Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đôi nhẫn bạc trong nghi lễ đời người

Uông Thái Biểu - 16:10, 14/02/2021

Đối với những cô gái, chàng trai trẻ dân tộc Chu Ru sinh sống trong các plêi (làng) dọc triền thung lũng phì nhiêu bên dòng Đa Nhim, khi được sở hữu chiếc nhẫn bạc, họ coi đó không chỉ là đồ trang sức, là của hồi môn quý giá mà còn là một tín vật thiêng liêng trong hôn ước của ngày đôi lứa nên duyên cầm sắt. Khi trai gái trao nhau chiếc nhẫn srí, sră được chạm khắc tinh vi bằng bạc, không bao giờ họ nghĩ đến một ngày chia xa…

Những chiếc nhẫn trống - mái của người Chu Ru.
Những chiếc nhẫn trống - mái của người Chu Ru.

Nếu ở miền duyên hải, đồng bào Chăm nổi tiếng với nghề làm gốm, trên cao nguyên có người Mạ, Cơ Ho, Ê Đê, Ba Na khéo tay với nghề dệt thổ cẩm, thì những tiền nhân người Chu Ru đã truyền lại cho con cháu của họ nghề kim hoàn bằng nguyên liệu bạc. Chuyện về những chiếc nhẫn srí, sra là một trong những ấn tượng của nghề đúc bạc Chu Ru. Để có được một cặp nhẫn cưới, người nghệ nhân phải thực hiện nhiều thao tác, nhiều cung đoạn tỉ mẩn mà không phải ai cũng có thể làm được. Trong cả hàng chục ngàn người dân Chu Ru hiện nay, chỉ còn lại duy nhất một nghệ nhân chế tác nhẫn cưới, đó là anh Ya Tuất ở plêi (làng) Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng).

Với sự hướng dẫn của nghệ nhân Ya Tuất, chúng tôi tham gia vào một cuộc tìm hiểu “công nghệ” đúc nhẫn. Thứ nguyên liệu chính để tạo khuôn đúc là loại sáp ong tốt. Người nghệ nhân dùng sáp ong nấu chảy và lấy dùi gỗ nhúng vào sáp nóng, sau đó để nguội sẽ cho ra một ống sáp tròn như hình bánh cuốn. Tùy theo kích thước của ngón tay, nghệ nhân sẽ cắt thành những chiếc khoen tròn lớn, nhỏ để tạo khuôn. Phần hoa văn trên nhẫn được cán thành những sợi nhỏ như sợi chỉ khâu rất mảnh, cứ ba sợi sáp bện chân rếp thành một viền hoa văn. Cuống nhẫn được làm bằng sáp như đầu chiếc đũa con, dài khoảng 2cm. Lấy lá dứa làm thành chiếc phễu cuốn lấy cuống nhẫn, bên trên cắm que tre để giữ khuôn. Mỗi khuôn bao giờ cũng đúc một lần hai chiếc nhẫn, một chiếc nhẫn mái và một chiếc nhẫn trống. Sau khi tạo dáng xong, người nghệ nhân mang nhẫn sáp nhúng đều vào dung dịch phân trâu hòa lẫn với đất, sau đó đưa đi phơi nắng chừng nửa ngày đến cả ngày cho khô hoàn toàn. Tiếp theo, khuôn sáp ấy sẽ được mang đốt trên than lửa, sáp bên trong sẽ nóng chảy, phần dung dịch phân trâu còn lại sẽ tạo thành một khuôn âm bản. Sau đó, mang bạc nấu chảy đổ vào khuôn. Lúc khuôn nguội, một đôi nhẫn bạc màu đen xin xỉn sẽ hiện ra. Mang cặp nhẫn ấy bỏ vào nồi bồ kết rừng đang đun sôi để nấu thêm vài phút thì tự nhiên cặp nhẫn đã lên màu sáng bóng lấp lánh…

Nghệ nhân Ya Tuất và vợ với cặp nhẫn uyên ương.
Nghệ nhân Ya Tuất và vợ với cặp nhẫn uyên ương.

