Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mô hình nâng cao chất lượng dân số các dân tộc có khó khăn đặc thù

Hoàng Thùy - 10:18, 27/11/2023

Thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), cùng với triển khai các hoạt động đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, nhiều địa phương đã và đang triển khai xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản - nơi đông đồng bào các DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung, nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện cho các DTTS có khó khăn đặc thù.

Từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã thay đổi toàn diện.
Từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã thay đổi toàn diện.

Hỗ trợ toàn diện

Bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, là nơi sinh sống của 106 hộ, 526 nhân khẩu đồng bào dân tộc Cống - một trong 4 dân tộc có khó khăn đặc thù của tỉnh Lai Châu. Táng Ngá là một trong 32 thôn bản trên địa bàn tỉnh thuộc diện đầu tư của Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (gọi tắt là Chương trình MQG 1719).

Theo ông Lý Văn Chém,Trưởng bản Táng Ngá, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ đầu tư đường giao thông, điện lưới; hỗ trợ cây con giống để bà con xuất, phát triển kinh tế. Toàn bản hiện có 61 ha ngô, 40 ha lúa nương, 10 ha sắn, 24 ha lúa nước, 40 ha cây gỗ lớn, 140 ha quế. Chăn nuôi chuyển dịch dần sang hướng hàng hóa, với tổng đàn vật nuôi hơn 678 con gia súc, 3.500 con gia cầm, hình thành mô hình chăn nuôi theo nhóm hộ có chuồng trại,...

Nhờ đó, hiện thu nhập bình quân đầu người của bản Táng Ngá đạt 22,5 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực đầu người đạt 432kg/người/ năm, tỷ lệ hộ khá giả của bản đạt 27 %. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã hỗ trợ cho đồng bào dân tộc Cống ở bản Táng Ngá về nhà ở, y tế, giáo dục, gìn giữ văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con Nhân dân trong bản.

Để thúc đẩy phát triển toàn diện đồng bào dân tộc Cống ở bản Táng Ngá nói riêng, của các dân tộc có khó khăn đặc thù trên địa bàn huyện nói chung, thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9, trong tháng 10/2023, UBND huyện Nậm Nhùn đã tiến hành khảo sát xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số ở các thôn bản có đông đồng bào các DTTS có khó khăn đặc thù. Sau khi khảo sát, huyện Nậm Nhùn đã quyết định xây dựng mô hình phát triển thể lực cho đồng bào dân tộc Cống ở bản Táng Ngá, tại Kế hoạch số 2891/KH-UBND ngày 14/11/2023.

Theo ông Vũ Tiến Hóa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn, mô hình phát triển thể lực tại bản Táng Ngá sẽ được triển khai trong giai đoạn 2023 – 2025, bao gồm các hoạt động: Kiểm tra các điều kiện tổ chức mô hình; tuyên truyền công tác chăm sóc sức khỏe, phát triển thể lực; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phát triển thể lực; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình; hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, phát triển thể lực và tổ chức đánh giá tổng kết sau 3 năm thực hiện mô hình.

Thúc đẩy phát triển bền vững

Theo Kế hoạch số 2891/KH-UBND ngày 14/11/2023, UBND huyện Nậm Nhùn cũng quyết định xây dựng các mô hình nâng cao chất lượng dân số ở 15 thôn bản thuộc 6 xã có đông đồng bào có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung.

Trong đó, có 4 mô hình phát triển thể lực ở các bản: Nậm Pì, Pá Bon của xã Nậm Pì; Nậm Sảo 1 của xã Trung Chải; Táng Ngá của xã Nậm Chà. Đồng thời, xây dựng 11 mô hình chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các bản: Huổi Van của xã Nậm Hàng; Pá Sập, Pá Đởn, Nậm Sập, Nậm Vời của xã Nậm Pì; Nậm Nó 1, Nậm Nó 2 của xã Trung Chải; Pa Cheo, Nậm Nghẹ của xã Hua Bum.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào các DTTS có khó khăn dặc thù đã và đang được hỗ trợ để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống. (Trrong ảnh: Tết Ngô của đồng bào dân tộc Cống được tái hiện tại Ngày hội văn hoa các dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người được tổ chức ở Lai Châu tháng 11/2023).
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào các DTTS có khó khăn dặc thù đã và đang được hỗ trợ để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống. (Trrong ảnh: Tết Ngô của đồng bào dân tộc Cống được tái hiện tại Ngày hội văn hoa các dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người được tổ chức ở Lai Châu tháng 11/2023).

