Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đề án cấp bò cho người Ơ Đu (Nghệ An): Còn đó những chuyện buồn

Việt Thắng - Khánh An - 10:59, 14/05/2023

124/304 con bò được cấp trong Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho người Ơ Đu ở bản Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), đã bị đem bán hoặc bị chết; Nhiều khu chuồng trại được xây dựng hàng trăm triệu đồng cũng bị tháo dỡ, cùng với đó là 6 cán bộ phải vào vòng lao lý... là những chuyện buồn diễn ra ở địa phương này.

Mái tôn chuồng bò cũng bị tháo dỡ đem bán
Mái tôn chuồng bò đã bị tháo dỡ đem bán

Không còn bò, chuồng trại cũng bị tháo dỡ

Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho người dân tộc Ơ Đu được đầu tư kinh phí lên đến 28,5 tỷ đồng, nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người Ơ Đu. Theo đó, năm 2020, đã xây 67 chuồng bò cho bà con ở bản Văng Môn, với kinh phí hơn 12,6 tỷ đồng, đồng thời cấp 304 con bò cho 77 hộ dân, với giá 15 triệu đồng/con.

Những kỳ vọng lớn về đề án, nhằm góp phần thay đổi đời sống cho bà con đã không còn được nói đến nhiều nữa, khi mà gần một nửa số bò đã không còn, nhiều gia đình tháo dỡ chuồng trại… đem bán.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc Nghệ An, đến nay chưa đầy 3 năm, đàn bò chỉ còn 180 con, còn 124 con đã được người dân đem bán hoặc bị chết do dịch bệnh.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, ông Lo Văn Quỳnh ở bản Văng Môn không hề giấu giếm: Nhà tôi được Đề án cấp 4 con bò. Nhưng do cuộc sống khó khăn nên tôi đã bán đi 2 con để lấy tiền trang trải. Tương tự, ông Lo Văn Tuấn, cũng được cấp 4 con bò, nhưng ngay từ năm 2020, ông này đã bán đi 3 con.

 Hai hộ gia đình khác là ông Lương Văn Tứ và Lương Văn Khái, cũng được cấp mỗi hộ 4 con bò, kiểm tra thì mỗi hộ chỉ còn 1 con. “Nó chết vì bị dịch bệnh” - đó là trả lời của hai ông Tứ và Khái.

Cũng theo các hộ trên, bò được cấp với giá 15 triệu đồng/con nhưng họ chỉ bán với giá từ 5 - 7 triệu đồng/con.

Một hộ dân khác còn đưa ra “cãi lý” với chúng tôi, khi trong chuồng không có con bò nào: “Bò nuôi nhốt nhưng vì không có cỏ cho nó ăn nên phải thả rông vào rừng rồi”.

Tìm hiểu về nguyên nhân bà con bán bò hoặc bò bị dịch bệnh, chết nhiều, chúng tôi được ông Lo Xuân Tình, Bí thư Chi bộ bản Văng Môn, lý giải: Giống bò được mua từ các huyện miền xuôi mang lên nên không phù hợp với địa hình và khí hậu của vùng này, khiến bò bị bệnh và chết. Cách chăn nuôi của người miền núi chỉ dựa vào cỏ, bò không được bổ sung thêm cám và các chất đạm khác, khí hậu cũng rất lạnh vào mùa Đông nên bò kém phát triển.

Cùng nhận định như ông Tình, ông Lô Văn Viên, công chức Địa chính - Nông nghiệp xã Nga My, cho rằng, mỗi gia đình được nhận một lúc 4 con bò là quá nhiều, trong khi nguồn thức ăn không đáp ứng đủ khiến bò bị nhanh sụt cân. Thấy bò sụt cân, gầy, sợ bò chết nên người dân đã phải bán đi.

