Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đi ra khỏi rừng để thoát nghèo

An Yên - CTV - 06:48, 08/04/2024

Rời đất Con Cuông (Nghệ An), chúng tôi cứ mãi nghĩ suy về câu chuyện những người trẻ Đan Lai rời núi, vượt rừng sang xứ người mưu sinh, tìm cách thay đổi cuộc sống. Đó cũng là điều đáng mừng về sự chuyển biến nhận thức, sự nỗ lực, quyết tâm để thay đổi cuộc sống của lớp trẻ...

Một góc bản Thạch Sơn xã Thạch Ngàn huyện Con Cuông
Một góc bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông

Chúng tôi đã có khá nhiều bài viết về người Đan Lai, với những hủ tục lạc hậu; với những đói nghèo, khốn khó của một vùng đất nằm giữa vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát – nơi định cư lâu đời nhất của người Đan Lai. Ở nơi đó có những người Đan Lai chưa hề đi ra khỏi rừng. Và ngay cả những người rời rừng sâu, ra định cư ở bản làng nằm sát với cộng đồng người Thái, tiếp xúc nhiều hơn với cuộc sống bên ngoài, thì cuộc sống vẫn còn bộn bề khó khăn…

Hiện nay, có một bộ phận người Đan Lai sinh sống tái định cư ở nhiều bản làng, thuộc các xã Môn Sơn, Thạch Ngàn… Được hỗ trợ xây dựng nhà ở, được cấp đất; hỗ trợ cây con giống… nhưng cuộc sống của người Đan Lai vẫn rất vất vả. Vì đói, nghèo… người Đan Lai tứ tán mưu sinh. Tại nhiều bản làng như Thạch Sơn, Kẻ Tắt (xã Thạch Ngàn), Cửa Rào, Tân Sơn (xã Môn Sơn), 100% người dân Đan Lai còn là hộ nghèo, cận nghèo.

Hôm nay, câu chuyện của nhiều người trẻ Đan Lai rời núi, vượt rừng đi xuất khẩu lao động đã cho chúng tôi nhiều cảm xúc. Nhưng, cảm xúc của những người thân có con em đi xuất khẩu lao động thì chúng tôi mãi không thể đo đếm hết.

Ông Lê Văn Thắng ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn vẫn không thể quên khoảnh khắc ngày đứa con cả Lê Anh Đức dứt áo đi làm thuê. Tiễn biệt người con sang xứ người làm thuê, trong lòng ông cũng có bao nỗi băn khoăn canh cánh, nhưng tự đáy lòng còn là niềm trông mong, hi vọng cứ mãi lớn đầy theo năm tháng.

Ông Lê Văn Thắng (thứ 2 trái sang) ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn vẫn không thể quên khoảnh khắc ngày đứa con cả Lê Anh Đức dứt áo đi làm thuê - ảnh CTV
Ông Lê Văn Thắng (thứ 2 trái sang) ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn chia sẻ về việc đứa con cả Lê Anh Đức quyết tâm đi xuất khẩu lao động để thoát nghèo - ảnh CTV

Ông Thắng bộc bạch: Tôi thì đau yếu quanh năm, mọi chi tiêu của gia đình đều nhờ vào công việc đi làm thuê của vợ. Cuối năm 2021, nhà tôi vay mượn tiền cho thằng cả đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Hơn 1 năm nay, mỗi tháng nó đều gửi về trên dưới 10 triệu đồng đấy, bằng hơn nhiều so với làm lụng cả năm ở quê.

Ông Thắng kể thêm, quanh quẩn mãi không tìm được cách thoát nghèo, cho đến khi nhà tôi được cán bộ bày cách đi xuất khẩu lao động, rồi hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách, cùng với tiền hỗ trợ của nhà nước, vay mượn họ hàng mới đủ chi phí cho cháu đi. Đến nay, nhà tôi đã trả gần hết nợ, giờ chỉ mong cho con làm thêm được mấy năm nữa để sớm thoát nghèo.

