Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo gà tàu chút chít

PV - 10:30, 31/07/2018

Cách đây vài hôm, tôi tình cờ đọc được tùy bút “Cơn bấc tinh nghịch” của tác giả Hoàng Công Tâm. Tùy bút có đoạn da diết nhớ về con gà tàu chút chít của thời thơ dại: “Nhớ món đồ chơi quê mùa mà bà đã mua về cho mỗi đứa cháu mỗi lần bà đi chợ tỉnh, những con gà bằng đất sét vừa biết gáy ò ó o đánh thức mọi người trong buổi bình mình, vừa biết cục ta cục tác gọi đàn con nhỏ đến thưởng thức miếng mồi ngon vừa kiếm được. Ôi! Nhớ làm sao cái con gà tàu chút chít của một thời thơ dại”.

Nghệ nhân duy nhất của làng

Lần theo tùy bút của Hoàng Công Tâm, tôi về làng An Thạnh tìm hiểu nghề làm gà tàu chút chít là sản phẩm đặc trưng của vùng đất này với nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Gà tàu chút chít được làm bằng đất sét phát ra âm thanh rộn rã của đàn gà gọi nhau được nhiều thế hệ trẻ em thích thú. Anh Nguyễn Hữu Phương là nghệ nhân duy nhất còn gắn bó với nghề làm gà tàu chút chít, sản phẩm văn hóa dân gian độc đáo của vùng đất An Thạnh xưa.

gà tàu chút chít Anh Nguyễn Hữu Phương gắn bó với nghề làm gà tàu ở An Thạnh.

Anh Nguyễn Hữu Dục, Trưởng Ban quản lý thôn An Thạnh 2 cho biết làng An Thạnh có lịch sử trên 300 năm thành lập, phát triển. Thuở xưa, ông bà từ các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên đến đây lập nghiệp mang theo rất nhiều nghề truyền thống tinh xảo như dệt chiếu, làm lò, chế tác gốm. Có lẽ nghề làm gà tàu chút chít bằng đất cũng đã đồng hành cùng với lịch sử hình thành và phát triển của làng An Thạnh.

Trong ngôi nhà nhỏ hẹp của anh Phương bày bề bộn sản phẩm gà tàu trong những chiếc thúng tre, trên cánh nan bao che quạt điện. Người nghệ nhân 49 tuổi đời đã có 35 năm gắn bó với nghề làm gà tàu cho biết, từ năm lên 14 tuổi đã bị tiếng kêu của những con gà tàu làm “mê hoặc”. Anh theo ông Huỳnh Hoa là nghệ nhân chế tác gà tàu nổi tiếng ở An Thạnh học nghề. Tròn một năm được ông Hoa tận tình truyền nghề từ ủ đất đến làm khuôn, làm kèn, lắp đầu vào thân, cân chỉnh âm thanh, dán giấy, trang trí con gà tàu hoàn chỉnh. Tôi hỏi vì sao có tên gọi gà tàu chút chít, nhưng nghệ nhân Nguyễn Hữu Phương cũng không rõ, chỉ biết từ ngày xưa ông bà gọi “gà tàu chút chít” rồi bà con thôn xóm truyền lại tới ngày nay.

Độc đáo gà tàu chút chít

Cả vùng đất An Hải rộng lớn nhưng chỉ có mỏ đất sét cuối Sông Lu mới làm được gà tàu không bị nứt, âm thanh ấm áp. Đất sét lấy về lọc bỏ tạp chất đưa vô lu sành ủ nửa tháng cho thật nhuyễn mới đưa ra cho vô khuôn thạch cao gồm bốn mảnh có hình dạng đầu gà và đuôi gà. Sau khi đất ráo lấy ra hong gió rồi ghép 4 mảnh thành phần đầu gà và đuôi gà. Phần đầu gà lắp chiếc kèn bằng ống trúc nhỏ như đầu đũa được lấy từ rừng Phước Chiến (Thuận Bắc). Chiếc kèn dài khoảng 3cm, đầu lắp lưỡi gà khi thổi phát ra tiếng kêu. Giữa phần đầu gà và đuôi gà được kết nối bằng hai lớp giấy dày có độ co giãn, khi kéo tạo ra tiếng kêu “tục…tục” của gà mái. Trên phần đuôi khoét lỗ tròn nhỏ khi thổi tạo nên tiếng gáy của gà trống. Đây là nét độc đáo của âm thanh con gà tàu vừa phát ra tiếng kêu của gà mái vừa phát ra tiếng gáy của gà trống tùy theo cách sử dụng của người chơi.

gà tàu chút chít

Anh Phương chia sẻ: “Tuy được làm bằng đất sét giống nhau nhưng mỗi con gà tàu thành phẩm có một tiếng kêu khác nhau, không con nào giống con nào. Trong hàng trăm con gà đất có một vài con “đầu dòng”, khi thổi con gà “đầu dòng” cất lên tiếng gáy làm cho đàn gà trong vườn đồng loạt gáy theo. Tôi yêu thích âm thanh rất hay của những con gà đất “đầu dòng” nên thường giữ lại thưởng thức, tạo niềm vui cho mình sau những ngày lao động mệt nhọc”.

Mưu sinh cùng gà đất

Anh Nguyễn Hữu Phương sinh sống cùng mẹ ruột là bà Trần Thị Tím, thợ dệt chiếu giỏi của làng An Thạnh. Khi nghề dệt chiếu mai một, bà Tím ở nhà phụ với con trai làm gà tàu. Hai mẹ con làm một tuần được khoảng 200 con gà tàu thành phẩm, bán với giá 5.000 đồng/con. Anh Phương đạp xe chở gà tàu ra Phan Rang bán dạo cho trẻ em vui chơi ở khu vực Quảng trường 16 tháng 4. Thi thoảng có người định cư nước ngoài về thăm quê hương yêu thích con gà tàu gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ đặt mua vài ba chục con làm quà cho con cháu. Nhiều lúc ở Phan Rang không bán được hàng, anh đóng thùng chở gà tàu vô tỉnh Bình Thuận bán cho trẻ con các làng quê Phan Rí, Chợ Lầu.

baodantoc_ga_tau

“Nghề làm gà tàu truyền thống đang lúc khó khăn do không cạnh tranh được với đồ chơi điện tử đang tràn ngập thị trường. Vì lòng đam mê tiếng gáy, tiếng tục tục của con gà đất từ hồi nhỏ tới bây giờ nên tôi vẫn gắn bó với nghề. Nguồn thu nhập từ nghề làm gà tàu tuy ít ỏi nhưng cũng giúp cho hai mẹ con tôi vui sống qua ngày”, anh Nguyễn Hữu Phương giãi bày.

Tuy được làm bằng đất sét giống nhau nhưng mỗi con gà tàu thành phẩm có một tiếng kêu khác nhau, không con nào giống con nào. Trong hàng trăm con gà đất có một vài con “đầu dòng”, khi thổi con gà “đầu dòng” cất lên tiếng gáy làm cho đàn gà trong vườn đồng loạt gáy theo”.  (Anh Phương)

THÁI SƠN NGỌC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 2 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 2 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 3 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 3 giờ trước
Trong không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ngày này, hoa phượng trên đỉnh đồi A1 bung nở đỏ rực như lửa, để chào đón những người chiến sĩ năm xưa và du khách đến thăm quan, chụp ảnh.
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.