Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29: Tháo gỡ hạn chế để đổi mới thực chất, hiệu quả (Bài 2)

Thúy Hồng - 06:19, 17/12/2023

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Để thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục thực chất, hiệu quả hơn cần thêm những cơ chế, chính sách tạo đòn bẩy cho giáo dục phát triển toàn diện.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 vẫn còn những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 vẫn còn những tồn tại, hạn chế

Đổi mới chưa đồng bộ

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Nhưng trong 10 năm qua, việc thể chế hóa Nghị quyết 29-NQ/TW còn chậm, thiếu tính đồng bộ và liên thông giữa các chính sách liên quan với các chính sách mới về giáo dục và đào tạo; thiếu các cơ chế, chính sách ưu tiên cho giáo dục và đào tạo, chưa thể hiện được quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo còn hạn chế; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chưa được tham gia nhiều trong việc thẩm định, phân bổ kinh phí và tuyển dụng viên chức, bổ nhiệm viên chức quản lý trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thừa nhận: Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có nơi phân bố chưa hợp lý, còn tình trạng thiếu trường, lớp giáo viên. Việc Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chậm tiến độ 2 năm, chưa hoàn thành được mục tiêu miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi trước năm 2020. Đặc biệt là việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới còn gặp nhiều khó khăn; chưa hoàn thành mục tiêu thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.

Cơ cấu, số lượng đội ngũ giáo viên còn bất cập. Vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; chất lượng đội ngũ chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Chính sách, chế độ đãi ngộ còn bất cập, chưa hấp dẫn, khó thu hút, giữ chân đội ngũ giáo viên, nhất là nhân lực chất lượng cao ở các thành phố lớn hoặc các địa bàn khó khăn.

Cụ thể như tại Hà Giang, theo quy định, định mức giáo viên ở bậc học mầm non là 2,2 giáo viên/lớp, nhưng tỉnh Hà Giang hiện mới có 1,3 giáo viên/lớp; tiểu học mới có 1,31 giáo viên/lớp, cho nên việc thực hiện học hai buổi/ngày mới đạt 51,1%.

Do thiếu trang thiết bị nhiều trường ở miền núi phải dạy "chay" môn tin học.
Do thiếu trang thiết bị nhiều trường ở miền núi phải dạy "chay" môn tin học.

Để khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ tại các địa phương, Hà Giang đã phải bố trí giáo viên cấp THPT giảng dạy một số tiết ở các môn còn thiếu cấp THCS, giáo viên THCS dạy một số tiết ở các môn còn thiếu cấp tiểu học; phân công giáo viên dạy liên trường ở các trường gần nhau, giao thông thuận lợi, hợp đồng thỉnh giảng giáo viên đối với số lượng còn thiếu và chưa tuyển dụng.

Bên cạnh việc thiếu đội ngũ giáo viên, thì mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có nơi phân bố chưa hợp lý, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư và miền núi.

Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Mặc dù môi trường giáo dục từng bước được cải thiện, chất lượng đào tạo được nâng cao. Tuy nhiên, cơ sở vật chất trường lớp học chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều điểm trường, lớp ghép, 730 điểm trường lẻ, 694 lớp ghép, thiết bị dạy học chưa được trang bị kịp thời, vẫn còn tình trạng thiếu 649 giáo viên so với định biên và 1029 giáo viên so với định mức quy định.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có hơn 37.600 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, với tổng số hơn 606.000 phòng học. Tuy nhiên chỉ có hơn 571.000 phòng học được kiên cố hoá, đạt tỷ lệ 85% so với tổng số phòng học trên cả nước. 

Cấp học mầm non có tỷ lệ phòng học kiên cố hoá thấp nhất, chỉ đạt hơn 79%. Tính theo từng vùng miền, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ phòng học kiên cố hoá thấp nhất. Bên cạnh đó, còn có hiện tượng thiếu phòng học cục bộ tại các khu vực có mật độ dân cư cao, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Bất cập trong thực hiện chương trình sách giáo khoa mới

Không chỉ thiếu giáo viên, trường lớp mà việc việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện Chương trình GDPT mới và Luật Giáo dục 2019, có 3 bộ sách giáo khoa khác nhau được phê duyệt để dùng chính thức trong nhà trường phổ thông. 

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”, là hướng đi đúng, để đa dạng hóa cách tiếp cận, mời gọi nhiều nhà khoa học, nhà giáo cùng viết sách, khuyến khích giáo viên chủ động tìm tòi, sáng tạo trong dạy học. Tuy nhiên, cũng bộc lộ những hạn chế gây khó khăn cho việc dạy và học tại cấp THPT. Vấn đề lựa chọn sách giáo khoa cũng có nhiều bất cập.

Theo cô Nguyễn Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Sông Lô (tỉnh Tuyên Quang) cho rằng, qua thực tế qua quá trình nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa của lớp 10 và 11, giáo viên nhận thấy, bên cạnh những sách phù hợp với học sinh, điều kiện của trường, cũng có sách không phù hợp.

Đặc biệt, chất lượng một số sách giáo khoa của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn hạn chế. Một số sách giáo khoa có nội dung chưa phù hợp với học sinh, còn khó, kiến thức nặng.

Vấn đề lựa chọn sách giáo khoa cũng có nhiều bất cập
Vấn đề lựa chọn sách giáo khoa cũng có nhiều bất cập

Việc có nhiều bộ sách giáo khoa tạo ra khó khăn trong khâu đặt hàng, bảo đảm cung ứng sách giáo khoa trước năm học mới. Sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách gây khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận kiến thức.

Vào trung tuần tháng 8/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Theo báo cáo của đoàn giám sát, sách giáo khoa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới được bảo đảm đầy đủ theo đúng lộ trình quy định. Nội dung sách giáo khoa cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, được đổi mới theo hướng tinh giản, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Tuy nhiên, việc thẩm định, tiếp thu, chỉnh sửa một số sách giáo khoa chưa chặt chẽ dẫn tới chất lượng chưa bảo đảm, còn nhiều lỗi, nội dung thiếu chính xác, văn phong chưa chuẩn mực ở nhiều sách giáo khoa, nhất là với sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, Khoa học tự nhiên lớp 6 và Lịch sử lớp 11. Vấn đề nổi cộm khác là giá sách giáo khoa theo chương trình mới tăng cao gấp 2-4 lần giá sách giáo khoa chương trình cũ.

Rõ ràng từ thực tế triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì bên cạnh những thành quả tích cực thì còn nhiều vướng mắc bất cập, đặc biệt là ở vùng DTTS và miền núi. Để công tác đổi mới đạt hiệu quả hơn nữa cần thêm những cơ chế chính sách để tạo đòn bẩy cho giáo dục phát triển.

Bà Nguyễn Thị Sửu, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế Thực cho rằng, để giáo dục miền núi, vùng DTTS phát triển thì các cấp, các ngành cần tăng nguồn đầu tư cho công tác phát triển giáo dục; có những chính sách đãi ngộ thu hút người giỏi đến công tác, cống hiến cho giáo dục miền núi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách pháp luật về giáo dục căn cốt, tổng thể, toàn diện để làm nền tảng pháp lý phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong từng giai đoạn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lung linh “phố núi” A Nôr

Lung linh “phố núi” A Nôr

Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành giờ đây được trang hoàng lung linh như một khu phố nhỏ trên miền núi rừng hoang sơ.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 2 giờ trước
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 5 giờ trước
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 5 giờ trước
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.