Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dấu tích ngôi chùa cổ trên trên núi Bát Nhã đang dần phát lộ

Tiến Đạt - Lê Ngọc - 17:46, 16/08/2021

Chùa Bình Long (hay còn gọi chùa Bát Nhã) nằm trên núi Bát Nhã (Tây Yên Tử), thuộc xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) là một trong số các di tích đang được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam phối hợp với ngành Văn hóa Bắc Giang tổ chức khai quật khảo cổ học và phát hiện nhiều tư liệu, hiện vật quan trọng, đồng thời vẫn còn đó những bí ẩn chưa có lời giải.

Hành trình xuyên rừng lên núi Bát Nhã
Hành trình xuyên rừng lên núi Bát Nhã

Ngược núi tìm trầm tích

Một tháng qua, gần 20 người, gồm các chuyên gia Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cán bộ Bảo tàng tỉnh Bắc Giang và người dân địa phương đã rất nỗ lực để hoàn thành công việc khai quật khảo cổ học tại địa phế tích chùa Bát Nhã. Theo đánh giá của giới chuyên môn, trong số rất nhiều cuộc khai quật khảo cổ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, thì đây là điểm khai quật gian nan nhất, bởi trên gần đỉnh núi, xa khu dân cư. Các thành viên trong đoàn phải ăn rừng, ngủ rừng đầy bất tiện. Dẫu vất vả, nhưng những thông tin thu thập được là minh chứng quan trọng để địa phương có cơ sở khoa học, đánh giá toàn diện hơn về công trình chùa tháp cổ bên sườn Tây Yên Tử.

Một ngày cuối tuần chớm Thu, theo đoàn công tác Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Bắc Giang lên thăm công trường khai quật tại đây, chúng tôi không những được mở mang nhiều kiến thức về lịch sử văn hóa, mà còn hiểu thêm về sự gian nan, công việc đặc biệt của những nhà khảo cổ học - những người đi tìm thông tin, tư liệu từ quá khứ trong lòng đất.

Các nhân công địa phương được thuê thực hiện một số công việc của đợt khai quật
Các nhân công địa phương được thuê thực hiện một số công việc của đợt khai quật

Sáng sớm, đoàn chúng tôi xuất phát tại TP. Bắc Giang, cốt mong sao trời không mưa, để chuyến leo núi Bát Nhã được suôn sẻ. Dẫu không mưa, nhưng nắng gắt cũng cản trở không nhỏ đối với hiệu suất leo núi. Như đúng hẹn, khi mặt trời mới ló rạng chúng tôi được đoàn cán bộ UBND xã Huyền Sơn dẫn đường, phải “tăng bo” bằng xe máy đến chân núi và tiếp tục hành trình leo bộ với 2 tiếng rưỡi. Đã từng leo núi nhiều lần, nhưng với tôi chưa bao giờ trải qua một hành trình khắc nghiệt đến thế.

Đoàn chia làm hai ngả, một nhóm men theo suối từ hạ nguồn ngược lên, lối này tuy gần hơn, nhưng thách thức bởi đá suối trơn trượt và khó đi hơn. Một nhóm đi theo lối mòn của dân vẫn quen đi rừng lấy măng, lấy hạt dẻ... Với đường này, những con dốc dựng đứng không phải là điều đáng ngại so với nỗi sợ hãi bởi muỗi rừng, vắt núi. Chúng tôi vừa đi vừa cầm cành lá phất phẩy làm tan các màng nhện phía trước và xua muỗi. Dưới tán rừng oi ả, mồ hôi vã ra như tắm.

Chữ Hán Thanh Thủy được khắc trên vách đá tại động Thanh Thủy
Chữ Hán Thanh Thủy được khắc trên vách đá tại động Thanh Thủy

Tuy mệt nhưng chúng tôi được toại tâm, toại ý hành hương về một vùng danh thắng huyền thoại để cảm nhận một miền thiên nhiên với núi non hùng vĩ, tươi đẹp. Rừng núi vẫn khá nguyên sơ, cây cỏ rậm rạp và ít người qua lại. Chim muông líu lo, hoa dại ngát hương, quả rừng lúc lỉu, măng trúc, chuối rừng bạt ngàn. Trong bất giác tôi nhớ đến một trước tác của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông mấy thế kỷ trước: “Véo von chim hót, liễu đầy hoa/Thềm vẽ mây in bóng xế tà/Khách đến chẳng bàn chi thế sự/Lan can cùng tựa ngắm trời xa” (Xuân Canh).

Tham gia đoàn công tác có ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Bắc Giang. Ông Cầm bảo: “Dù ngày nào mình cũng đi bộ tập thể dục nhưng chẳng thấm vào đâu so với leo núi như thế này”. Với thanh niên chúng tôi đã thấy như “đứt hơi”, vậy mà ở tuổi đã gần 60, ông Cầm vẫn bền bỉ từng bước, thật đáng phục. Những cán bộ UBND xã Huyền Sơn vừa kể do chùa cổ ở trên núi, lại xa dân, nên sau này bà con đã di chuyển một phần vật chất về dưới thấp và dựng ngôi chùa mới, lấy tên là Bình Long để thờ tự.