Theo ông Vũ Tiến Hóa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn, giai đoạn 2023 – 2025, tổng nhu cầu vốn để triển khai hoạt động hỗ trợ mô hình nâng cao chất lượng dân số tại 15 bản, là 15 tỷ 682 triệu đồng; trong đó, năm 2023 là 8 tỷ 682 triệu đồng, năm 2024 là 4 tỷ đồng, năm 2025 là 2 tỷ đồng.

“Trong quá trình triển khai, huyện đề cao trách nhiệm và huy động sức mạnh của chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương, đặc biệt là cấp xã; đồng thời phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tham gia công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, tích cực chăm sóc sức khỏe và phát triển thể lực”, ông Hóa cho biết.

Cũng như huyện Nậm Nhùn của tỉnh Lai Châu, các địa phương có địa bàn, đối tượng thụ hưởng Tiểu dự án 1, Dự án 9 cũng đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại các thôn bản có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung. Xác định, việc triển khai hiệu quả các mô hình nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện cho các DTTS có khó khăn đặc thù.

Mục đích của hoạt động là, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi trong thực hiện các quy định của pháp luật về nâng cao chất lượng dân số; tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù; nâng cao chất lượng về sức khỏe, phát triển thể lực cho người dân vùng có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù.

Khoản 4, Điều 58, Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 của Ủy ban Dân tộc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2022/TT-UBDT ngày 30-6-2022 hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 quy định các hoạt động chủ yếu hỗ trợ xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung, bao gồm:

a) Tổ chức khảo sát địa bàn, họp triển khai, tổ chức hội nghị, hội thảo, đối thoại, tọa đàm, giao lưu văn hóa, nói chuyện chuyên đề phục vụ nội dung hoạt động của mô hình.

b) Thuê chuyên gia, cán bộ tư vấn, hỗ trợ nghiên cứu xây dựng, triển khai mô hình.

c) Thuê hoặc mua hàng hóa, vận chuyển, vật tư, nguyên liệu, công nghệ phục vụ xây dựng mô hình (các sản phẩm dinh dưỡng, dụng cụ, tài liệu, sách báo tham khảo).

d) Biên soạn, biên tập, cung cấp tài liệu, tập huấn về phương pháp, kỹ năng xây dựng và nhân rộng mô hình; viết bài, tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của địa phương.

đ) Thành lập các Câu lạc bộ; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ định kỳ theo nội dung mô hình lựa chọn (nếu có); tổ chức thực nghiệm/thực hành/trình diễn các mô hình; xây dựng các sản phẩm truyền thông, tuyên truyền trên các loại hình đa phương tiện, giới thiệu, quảng bá, đăng ký thương hiệu cho sản phẩm/hoạt động của mô hình (nếu có).

e) Hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng tham gia mô hình; hỗ trợ các hoạt động chuyên môn của cơ sở triển khai mô hình; hỗ trợ kỹ thuật giữa các tuyến, tư vấn tại cộng đồng và triển khai các hoạt động khác theo hướng dẫn cụ thể của địa phương (nếu có).

g) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết mô hình.

h) Các hoạt động khác về quản lý, xây dựng, triển khai mô hình (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành và theo thực tế phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt mô hình quyết định.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Sắc màu 54 - Hoàng Thùy - 4 giờ trước
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.
Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Pháp luật - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngoài việc đình chỉ bếp ăn gây ngộ độc cho hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đề nghị tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Sức khỏe - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Mỗi dịp hè về, thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đông y, một số loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp chúng ta giải quyết được tình trạng này.
Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Xã hội - Minh Thu - 5 giờ trước
Sau gần 6 năm chiến đấu ở chiến trường K (Campuchia), ông Huỳnh Tấn Hùng (SN 1962) trở về quê hương ở thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam lập nghiệp. Trong hành trang trở về, ông Hùng luôn tâm niệm rằng, là bộ đội Cụ Hồ thì phải biết vượt qua khó khăn, giúp đời, giúp người.
Bắc Kạn: Tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Bắc Kạn: Tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 5 giờ trước
Những năm gần đây, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn đã phát huy tốt vai trò trên các mặt công tác ở cơ sở. Những đóng góp của đội ngũ Người có uy tín đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Xã hội - Hoàng Thùy - 5 giờ trước
Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Khánh Hòa: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho đồng bào DTTS

Khánh Hòa: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 5 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân, xây dựng nhà ở cho đồng bào DTTS.
Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Chạm trán nhau trong trận đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, cả Man City và Tottenham đều có những mục tiêu quan trọng cần hướng đến. Thế nhưng, chỉ có Man City hoàn thành mục tiêu của mình với 3 điểm giành được và tiến sát tới chức vô địch mùa giải năm nay.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.