Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Day dứt Huồi Khe

PV - 16:06, 18/05/2018

Nằm cách trung tâm xã Mường Ải và huyện lỵ Kỳ Sơn (Nghệ An) hàng chục km, bản Huồi Khe được xem như vùng “ thâm sơn cùng cốc”. Đây là nơi sinh sống của 60 hộ dân đồng bào người Mông với bao khó khăn đang hiện hữu…

Trong chuyến hành trình lên vùng miền Tây Nghệ An, để đến với người Mông ở Huồi Khe, xã Mường Ải quả thật không đơn giản. Biết được ý định của tôi, anh bạn Hoàng Văn Hiếu, Trưởng phòng Tư pháp huyện Kỳ Sơn (có thâm niên gần 10 năm sống với bà con người Mông) nhiệt tình làm tài xế và phiên dịch đi cùng.

Mặc dù Nhà nước đã đầu tư xây dựng con đường để ô tô vào được trung tâm xã, thế nhưng để vào được Huồi Khe, phải mất hơn 3 giờ đồng hồ bằng xe máy, men theo con đường vành đai miền Tây Nghệ An qua bao nhiêu con suối, đỉnh núi từ ngã ba Lưu Kiền (huyện Tương Dương) rồi qua các xã Nậm Càn, Na Ngoi đến với bản Huồi Khe thuộc xã Mường Ải của huyện Kỳ Sơn..

Cụm bản Huồi Khe. Cụm bản Huồi Khe.

 

Trưởng bản Huồi Khe, Lầu Giống Xênh thể hiện hết lòng nhiệt tình, cởi mở đón chúng tôi nơi đoạn dốc con đường vào nhà. Nhấp vội chén trà còn bốc khói, ông Xênh nói: “Mình mới đi lên cụm bản Ải Khe, Thặm Khớp họp dân về. Cùng một bản nhưng ở cách nhau hơn 30km nên vất vả lắm”. Rồi giọng ông Lầu Giống Xênh bỗng chùng xuống khi nói về cuộc sống bà con người Mông nơi đây. Ông Xênh kể rằng: Năm 2003, cuộc sống của đồng bào nơi đây rất khó khăn do thiếu nước và đất sản xuất nên Nhà nước đã có chủ trương di dời người Mông về Huồi Khe sinh sống.

Là bản tái định cư được nhiều sự quan tâm của chính quyền nên cuộc sống bà con thời gian đầu cũng đỡ khó khăn vất vả. Thế nhưng khi các chương trình hỗ trợ bị cắt giảm, cuộc sống nghèo đói lại quay lại hiện hữu. Bây giờ nếu tính chung tất cả các cụm bản, thì Huồi Khe có khoảng 60 hộ, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 80%. Vất vả nhất là bây giờ các hộ dân ở tách biệt với nhau, đất đai khô cằn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất...

Niềm vui người dân Huồi Khe nhận gạo hỗ trợ của Nhà nước. Niềm vui người dân Huồi Khe nhận gạo hỗ trợ của Nhà nước.

 

Theo Trưởng bản Xênh, cuộc sống thiếu đói luôn đeo đẳng cuộc sống của đồng bào, nhiều hộ gia đình thiếu lương thực quanh năm luôn cần sự hỗ trợ. “Nói thật ở nơi này nếu không có tâm thì có thầy cô hay bác sĩ nào vào đây để giúp dân”, Trưởng bản Xênh bộc bạch.

Lạc hậu, đói nghèo như bóng tối bao trùm kìm hãm sự phát triển của bản làng. Ông Xênh xót xa kể về câu chuyện mới xảy ra ngay trong gia đình mình. Đó là việc con gái của ông Xênh là Xồng Y Pái, mới vừa hơn 17 tuổi, trong ngày Tết đi ném pao đã gặp một chàng trai ở bản Thăm Hín (xã Nậm Càn). Chẳng hiểu hai đứa có phải lòng nhau hay không nhưng một ngày kia ông được thông báo Y Pái đã được chàng trai nọ bắt về làm vợ.

Tổ chức đám cưới ở nhà trai xong, vợ chồng đưa nhau về ra mắt bên ngoại. Vậy mà trưa hôm ấy, Y Pái cùng mẹ đi lấy thức ăn cho bò thì tìm đến lá ngón tự vẫn. Trước lúc mất, con gái Xênh còn để lại thư bảo rằng, lấy chồng không được như ý muốn nên chẳng thiết sống nữa.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn cố hữu, thì trong bản cũng đã xuất hiện một số mô hình làm kinh tế hiệu quả cho thu nhập như điểm sáng của bản. Theo Trưởng bản Xênh, từ những mô hình này, Bản sẽ động viên bà con học tập, chia sẻ kinh nghiệm để làm theo.

Một số mô hình chăn nuôi hiệu quả của người dân Huồi Khe. Một số mô hình chăn nuôi hiệu quả của người dân Huồi Khe.

 

Rồi ông dẫn chúng tôi đến nhà ông Xồng Nỏ Chò, một hộ được coi là giàu nhất bản “vừa nhiều trâu bò vừa có tiền để dành”. Nhà ông Nỏ Chò là ngôi nhà mới được lợp pro xi măng mới tinh bằng số tiền bán trâu, nhưng đồ đạc bên trong vẫn còn sơ sài.

Ông Xồng Nỏ Chò cho biết: “Nhà tôi bây giờ còn nuôi 17 con trâu, bò và mới thoát nghèo năm nay. Kinh tế thì cũng đủ ăn thôi, làm nhiều mà có biết buôn bán cho ai. Cả bản không có nổi một cái quán bán hàng, muốn mua gì cũng phải đi bộ xa thì có tiền cũng như không”.

Đàn trâu, bò của ông Nỏ Chò bây giờ muốn bán cũng chưa dám bán vì nhà ông còn mấy đứa con chưa lấy vợ, ông muốn để lại để sau này cho mỗi đứa một con làm vốn khi chúng lập gia đình. Nói là giàu nhưng bữa cơm trưa nhà ông cũng giống như bao gia đình người Mông ở bản nhỏ heo hút này, một rổ cơm, một tô nước lã và mấy cọng rau nấu canh ăn cho qua bữa. Sang lắm là con cá mặn được mua để dành khi nhà có khách.

Mặt trời xuống núi, chúng tôi chia tay bà con Huồi Khe, Trưởng bản Lầu Giống Xênh cầm tay vẫn quả quyết rằng: “Dù cuộc sống của bà con còn những khó khăn nhưng với sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương và nỗ lực của người dân, không lâu nữa cuộc sống đồng bào người mông ở Huồi Khe sẽ thay đổi, nghèo đói sẽ đẩy lùi”.

Dù vậy chúng tôi vẫn thấy băn khoăn day dứt…

MINH THỨ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.