Trong ngôn ngữ của dân tộc Chu Ru ở Nam Tây Nguyên, từ “srí” (nhẫn mái) có nghĩa là chiếc nhẫn dành cho nữ giới và sră là chiếc nhẫn dành cho nam giới (nhẫn trống). Có những điều thật lạ lùng và rất khó lý giải xung quanh chuyện những chiếc srí, sră. Ya Tuất nói đôi điều về bí quyết đúc nhẫn: Khi tạo khuôn, người nghệ nhân mang sáp ong nhúng vào dung dịch phân trâu, nhưng phải là phân trâu đực ba tuổi trộn với đất, cũng là loại đất lấy từ một nơi bí mật trong rừng mà chỉ có người làm nhẫn mới biết, từ đó sẽ cho ra một hỗn hợp không cháy trong độ nóng làm chảy bạc. Củi đốt là một loại cây rừng có tên kasiu, nếu đốt bằng các loại củi khác thì nhẫn sẽ bị nứt, gãy. Trước khi đúc nhẫn, đêm đó người nghệ nhân phải cách ly hoàn toàn với vợ; bốn giờ sáng bắt đầu nấu bạc, đúc nhẫn và tới tám giờ thì phải hoàn thành công đoạn cuối cùng.

Nếu như nghề làm gốm, nghề thổ cẩm có thể nhiều người học và làm được, thì đối với nghề đúc bạc làm nhẫn, chỉ có người Chu Ru biết làm và trong cộng đồng Chu Ru chỉ còn lại duy nhất nghệ nhân Ya Tuất. Ma Wêl, vợ Ya Tuất kể rằng: “Nó (tức Ya Tuất - ngôi thứ hai, theo cách gọi của đồng bào) học được cái nghề này là do bố mẹ bắt học. Cùng học có nhiều người nhưng chỉ có nó được ông cậu là nghệ nhân Ya Grang thực sự truyền nghề cho. Lúc đã học thành nghề rồi nhưng về làm mãi mà cũng không được. Mãi tới khi ông cậu tặng cho bộ đồ nghề và ông qua đời rồi nó mới làm được”.

Ya Tuất thừa nhận: “Học nghề này rất khó. Con mắt phải tinh, cái đầu phải sáng và cái tay phải lanh thì mới làm được”. Ông Ya Tiêng, cha của Ya Tuất nói thêm: “Nghề làm nhẫn bạc tuy không phải là nghề làm ra nhiều tiền nhưng nó là cái nghề truyền thống của người Chu Ru mình. Không thể bỏ nghề của ông bà được…”. Cũng bởi vì trai gái của dân tộc này vẫn coi chiếc nhẫn bạc là vật trang sức ưa thích nhất và trong lễ cầu hôn, những chiếc srí, sră vẫn là tín vật mang ý nghĩa thiêng liêng…

Đám cưới được coi là một trong những nghi lễ đời người quan trọng nhất của người Chu Ru. Theo chế độ mẫu hệ, con cái trong dân tộc này theo họ mẹ và hôn nhân là do phái nữ chủ động trước. Khi đến tuổi trưởng thành, các cô gái thường chọn cho mình một “ý trung nhân”, tự đi đặt nhẫn trước khi bắt chồng. Hôn nhân được đánh dấu bằng việc cô gái và gia đình chọn một ngày tốt lành sang nhà trai “chạm ngõ”. Thường thì cô gái không xuất hiện ngay mà tạm lánh vào nhà người quen gần nhà chàng trai nhất. Sau khi cha mẹ, người cậu bên nhà gái trình bày nguyện vọng muốn kết duyên của cô gái đối với chàng trai, nếu anh ta đồng ý thì sẽ có mặt để tiến hành nghi lễ đeo nhẫn. Khi trao nhẫn cho nhau, nữ trao cho nam trước, nam trao cho nữ sau. Gia đình nhà trai sẽ mang rượu uống với gia đình bên gái ngay sau khi lễ đeo nhẫn kết thúc. Lễ cưới của đôi trai gái Chu Ru là dịp vui của cả cộng đồng. Ngay sau lễ cưới, đôi vợ chồng trẻ về ra mắt nhà trai, họ có thể lưu lại vài ngày và sau đó người con trai khăn gói về ở hẳn bên gia đình nhà vợ.

Hôn nhân thủy chung một vợ, một chồng được người Chu Ru đặc biệt coi trọng. Ly hôn được xem là một tội trọng khi srí, sra đã lồng ngón tay nhau…/.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 4 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 5 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 5 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 5 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 5 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.