Ngược dòng lịch sử, theo những trang tư liệu đều có nói về chùa Bát Nhã. Theo đó, chùa nằm trên núi Bát Nhã, ngọn núi do chính các vị cao tăng tu tại đây đặt tên. Chùa ban đầu có nguồn gốc thời Lý - Trần và liên hệ chặt chẽ với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nhà sư trụ trì tại đây theo lối tu luyện khổ hạnh, nên đã để lại truyền tích về giếng nước ăn. Truyền rằng: Mỗi ngày giếng chảy nước ra chỉ đủ cho một người ăn. Một ngày nhà sư có khách, nên đã khơi cho nước chảy đủ hai người ăn nên giếng không chảy nữa, thế là chùa không còn người tu hành. Giếng nước trong mát bên khối đá lớn, trên vách đá này người xưa khắc hai chữ Hán lớn “Thanh Thủy” (hiện chữ vẫn còn rõ nét).

Núi Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều, sườn Đông thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, sườn Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Trên dải ấy có nhiều ngọn núi, địa danh mang tên nhà Phật, như: Núi Phật Sơn, núi Bát Nhã, núi Am Vãi, đèo Bụt... Theo cổ nhân, nếu Đông Yên Tử được xem là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo, thì Tây Yên Tử chính là con đường hoằng dương, truyền bá, mở mang đạo Phật của vị vua từng rũ bỏ vinh hoa, chuyên tâm tu hành và tạo dựng một dòng Thiền mang bản sắc Việt.

Hiện trường khai quật khảo cổ di tích
Hiện trường khai quật khảo cổ di tích


Ở sơn hệ phía Tây Yên Tử có nhiều thắng tích nổi tiếng gắn với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đó là: Chùa Vĩnh Nghiêm, khu Am Vãi, Suối Mỡ - Hồ Bấc, Hòn Tháp, Yên Mã… Hầu hết, những di tích có từ thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV). Những công trình kiến trúc chùa tháp cổ kính nguy nga một thời đó đã được sử sách ghi lại, đều là những ngôi chùa lớn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Bởi đa phần chùa được xây trên đỉnh núi cao, hẻo lánh, xa dân cư. Theo sự xoay vần của vũ trụ, trước "lưỡi hái" thời gian và biến cố lịch sử, giờ đây nhiều Phật đường ấy chỉ còn là phế tích, mà chùa Hồ Bấc, Bát Nhã, Mã Yên... là ví dụ.

Thắng tích bên sông Lục - núi Huyền

Miền đất sông Lục - núi Huyền (sông Lục Nam - núi Huyền Đinh) được thiên nhiên ưu ái ban tặng địa hình có sông núi xen cài từ miền thượng du đến hạ nguồn. Ở đâu có núi là ở đó có sông, suối, phong thủy giao hòa. Con sông Lục Nam hiền hòa được tiếp nhựa sống từ trăm suối, ngàn khe. Theo các nhà chuyên môn, Bát Nhã là một khái niệm của Phật giáo Đại thừa, có nghĩa là trí tuệ, sự hiểu biết một cách toàn diện. Bát nhã cũng được xem như sự hiểu biết vô tận nhằm đưa chúng sinh vượt qua bể khổ, sông mê. Từ chùa Bát Nhã đi vài quãng rừng là đến chùa Thanh Mai - một trong những công trình Phật giáo tiêu biểu thời Trần thuộc địa phận tỉnh Hải Dương.

Công trường khai quật khảo cổ di tích
Công trường khai quật khảo cổ di tích

Tại công trường khai quật khảo cổ, ông Nguyễn Ngọc Chất, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Chủ trì khai quật kể: Đã thực hiện nhiều đợt khai quật, nhưng không ở đâu đặc biệt, đáng nhớ như ở chùa Bát Nhã. Một tháng trời ăn ở trên núi chưa về Hà Nội, trong hoàn cảnh không điện, không sóng điện thoại thì đó quả là những kỷ niệm đáng nhớ. Bởi thế lúc đầu khảo sát tiếp cận địa điểm là một khu rừng rậm rạp um tùm ai cũng nản chí. Phải mất nhiều ngày phát quang dây leo, cây bụi, xác định vị trí mặt bằng khai quật, rồi dựng lán, căng bạt bên suối, khuân vác dụng cụ, nồi niêu, lương thực, thực phẩm từ dưới lên. Hết giờ làm một số người lại bắt cua núi, hái rau rừng để… cải thiện.

