Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điều hành giá xăng dầu: Cần làm rõ lý do "khan" hàng và điều chỉnh cơ chế linh hoạt

Thúy Hồng - 17:14, 22/02/2022

Trong thời gian qua, việc giá xăng dầu tăng đúng như dự đoán. Cứ mỗi khi giá xăng chuẩn bị tăng, các cửa hàng xăng dầu tại nhiều địa phương lại treo biển “hết xăng” hoặc bán cầm chừng. Đây không phải là câu chuyện mới mẻ, mà là hiện tượng đã tái diễn từ nhiều năm qua. Song, vấn đề đáng quan tâm nhất là những hỗn loạn của thị trường xăng dầu trước ngày điều chỉnh.

Giá xăng tăng cao ảnh hưởng đến đời sống của người dân và doanh nghiệp vận tải
Giá xăng tăng cao ảnh hưởng đến đời sống của người dân và doanh nghiệp vận tải

Khi nguồn cung khan hiếm

Sau ngày 11/2, giá xăng bán lẻ trong nước đã vượt 25.000 đồng/lít, lên mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Những tưởng sau ngày 11/2, khi giá xăng RON 95 lao lên mốc kỷ lục hơn 25.000 đồng/lít, thì thị trường xăng dầu sẽ "nguội" bớt. Nhưng không, doanh nghiệp vẫn bán nhỏ giọt, kêu trời khi giá dầu thế giới vẫn đang tăng cao. Dự kiến trong chu kỳ tăng giá tiếp theo, giá xăng vẫn tăng cao.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới đang tiếp tục biến động hướng tăng giá, cộng thêm nguồn cung khan hiếm, do ảnh hưởng căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine, lạm phát tăng cao tại nhiều nước lớn như Mỹ, Trung Quốc...

Giá xăng dầu thế giới tăng, thì Việt Nam cũng sẽ tăng. Hiện Việt Nam đã tự chủ hơn về nguồn cung xăng dầu. Nhà máy lọc dầu Bình Sơn, Nghi Sơn bảo đảm sản xuất, tiêu thụ trong nước khoảng 70%, còn 30% nhập khẩu nước ngoài. Tuy nhiên, cả nhà máy Bình Sơn, Nghi Sơn vẫn phải nhập dầu thô từ nước ngoài về chế biến.

Theo quy định, thương nhân phân phối phải dự trữ nguồn cung 20 ngày, nhưng lo rủi ro về giá xuống, chi phí tài chính..., không ít cơ sở chỉ "bán sang tay" để kiếm lời. Khi nguồn cung khan hiếm, các doanh nghiệp đầu mối chỉ bảo đảm được hàng cho hệ thống của mình. Kéo theo, các thương nhân phân phối thiếu hàng để bán cho các cửa hàng, đại lý của mình. Chưa kể, họ cũng đang lỗ, nên cắt giảm chiết khấu cho cửa hàng về 0, thậm chí âm. Kết quả là, các cửa hàng, cây xăng lại thêm lỗ và không muốn bán.

"Có sự không đồng đều về nguồn cung giữa các doanh nghiệp đầu mối. Và khan hiếm nguồn, găm hàng xảy ra phần lớn trong mạng lưới của doanh nghiệp đầu mối nhỏ, thương nhân phân phối", ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu nhận xét. Ông Bảo cho rằng, cơ quan quản lý cần làm rõ đứt nguồn hàng ở đâu, khan chỗ nào và cần xử lý mạnh tay với trường hợp này.

Hiện, hệ thống thương nhân đầu mối, phân phối xăng dầu, cũng như các tổng đại lý, đại lý phát triển mạnh. Việc có quá nhiều trung gian khiến quản lý điều hành gặp khó.

