu có hơn. Những sắc màu rực rỡ của những tấm thổ cẩm làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã được bà con bắt kịp “hơi thở” thời đại khi biết bán hàng qua Facebook; doanh nhân Lý Tà Giàng, 25 tuổi, ở Quản Bạ (Hà Giang) thành công với thương hiệu Thảo dược Cao nguyên đá… là những minh chứng đậm nét cho niềm cảm hứng làm giàu được các phóng viên phản ánh trên các trang báo, lan tỏa trong vùng đồng bào DTTS.

Chị Nông Thị Sen, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) là một trong những người học làm giàu từ kiến thức trên Báo Dân tộc và Phát triển. Chị kể, do điều kiện nhà ở xa trung tâm xã nên Internet còn hạn chế, chị vẫn mượn tờ Báo Dân tộc và Phát triển của cán bộ văn hóa xã để đọc. Một lần chị đọc được bài viết “Người phụ nữ Chứt học Google khởi nghiệp” ở trang Kinh tế trên báo về tấm gương chị Lê Thị Bích Thúy, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã đi khắp nơi học hỏi, tìm hiểu các mô hình chăn nuôi, trồng trọt trên Internet nên quyết tâm vay vốn ngân hàng, khai hoang quả đồi 2ha để nuôi cá, nuôi gà, trồng ngô và một số loại cây ăn quả. Từ đó, chị Sen thường xuyên đọc trang kinh tế, người tốt việc hay, rồi cũng “rậm rịch” tìm mua gà giống về nuôi, trồng thử giống đậu tương mới...

“Nếu chỉ loanh quanh nương rẫy, cái nhìn của mình chỉ bó hẹp ở làng, ở bản thôi. Biết những gương sáng làm kinh tế, chúng tôi càng có động lực để thoát nghèo. Những thông tin trên báo, giúp nông dân chúng tôi rất nhiều trong học tập, làm giàu”, chị Sen tâm sự.

Cũng như chị Sen, thông qua những bài viết kinh nghiệm làm ăn, các mô hình kinh tế hiệu quả, những gương tỷ phú vùng cao hay những người trẻ hừng hực khí thế khởi nghiệp, bắt đất nghèo nở hoa… đăng tải trên báo đã tạo ra nguồn cảm hứng vươn lên thay đổi cuộc sống đói nghèo của đồng bào DTTS, nhất là những người trẻ. Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành cầu nối cho họ giao lưu, học hỏi lẫn nhau kinh nghiệm làm giàu. Báo cũng đã và đang tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung và hình thức để thực hiện “sứ mệnh” phục vụ đồng bào.

Ngày 27/10/2002, Báo Dân tộc và Phát triển xuất bản số đầu tiên đến với bạn đọc, là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên có tờ báo mang tầm vóc quốc gia dành cho đối tượng bạn đọc đặc thù là đồng bào DTTS, miền núi. Trải qua 18 năm, 1 sứ mệnh đồng hành cùng đồng bào DTTS, từ số báo đầu tiên xuất bản 1 kỳ tuần, 8 trang/kỳ, đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển được tăng lên 4 kỳ/tuần. Báo được phát hành vào các ngày thứ 3, 4, 6, 7, với số lượng phát hành trên 30.000 tờ/kỳ. Tờ báo đã đến tay đồng bào ở những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất trên mọi miền Tổ quốc.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm rộn ràng của cồng chiêng đã vang vọng bên tai, những sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị đã hiện đầy trong mắt lữ khách, thì thử hỏi có ai mà không rạo rực...
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 2 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 2 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 2 giờ trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.