Năm 2006, Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, mục tiêu đưa 146 hộ người dân tộc Đan Lai ở hai bản Búng và Cò Phạt ở xã Môn Sơn (Con Cuông) di dời ra khỏi rừng sâu. Năm 2007, đã có 42 hộ dân Đan Lai di dời đến nơi ở mới tại 2 bản Thạch Sơn và Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn. Các hộ khác sau đó cũng di dời đến các điểm tái định cư ở các bản Cửa Rào, Tân Sơn (xã Môn Sơn). Chỉ còn 30 hộ ở lại bản Cò Phạt. Tại nơi ở mới, đồng bào Đan Lai được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố, khang trang, cấp đất sản xuất…


Chung niềm vui có con trai đã đi xuất khẩu lao động, ông La Đình Thám cũng ở bản Thạch Sơn vui vẻ: con tôi là La Văn Trường đã đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan 3 năm, đã về Việt Nam trước Tết nay đang vào Sài Gòn thử tìm việc. Chi phí đi Đài Loan là hơn 140 triệu. Mỗi tháng nó gửi về được khoảng 30 triệu. Cháu nó đi từ năm 2021 đến tháng 4/2023 thì đã trả hết nợ ngân hàng. Nếu không tìm được việc hợp lý, thì nó lại đi xuất khẩu lao động tiếp. Chỉ có thế mới có tiền để nhanh thoát nghèo.

Bản Thạch Sơn có 100% hộ dân Đan Lai, là những hộ tái định cư từ năm 2007 theo Đề án Bảo tồn, phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Với mong muốn thoát nghèo, người Đan Lai ở Thạch Sơn đã tứ tán mưu sinh, trong đó có chuyện sang xứ người làm thuê. 

Bí thư Chi bộ Thạch Sơn Vi Văn Hoà cho biết: Ngoài Lê Anh Đức còn có La Văn Cang, La Văn Trường, Lê Văn Thăng cũng đã đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Ngoài ra, nhiều hộ khác cũng đã có người đi ra ngoài tỉnh để làm thuê.

Chia sẻ về niềm vui của những người dân Đan Lai có thu nhập cao nhờ đi xuất khẩu lao động, ông Lô Thanh Huấn, Chủ tịch UBND xã Thạch Ngàn cho hay: Cả xã có 13 người Đan Lai đi xuất khẩu lao động, nhưng hiện đã về lại Việt Nam 10 người, chỉ còn 3 người đang ở Đài Loan. Đi xuất khẩu lao động nếu chăm chỉ sẽ cho thu nhập khá, mở ra hướng thoát nghèo cho bà con.

Ruộng lúa của người Đan Lai ở bản Thạch Sơn xã Thạch Ngàn
Ruộng lúa của người Đan Lai ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn

Ông Lô Thanh Huấn trăn trở chia sẻ thêm: Xã Thạch Ngàn vẫn còn khoảng hơn 70 hộ nghèo, thiếu đói trên tổng số hơn 1.400 hộ, và chủ yếu tập trung ở 2 bản đồng bào Đan  Lai là Thạch Sơn và Bá Hạ. Mặc dù về tái định cư tại bản Thạch Sơn, người dân Đan Lai được chia đất sản xuất nhưng diện tích ít. Nguồn thu nhập của bà con chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và trồng keo không đủ để thoát nghèo. Sản xuất lúa nước diện tích ít đã đành, lại còn thiếu nước nên cây lúa còi cọc, năng suất thấp. Nhiều người cũng đã rời bản đi làm thuê ngoại tỉnh nhưng do trình độ thấp, học lực chưa hết cấp 2 nên chủ yếu lao động tay chân, cuộc sống vẫn khó khăn.

Trong câu chuyện với những người Đan Lai, chúng tôi được biết, để có được khoản tiền đi xuất khẩu lao động là từ nguồn vay ưu đãi dành cho hộ nghèo, cận nghèo; nguồn hỗ trợ xuất khẩu lao động từ các chương trình, chính sách… Đó sẽ là sự kích cầu rất lớn, để nhiều hơn nữa những người dân Đan Lai ở xã Môn Sơn, Châu Khê và ngay cả Thạch Ngàn mạnh dạn vay vốn xuất ngoại mưu sinh.

Tuy nhiên, điều cốt lõi nhất vẫn là đầu tư cho con em học hành. Nhìn vào những thông tin mà địa phương cung cấp, chúng tôi đã hiểu được phần nào về những khó khăn vẫn cứ bám riết ở vùng đất này. Bởi một thực tế, rất nhiều trẻ em Đan Lai không chịu học cấp 3, thậm chí không học xong cấp 2 đã bỏ học mưu sinh. Với tình trạng này, nhìn vào tương lai thử hỏi, đói nghèo, khốn khó bao giờ mới có thể chấm dứt.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 8 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 8 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 8 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 8 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 8 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 8 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.