Góp ý về kịch bản cung ứng, điều tiết để tránh đứt đoạn nguồn cung xăng dầu thời gian tới, ông Bảo lưu ý, Liên bộ Công Thương - Tài chính cần có ngay giải pháp tổng thể, vì "chưa biết được tình hình sẽ như thế nào, khi nguồn tài chính cấp cho Nghi Sơn chỉ giúp nhà máy này hoạt động bình thường tới tháng 5".

Theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội thì, Liên bộ Công Thương - Tài chính cần có ngay giải pháp tổng thể. Trong đó, Bộ Công Thương cần bảo đảm nguồn cung, bằng cách nâng công suất nhà máy trong nước lên. Khi giá thế giới đang lên mà cung trong nước lại giảm là bất cập. Còn Bộ Tài chính cũng cần tính toán, có kiến nghị, giải pháp về việc giảm thuế nhập khẩu để doanh nghiệp giảm chi phí, hạ nhiệt giá cả. Hai bộ cần phối hợp linh hoạt trong vấn đề này.

Cần linh hoạt trong điều chỉnh giá xăng dầu
Cần linh hoạt trong điều chỉnh giá xăng dầu

Cần linh hoạt trong điều hành

Trong điều hành giá xăng dầu, để giá mặt hàng này tiệm cận thế giới, tránh gây khó hay quá thiệt thòi cho doanh nghiệp. Khi giá xăng dầu thế giới đang ở mức cao, Chính phủ đã yêu cầu sử dụng Quỹ bình ổn, giữ mức tăng giá thấp hơn mức tăng thế giới để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng Quỹ bình ổn, cũng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn để chống sốc, chứ không thể kéo dài.

Đặc biệt, khi quỹ bình ổn có hạn, thì phải tính toán đến các phương án điều hành linh hoạt hơn. Đặc biệt, trong trường hợp diễn biến giá quá cao và phức tạp, trên 100 USD/thùng, chắc chắn phải sử dụng các công cụ khác như thuế, phí.

Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): "Nếu để giá tăng cao quá, sẽ làm vô hiệu hóa một số công cụ, chính sách hỗ trợ đang áp dụng để phục hồi tổng thể kinh tế. Đó là công cụ thuế, phí mà nhiều năm chúng tôi đã kiến nghị như, việc giảm thuế môi trường với xăng sinh học, các khoản phí phù hợp. Các chính sách thuế phí với xăng dầu cần rõ nét hơn".

Trên cơ sở báo cáo Chính phủ và được đồng ý về thời điểm điều hành giá linh hoạt hơn, ông Đông cho biết, sẽ phối hợp chặt với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) để điều hành giá xăng dầu. Trong đó, phương án điều hành thời gian tới sẽ để ngỏ thời điểm điều hành. Bộ Công thương sẽ lựa chọn cho phù hợp, bảo đảm sát hơn với thị trường, tạo nguồn, đỡ gây áp lực cho doanh nghiệp.

Ông Đông nhấn mạnh, sẽ làm nghiêm để yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về dự trữ, bán hàng và không có tâm lý găm hàng, hay là hạn chế bán ra.

Bên cạnh đó, giải pháp Quỹ bình ổn xăng dầu cũng hay được đề cập, nhưng quỹ này chỉ có thể vận dụng ở một mức độ rất hạn chế, nên cách tốt nhất vẫn là tìm cách tiết kiệm, nâng hiệu quả của lĩnh vực vận tải. 

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, vừa qua, Chính phủ đã ban hành gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023 trị giá 350.000 tỷ đồng. Đây được xem là một gói kích thích khá mạnh, để hỗ trợ nền kinh tế nói chung. Bộ sẽ đề nghị được sử dụng quỹ dự trữ xăng dầu quốc gia, trong điều kiện nguồn cung ở thời điểm nào đó gặp khó khăn. 

Về lâu dài, Bộ này sẽ kiến nghị nâng mức dự trữ xăng dầu bằng hiện vật (thay vì bằng tiền), để bảo đảm không bị đứt gãy nguồn cung với mặt hàng chiến lược này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.