“Đó là chưa kể vào mùa mưa, nên tiến độ khai quật bị gián đoạn, nay làm, mai nghỉ, có khi đang ăn cơm nước lũ tràn mạnh qua tưởng như sắp cuốn phăng cả người lẫn lán”, ông Chất chia sẻ.

Chân tảng đá được phát hiện từ đợt khai quật
Chân tảng đá được phát hiện từ đợt khai quật

Sau một tháng miệt mài, bằng các biện pháp nghiệp vụ, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Theo đánh giá bước đầu của ông Nguyễn Ngọc Chất, với diện tích khai quật khoảng 170m2, đoàn khảo cổ đã phát hiện nền móng kiến trúc hai nếp nhà (tiền đường và thượng điện) với một lối lên và một lối xuống độc lập hai bên. Ở đó có nền móng một gian bếp với những vết đất cháy đỏ rực và các hiện vật tìm thấy như bát đĩa, đồ dùng sinh hoạt gần như nằm hết ở gian bếp này. Đối diện bếp là một tăng phòng của nhà sư. Còn dấu vết ống muống không rõ ràng nên chưa thể kết luận công trình có kiến trúc hình chữ công (I). Chùa nhìn theo hướng Tây Bắc, ở độ cao gần 350m so với mực nước biển.

Nền móng đá từ các công trình cổ được phát lộ
Nền móng đá từ các công trình cổ được phát lộ

Điều đáng quan tâm, là các tài liệu cổ đều viết chùa Bát Nhã có từ thời Trần, nhưng qua khai quật, dấu tích thời kỳ này khá mờ nhạt, rõ nhất là thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17, 18) và thời Nguyễn (thế kỷ 19) với hai cấp nền mặt bằng rõ nét. Trong đó chiều dài của tòa tiền đường thời Lê Trung Hưng 14,8m, rộng 5,8m thế nhưng đến thời Nguyễn bị thu lại còn 12,7m và 4,7m.

Tuy vậy các nhà khảo cổ cho rằng, không bỗng dưng mãi thế kỷ 17 các cụ mới lên đây xây chùa, mà trước đã có di tích cổ hơn. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm chung ở các ngôi chùa thời Lý - Trần vùng Yên Tử là dựa vào núi, trước mặt hướng ra sông suối lớn, nằm trên đỉnh núi cao, xa khu dân cư (có ý nghĩa quan trọng về quân sự). Hơn nữa, tư tưởng Phật giáo thời bấy giờ chùa phải ở xa dân và lánh xa cuộc sống trần tục. Nếu có thể mở rộng khai quật và đào sâu hơn rất có thể sẽ phát lộ dấu tích thời Trần, nhờ nghiên cứu địa tầng và tìm thấy hiện vật.

 Bát gốm men trắng được tìm thấy qua đợt khai quật khảo cổ
Bát gốm men trắng được tìm thấy qua đợt khai quật khảo cổ

Ông Chất bảo: Ngạc nhiên là khai quật được rất nhiều chân tảng đá lớn của cột quân, cột cái, cột hiên, song qua nhiều ngày không thấy vật liệu đất nung. Trước đó giả thiết được đặt ra là các cụ xưa vẫn dùng cột gỗ dựng chùa, nhưng sử dụng khung tre và cỏ tranh lợp mái. Tuy nhiên gần cuối đợt khai quật thì lại phát hiện một mảnh trang trí bằng rồng xám đen, một mảnh gạch xây và một mảnh ngói. Như vậy là có vật liệu xây dựng gạch, ngói nhưng rất ít và câu hỏi đặt ra là phải chăng nó đã được di chuyển đi đâu, hay vẫn nằm sâu dưới lòng đất?.

Cũng hiếm gặp tại các cuộc khảo cổ trước đây, tại chùa Bát Nhã các nhà khảo cổ đã tìm thấy một tảng đá có nhiều lỗ hình tròn bằng đầu ngón tay. Theo nhận định ban đầu có thể đó là một công cụ lấy lửa của người xưa theo phương pháp truyền thống cổ xưa, bởi thời kỳ đó trên này rất hoang vắng, điều kiện khó khăn. Về hiện vật, đoàn đã tìm thấy một số mảnh gốm thời Trần, còn lại đa số là gốm men, đồ sành thế kỷ 17, gồm bát, đĩa, đồ thờ.

Chùa Bát Nhã là một trong những điểm thuộc hệ thống chùa, tháp dọc sườn Tây Yên Tử. Theo ông Nguyễn Sĩ Cầm: Qua đợt khai quật khảo cổ này, là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá cụ thể giá trị lịch sử - văn hóa của di tích, đồng thời làm rõ mối liên hệ của di tích này trong hệ thống chùa tháp giai đoạn Lý - Trần trên địa bàn, thu thập tư liệu phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ khoa học Quần thể di tích và Danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương), trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 1 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 3 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 4 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 8 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 8 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 8 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 8 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.