Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo mặt nạ gỗ

PV - 10:35, 19/02/2020

Các dân tộc vùng Tây Nguyên - Trường Sơn và vùng Tây Bắc đến nay vẫn còn bảo lưu kho tàng nghệ thuật tạo hình hết sức đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm điêu khắc gỗ.

Những tác phẩm điêu khắc gỗ trang trí nhà ở, nhà làng, nhà mồ, cổng làng, làm đạo cụ để cúng bái, nhảy múa trong các lễ hội... mang tính nghệ thuật cao và gắn bó chặt chẽ với đời sống tâm linh của đồng bào. Trong đó, những chiếc mặt nạ gỗ gắn với cơ thể, gương mặt của con người, là phục sức rất độc đáo, huyền bí.

Các dân tộc Bahnar, J’rai, Xê Đăng... ở vùng Bắc Tây Nguyên thường bôi phẩm màu, đeo mặt nạ hóa trang trong lễ hội. Mặt nạ được làm bằng một loại gỗ mềm và nhẹ, thể hiện những bộ mặt kỳ dị, quái đản. Bên cạnh bộ trang phục truyền thống, trong lễ hội cộng đồng thường xuất hiện vài người với bộ y phục khác lạ, ngộ nghĩnh: đeo mặt nạ, mặc áo lá chuối khô, hòa lẫn trong nhóm biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa rối, múa trống, múa chiêng...

Họ sắm vai hề, diễn trò, làm cho không khí ngày hội sôi nổi hẳn lên. Với bộ trang phục này họ được hóa trang trở thành người rừng thời viễn cổ. Động tác biểu diễn của những người đeo mặt nạ luôn cuốn hút người xem bằng những cử chỉ bất ngờ, vui nhộn. Trong lễ bỏ mả, những người mang mặt nạ vừa đánh chiêng vừa nhảy múa xung quanh nhà mồ. Mặt nạ trong lễ đâm trâu khác với mặt nạ trong lễ bỏ mả. Lễ hội bỏ mả của người Ba Na luôn có những con rối (brim, bram) được làm bằng lá chuối khô phủ khắp người đeo mặt nạ, dáng đi khệ nệ. Trước đây, đồng bào thường bôi phẩm màu lên da mặt người để hóa trang trong lễ hội, về sau cách thức trang điểm này ít thấy xuất hiện mà thay vào đó là những chiếc mặt nạ bằng gỗ.

Những chú hề đeo mặt nạ nhảy múa trong lễ hội của dân tộc J'rai.
Những chú hề đeo mặt nạ nhảy múa trong lễ hội của dân tộc J'rai.

Người Cơ Tu ở núi rừng Trường Sơn sử dụng mặt nạ phổ biến hơn các tộc người khác. Họ chạm trổ những chiếc mặt nạ từ một đoạn cây gỗ có chiều rộng từ 20 – 25 cm, chiều dài từ 30 – 35 cm. Các nghệ nhân lão luyện, thợ điêu khắc tài giỏi nhất mới làm được mặt nạ. Chỉ với một đường khoét lõm ở đuôi mắt, một đường cong trên má là đủ để thể hiện được tính cách của chiếc mặt nạ: hung dữ hay hiền lành. Nghệ thuật làm mặt nạ của người Cơ Tu có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tài nghệ gọt đẽo và sử dụng sắc màu để tạo nên một chiếc mặt nạ hoàn hảo. Màu trắng, đỏ, đen là những màu chính thường dùng trong hội họa truyền thống của tộc người và cũng là sắc màu cơ bản thể hiện trên mặt nạ.

Người Cơ Tu có hai loại mặt nạ cơ bản: loại dữ ác và loại hiền lành. Một mặt nạ thể hiện tính cách hung dữ thì thoạt nhìn đã toát lên nỗi lo sợ, khiếp đảm cho người xem. Người Cơ Tu tin rằng những khuôn mặt đó là hiện thân của những kẻ ác, có khuôn mặt không giống như con người bình thường mà mang dung mạo, chân tướng của ma xấu, quái vật thật ghê gớm, đáng sợ, gần giống với mặt Kala ở chân tháp G1 của khu tháp Chàm Mỹ Sơn. Trước đây, loại mặt nạ này được các chiến binh dùng trong các cuộc chiến đấu với kẻ thù. Đối lập với mặt nạ dữ là dạng mặt nạ hiền. Khi nhìn loại mặt nạ này ta thấy hiện rõ nét thân thiện, gần gũi. Để tạo ra khuôn mặt hiền, người ta không tô vẽ nhiều màu sắc mà đục đẽo một cách chân phương, mềm mại, ánh lên nét nhân từ, tươi vui, gần gũi, là hiện thân của những gương mặt tích cực, mang lại niềm thương yêu, tin cậy cho đồng bào như già làng nhân từ, tốt bụng, thanh niên đứng đắn, giỏi giang…

Chiếc mặt nạ gỗ với dung mạo hiền lành, tươi vui của dân tộc Cơ Tu.
Chiếc mặt nạ gỗ với dung mạo hiền lành, tươi vui của dân tộc Cơ Tu.

Với người Dao, mặt nạ là vật gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng, thể hiện sức mạnh huyền bí, có thể xua đuổi được tà ma ác xấu, đem lại sự bình yên cho mọi nhà. Mặt nạ gỗ của người Dao Tuyển, Dao Họ được làm từ gỗ cây sung hoặc cây thố bởi loại gỗ này mềm nên dễ tạo hình và nhẹ, không làm người sử dụng bị vướng và mỏi khi đeo lên mặt trong thời gian dài. Người ta khoét rỗng bên trong mỏng khoảng 1 cm để úp vào mặt rồi mới đục mắt mũi, miệng và dán râu dê lên trán, đầy khắp khuôn mặt, phía trên đỉnh đầu có cái sừng nhọn. Người chế tác sử dụng kỹ thuật đục, đẽo, làm bóng gỗ… tạo cho chiếc mặt nạ có khuôn mặt giống một vị thánh, thần như trong sách cổ người Dao đã ghi chép.


Mặt nạ khi được người thầy chế tác, tạo hình sẽ là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Những bộ phận chính trên mặt nạ như: mắt, mũi, miệng và cả những chi tiết khác như trán, má, cằm... được cách điệu với đường nét tạo hình hết sức hoang sơ. Mặt nạ thường được dùng trong các nghi lễ cấp sắc của người Dao. Mặt nạ còn là đạo cụ để múa nhảy trong lễ hội. Thầy cúng đeo mặt nạ, phía sau đầu buộc ảnh ông thần Sán Cô vừa đi vừa múa các động tác mang tính chất phồn thực, trêu ghẹo các cô gái, đàn ông…

Mặt nạ gỗ được xem như là một vật phẩm liên quan đến thần linh, được sử dụng trong các lễ hội có liên quan đến thần linh. Ngày nay, mặt nạ gỗ là hiện vật dân tộc học mà người chơi cổ vật thích được sở hữu trong bộ sưu tập của mình. Vì thế, mặt nạ gỗ của các dân tộc ít tìm thấy được, chỉ còn lại rải rác một số ở thôn, bản vùng cao. 




Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 08:05, 27/04/2024
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 06:35, 27/04/2024
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 06:15, 27/04/2024
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.