Bò không còn, nhiều hộ dân đã tháo dỡ mái tôn đem bán hoặc sử dụng vào việc khác. Trong lúc đó, mỗi chuồng bò được đầu tư xây dựng cả trăm triệu đồng, tường gạch xây, mái lợp tôn, có rèm cuốn che chắn…

Theo chính quyền xã Nga My, hiện có 5 hộ tháo dỡ mái và khung chuồng bò đem bán, 8 chuồng bò khác thì đang bỏ hoang.

Chuồng bò thành kho chứa gỗ vì bò đã bị bán
Chuồng bò thành kho chứa gỗ vì bò đã bị bán

Những dư âm… buồn

Ông Vi Mỹ Sơn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cho biết, trước khi nhận nuôi bò, người dân đã ký cam kết không tự ý bán bò, không thả rông, không tự ý chuyển đổi sang trâu hoặc gia súc khác. Theo cam kết, người dân không được bán bò mẹ, chỉ bán bê con để phát triển duy trì đàn và chỉ bán bò mẹ khi đã đẻ được 5 - 6 lứa trở lên. Để người dân bán bò và bán cả chuồng là trách nhiệm thuộc về người dân và chính quyền xã đối với công tác quản lý, vì đề án đã thực hiện xong và đã bàn giao cho địa phương. 

Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho hay, việc quản lý cũng rất khó vì người dân lén lút bán bò, nên chính quyền xã  rất khó kiểm soát. Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có văn bản đề nghị chính quyền xã Nga My tuyên truyền người dân duy trì đàn bò hiện có, cam kết không tiếp tục bán bò được cấp và không được bán chuồng hoặc chuyển đổi công năng chuồng bò.

Trên thực tế, đề án cấp bò và làm chuồng bò, có thể nói là rất tai tiếng. Năm 2020, khi Đề án vừa thực hiện xong, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện sai phạm và đã khởi tố 6 cán bộ. Theo đó, các cán bộ này đã lập khống chứng từ, nâng khống khối lượng để thanh toán, rút tiền của Nhà nước hơn 1,3 tỷ đồng. 

Ngoài ra, tại gói thầu mua sắm thiết bị máy cày phục vụ trồng trọt và chăn nuôi cho người dân Ơ Đu, những người này đã lập khống hồ sơ, đánh tráo mua máy cày Thái Lan thành máy cày của Nhật Bản để thanh toán số tiền chênh lệch hơn 224 triệu đồng.

Còn về việc xử lý những người tự ý bán bò,, ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cho hay, dù người dân đã cam kết không bán bò và chuồng, nhưng sau khi bàn giao, bò và chuồng trại đã trở thành tài sản của người dân. Do đó, việc người dân tự ý bán bò, chuồng trại rất khó xử lý vì không có căn cứ pháp lý nào để xử phạt người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín với chuyển đổi số

Người có uy tín với chuyển đổi số

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 2 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, hỗ trợ để Người có uy tín tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số. Từ đó, nâng cao khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.
Ra mắt HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam

Ra mắt HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam

Thể thao - Minh Thu - 2 giờ trước
Chiều 6/5, Huấn luyện viên (HLV) Kim Sang-sik tham dự buổi lễ ký hợp đồng và ra mắt truyền thông trên cương vị mới: HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam.
Phấn đấu đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển nhanh, bền vững đi đầu cả nước về kinh tế biển

Phấn đấu đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển nhanh, bền vững đi đầu cả nước về kinh tế biển

Tin tức - T.Hợp - 4 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 6 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, vùng Tây Nguyên quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Aston Villa đã gây bất ngờ khi để thua đội bóng đã hết mục tiêu tại mùa giải năm nay Brighton với tỷ số 0-1. Kết quả này khiến cuộc đua Top 4 Ngoại hạng Anh trở lên nóng hơn bao giờ hết.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 8 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 9 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Liverpool tiếp đón Tottenham trên sân nhà Anfield. Hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận đấu kịch tính với cơn mưa bàn thắng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 12 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 12 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.