Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào vùng cao làm giàu từ đặc sản: Tại sao không?

PV - 09:54, 24/04/2018

Đối với đồng bào các DTTS, văn hóa ẩm thực không có gì là cao sang, nhưng gói ghém trong đó là những nét riêng độc đáo, mà bây giờ chúng ta hay gọi là đặc sản. Những đặc sản ẩm thực của đồng bào vùng cao, nếu có thêm những định hướng, cơ chế hỗ trợ sẽ trở thành những hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa quảng bá văn hóa truyền thống, vừa góp thêm sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững.

Bài 1: Truyền thống văn hóa trong những món ăn

Về phố ăn đồ rừng

Sau chuyến công tác Tây Bắc mệt nhoài, cuối tuần, anh bạn hàng xóm mời sang ăn tiệc. Anh quê miền biển Hải Phòng, gặp và thân từ khi chúng tôi cùng nhau “chạy long tóc gáy” làm hồ sơ mua nhà ở xã hội để định cư ở Thủ đô.

“Hôm nay đãi cậu toàn đồ rừng nhé”, anh nói và bưng mâm ra. Nhìn qua thì chẳng có gì đặc biệt: một đĩa cá nướng được bọc giấy bạc, một con vịt quay vàng ươm, rồi thêm đĩa đu đủ ướp và sáu ống cơm lam. Không phải là người trong nghề ẩm thực nhưng đi miền núi nhiều, tôi biết mâm cỗ có gốc từ… vùng cao.

Nhẹ tay mở bọc giấy bạc, anh giới thiệu: “Đây là món cá “Pa pỉnh tộp” của người Thái, vợ tôi vừa nhận hàng từ Sơn La gửi xuống. Chỉ to hơn bàn tay thế này mà những 130 nghìn đồng cơ đấy”.

Đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc chế biến món gỏi cá. Đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc chế biến món gỏi cá.

Thấy anh lăn tăn chuyện giá, tôi bảo: “Đắt đỏ gì. Cậu có biết con cá này được đồng bào tẩm ướp bằng những gia vị chỉ có ở vùng cao hay không, hơn 10 loại gia vị đấy. Lại được nướng bằng bếp củi, rồi còn kèm thêm nước chấm. Đó là chưa kể chi phí vận chuyển từ Sơn La xuống nữa”.

Không để anh kịp nói, tôi tranh thủ “xả” kiến thức về đặc sản vùng cao: Đây là vịt quay Cao Bằng, mua ở Hà Nội sơ sơ cũng 300 nghìn đồng/con; đây là đu đủ ướp, mua cũng mất 60 nghìn đồng; còn kia là cơm lam, 10 nghìn đồng/ống, vị chi 60 nghìn đồng…

Thấy chủ đề xoay quanh chuyện ẩm thực, vợ bạn tôi thêm vào: “Đúng đấy bác ạ! Gia đình em cùng nhiều bạn bè khác rất thích ẩm thực vùng cao, thậm chí cả dưa muối cũng đặt mua. Em giờ thành tay “shíp” hàng, đứng ra gom nhu cầu rồi đặt hàng trên đó gửi về. Như đĩa cá nướng, lần này em cũng đặt 20 con, chứ 1 con thì ai chuyển cho. Còn vịt quay Cao Bằng thì có cửa hàng ở Hà Nội bán rồi”.

Thoát nghèo nhờ đặc sản

Thực ra, không chỉ gia đình bạn tôi mà vài năm gần đây, người tiêu dùng ở miền xuôi rất ưa chuộng thực phẩm của đồng bào các dân tộc vùng cao. Yếu tố đầu tiên làm nên đặc sản của vùng cao là sạch, nhất là trong bối cảnh an toàn vệ sinh thực phẩm đang là một vấn đề khiến người tiêu dùng rất lo lắng như hiện nay.

Thứ nữa, đó chính là “lạ”. Hầu hết các đặc sản của đồng bào các DTTS đều là những thực phẩm thông thường, là thịt, cá, rau, củ quả,… Nhưng nét “lạ” ở đây là cách chế biến, là gia vị đặc trưng, là sự chỉn chu đến mức cầu kỳ, gói ghém cả một truyền thống văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào.

Trong một lần trao đổi với ông Lâm Văn Khang, Quyền Trưởng ban quản lý Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, ông chia sẻ rằng, hầu hết các món ăn của đồng bào vùng cao đều được làm từ những sản vật nông nghiệp bản địa; nhiều món ngon đã trở thành đặc sản nổi tiếng như thịt trâu gác bếp, măng rừng, thịt chua, cơm lam, cá nướng,… Cùng một món ăn nhưng mỗi dân tộc lại có cách chế biến riêng.

Như món thịt chua của đồng bào Mường ở Thanh Sơn (Phú Thọ) thì nguyên liệu chính là thịt lợn và thính rang xay mịn. Còn thịt chua của dân tộc Dao ở Hàm Yên (Tuyên Quang) là thịt lợn, riềng, cơm nếp, lá cơm đỏ. Cùng những nguyên liệu, các loại gia vị đặc biệt khác, đặc sản thịt chua của người Mường có vị rất khác so với đặc sản thịt chua của người Dao.

Đặc sản ẩm thực vùng cao đã và đang lan tỏa truyền thống văn hóa độc đáo của đồng bào các DTTS. Không những vậy, nhiều món ngon được người tiêu dùng ưa thích đang góp thêm thu nhập cho mỗi gia đình.

Thử làm phép tính: 20 con “Pa pỉnh tộp” mà gia đình bạn tôi đặt hàng chuyển về Hà Nội, với giá 130 nghìn đồng/con thì số tiền thu được là 2,6 triệu đồng. Cứ cho chi phí nguyên liệu, vận chuyển,… chiếm 50% thì bà con vẫn còn lãi 1,3 triệu đồng. Cộng với nhiều sản phẩm khác, việc thoát nghèo, làm giàu từ đặc sản là chắc chắn.

Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực đang cùng với các sản phẩm du lịch khác thu hút du khách đến nhiều hơn những bản làng vùng cao. Từ đó, mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái,… đã góp một phần đáng kể vào tăng thu ngân sách địa phương, giúp nhiều gia đình đồng bào DTTS có thêm thu nhập.

Bài 2: “Loạn” giá đặc sản

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 2 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, vùng Tây Nguyên quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Aston Villa đã gây bất ngờ khi để thua đội bóng đã hết mục tiêu tại mùa giải năm nay Brighton với tỷ số 0-1. Kết quả này khiến cuộc đua Top 4 Ngoại hạng Anh trở lên nóng hơn bao giờ hết.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 4 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Liverpool tiếp đón Tottenham trên sân nhà Anfield. Hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận đấu kịch tính với cơn mưa bàn thắng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 8 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 8 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 8 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 8 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 8 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.