Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách (Bài cuối)

Thúy Hồng - 12:01, 22/12/2023

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng, phức tạp, không thể vội vàng trong một sớm một chiều. Để công tác giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện, hiệu quả cần có cơ chế, chính sách, lộ trình đổi mới cụ thể, rõ ràng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những thành quả đạt được trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những thành quả đạt được trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29

Cần đầu tư bài bản hơn cho giáo dục

Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định, Giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai trò và vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Dù đất nước còn nhiều khó khăn, ngành giáo dục luôn được quan tâm đầu tư.

Trong phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày 14/8/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã quán triệt sâu sắc quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí đầy đủ ngân sách cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách, nhất là nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, dự án lớn đã được phê duyệt. Đặc biệt ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và xem xét hình thức hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho địa phương chưa cân đối được ngân sách.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng, trong giai đoạn 2021 – 2025, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đều có nội dung về hỗ trợ giáo dục ở các địa phương khó khăn, dân tộc thiểu số. Ngoài ra, hằng năm ngân sách Trung ương đang hỗ trợ khoảng 3.500 tỷ đồng cho vấn đề học phí và chi phí học tập, bao gồm cả hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng chính sách.

Tuy nhiên, cũng theo ông Võ Thành Hưng, trong giai đoạn này, do tích hợp chương trình đầu tư giáo dục vào chương trình mục tiêu quốc gia nên không còn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục.

Cũng tại Hội nghị này, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc cho rằng, dù khó khăn thế nào, thì đầu tư cho giáo dục vẫn phải ưu tiên, đi trước trong đầu tư phát triển. Song song với đầu tư của Nhà nước, thì cần phải thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho lĩnh vực này.

Còn ý kiến của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) thì, muốn giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, việc đầu tư trọng điểm với nguồn ngân sách phù hợp là rất cần thiết, không thể cứ hô hào khẩu hiệu chung chung.

Mặt khác, theo ông Võ Thanh Tùng, trong ngân sách đầu tư chung cho giáo dục, việc đầu tư cho giáo dục đại học có ý nghĩa quan trọng, bởi đây là bậc học đào tạo nhân lực lao động, sản xuất, nghiên cứu ở trình độ cao. Ông Võ Thanh Tùng cũng cho rằng, đầu tư vào giáo dục đại học là con đường ngắn nhất giúp đất nước hội nhập quốc tế, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế.

Còn nhớ, tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã phát biểu chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế, chính sách, trong đó ưu tiên xây dựng Luật Nhà giáo. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 và sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên phù hợp; có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non…

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách

Nhìn từ thực tế, Nghị quyết số 29 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự mở đường cho đổi mới giáo dục, thể hiện tầm nhìn cho sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước. Cho tới thời điểm này, rất nhiều nội dung quan trọng vẫn đang là quyết sách mang tính chiến lược. Do vậy, trong bối cảnh mới hiện nay, ngành Giáo dục đào tạo cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, nhất là tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho ngành Giáo dục phát triển nhanh hơn. 

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29,  bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cũng đã nêu ý kiến, cần xem xét ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ cho các trường có mô hình bán trú dân nuôi, nội trú, trường có đông học sinh DTTS vùng khó khăn; mở rộng trường hợp thụ hưởng Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một cuộc đổi mới có chiều sâu toàn diện vì vậy cần có lộ trình cụ thể
Đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, là một cuộc đổi mới có chiều sâu toàn diện, vì vậy cần có lộ trình cụ thể

Đồng thời xem xét, hỗ trợ các tỉnh khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ban hành cơ chế chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. 

"Đối với Kon Tum, bổ sung chỉ tiêu biên chế còn thiếu cho ngành giáo dục tương ứng với sự gia tăng quy mô học sinh và không cắt giảm 10% số lượng người làm việc cơ học trong đơn vị sự nghiệp", bà Y Ngọc đề xuất.

Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lai Châu cũng nêu quan điểm, để việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cần có chính sách đặc thù phù hợp với thực tế địa phương. Cần có chính sách tiền lương mới phù hợp đối với giáo viên nói chung, tạo sự thu hút và động lực cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác trong ngành Giáo dục. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ riêng đối với giáo viên công tác tại các tỉnh miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS để tạo sự thu hút và động lực cho giáo viên công tác.

Cần có chế độ chính sách ưu tiên để thu hút giáo viên đến vùng khó
Cần có chế độ chính sách ưu tiên để thu hút giáo viên đến vùng khó

Vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là yêu cầu cấp bách để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, là một cuộc đổi mới có chiều sâu toàn diện và triệt để nhất so với lần đổi mới trước đây, khác về tư tưởng chỉ đạo, nhằm phát triển toàn diện con người. 

Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cũng cho rằng, việc đổi mới giáo dục, “lấy người học làm trung tâm” và nội dung sách giáo khoa đóng vai trò là học liệu, tiệm cận với xu thế chung của thế giới. Do vậy, vẫn kiên định thực hiện mục tiêu trên và vừa làm vừa điều chỉnh. Đồng thời, cần có lộ trình cụ thể, phù hợp với đặc thù của từng vùng, miền, đối tượng học sinh và đặc biệt là đối tượng học sinh đồng bào DTTS và miền núi

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 2 giờ trước
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Sáng 9/5, cây đa hơn 100 năm tuổi, cao hơn 20 mét nằm trên tuyến Quốc lộ 2 (cạnh Km 0 Hà Giang) qua địa bàn thành phố Hà Giang bất ngờ bật gốc, ngã ra đường, khiến người dân và khách du lịch tiếc nuối.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 2 giờ trước
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 2 giờ trước
Ông Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.