Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điểm nghẽn trong phục dựng lễ hội

Hồng Minh - 10:53, 12/04/2021

Câu chuyện thiếu kinh phí để bảo tồn, phục dựng lễ hội không mới, bởi trên thực tế bao năm qua, vấn đề này đã được đề cập đến rất nhiều nhưng hầu như vẫn chưa có được một giải pháp thỏa đáng. Trong khi đó, nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào các DTTS đứng trước nguy cơ bị mai một hoặc “xóa sổ”, việc bảo tồn, phục dựng đang là yêu cầu bắt buộc.

Việc phục dựng lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của đồng bào các DTTS (Trong ảnh: Nghi lễ cúng thần Rừng đầu nguồn của dân tộc Mông đến từ huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang được tái hiện)
Việc phục dựng lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của đồng bào các DTTS (Trong ảnh: Nghi lễ cúng thần Rừng đầu nguồn của dân tộc Mông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang )

Nan giải kinh phí phục dựng

Theo chia sẻ của Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian dân tộcThái- Lương Thị Đại, trước kia, lễ hội Xên Mường- Mường Thanh, tỉnh Điện Biên được tổ chức thường xuyên vào tháng 3, tháng 4 âm lịch. Nhưng theo thời gian, Lễ hội Xên Mường- Mường Thanh dần bị lãng quên. Cho đến khoảng chục năm trở lại đây, ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên đã phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức phục dựng lễ hội Xên bản tại một số bản văn hóa, song chỉ giới hạn trong phạm vi hành chính của một bản, mà không quy tụ người dân toàn vùng như Xên Mường ngày trước. Ở các dân tộc khác, lễ hội truyền thống cũng dần mai một, thậm chí có nguy cơ mất hẳn.

Còn vài năm gần đây, khi Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 được triển khai, tỉnh Điện Biên được hỗ trợ 100 đến 200 triệu đồng/năm để tổ chức, phục dựng trình diễn lễ hội. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên mỗi năm chỉ tổ chức được 1-2 lễ hội.

Ông Đặng Trọng Hà, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Điện Biên cho biết: Theo thời gian, đội ngũ nghệ nhân am hiểu về văn hóa dân tộc ngày một ít, vì thế việc bảo tồn phục dựng các lễ hội truyền thống là điều vô cùng quan trọng. Thế nhưng, phục dựng được hay không, là do yếu tố kinh phí quyết định rất lớn. Kinh phí để hỗ trợ đồng bào mua đạo cụ, trang phục dân tộc để tiến hành nghi lễ; hỗ các nghệ nhân cao tuổi truyền dạy cho lớp trẻ các nghi thức hành lễ, các điệu múa, bài hát dân gian có sử dụng trong lễ hội… Đồng thời, nguồn kinh phí hạn hẹp sẽ chỉ tổ chức lễ hội ở quy mô nhỏ.

Còn tại tỉnh Hà Giang, câu chuyện thiếu kinh phí để phục dựng, tổ chức lễ hội cũng không tránh khỏi khi “tài sản” các lễ hội vô cùng phong phú, nhưng số lượng lễ hội sống được trong đời sống hằng ngày, thì lại rất khiêm tốn.

Hiện nay, Hà Giang có khoảng gần 60 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Nhưng, thực tế chỉ phục dựng được gần 20 nghi lễ và lễ hội truyền thống như: Lễ Cấp sắc, Nhảy lửa của dân tộc Dao, Lễ Gầu Tào của dân tộc Mông, Lễ Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, Lễ cúng bản của dân tộc Bố Y, Nghi lễ cúng rừng của dân tộc Phù Lá, Lễ cúng cơm mới của dân tộc La Chí, Múa trống của đồng bào dân tộc Giáy…

Với thực tế trên, có thể thấy, nguồn kinh phí để tổ chức, phục dựng lễ hội chính là một trong những yếu tố quyết định.Điều này đã được chứng minh không chỉ ở Điện Biên hay Hà Giang mà có lẽ còn ở nhiều bản làng khác.

Đừng để cái đẹp chỉ sống trong hoài niệm 

Việc kinh phí hạn hẹp tác động đến công tác bảo tồn, phục dựng lễ hội đã được các cơ quan quản lý nhìn ra từ lâu. Nói đi thì cũng nói lại, nguồn kinh phí tuy hạn hẹp nhưng còn hơn là không có.

Nguồn kinh phí quyết định đến quy mô, thời gian, số lượng người tham gia…khi phục dựng lễ hội (Trong ảnh: tái hiện nghi thức Mừng lúa mới đồng bào dân tộc Ba Na huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai)
Nguồn kinh phí quyết định đến quy mô, thời gian, số lượng người tham gia…khi phục dựng lễ hội (Trong ảnh: Tái hiện nghi thức Mừng lúa mới đồng bào dân tộc Ba Na huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai)

Cụ thể, trong năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn 7 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số để phục dựng, bảo tồn gồm: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái; Lễ hội truyền thống dân tộc Stiêng tỉnh Bình Phước; Lễ hội truyền thống dân tộc Si La, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia Rai, tỉnh Kon Tum. Đây là tiêu chí thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020.

Thông qua lễ hội, các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được phát huy, các yếu tố văn hóa mới, tiến bộ được lồng ghép nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc. Hoạt động này, cũng góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào DTTS, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.

Trong quá trình triển khai, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng lưu ý rằng, các lễ hội phục dựng phải được diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm.

Tính đến thời điểm hiện tại, Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc, thế nhưng vẫn còn nhiều lễ hội chưa được "sống dậy" cùng đồng bào hay vẫn còn đang trong ký ức của những bậc cao niên. Câu hỏi đặt ra lúc này chính là, đến bao giờ, câu chuyện kinh phí mới không còn là yếu tố quyết định. Thiết nghĩ, nếu không phục dựng lễ hội vào lúc này, thì liệu trong tương lai những nghệ nhân, những già làng hiểu về lễ hội còn sống để thực hành lễ hội hay không?.

Hi vọng rằng, trong thời gian tới, khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 triển khai thực hiện, thì những lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ được quan tâm, đầu tư đúng mức. Cùng với đó là những nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc cũng sẽ được sống cùng thời gian.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Ngày vui thống nhất non sông

Ngày vui thống nhất non sông

Sự kiện - Bình luận - PV - 4 giờ trước
Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.