Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đâu rồi hai tiếng “Dạ, thưa”?

Nguyệt Anh - 08:54, 25/07/2021

Hai tiếng "Dạ, thưa" ngọt ngào, ngoan ngoãn, tài tình vẽ nên cả một dáng hình người con gái mềm mại, nhẹ nhàng, lễ độ, biết ăn biết ở, "hai thương ăn nói mặn mà có duyên", "bảy thương nết ở khôn ngoan"...

Nét trang đài xứ Huế
Nét trang đài xứ Huế

Tiếng “dạ”, tiếng “thưa” từ lâu đã là một nét văn hóa rất đặc trưng và duyên dáng của người Việt Nam. Với đặc thù nhiều vùng miền với âm sắc giọng nói khác nhau, tiếng dạ thưa mỗi vùng ở mảnh đất hình chữ S đều có mang một sắc thái thật dễ chịu và đẹp đẽ. Có vùng thì nghe thật trang nhã, thanh lịch; có vùng nghe đến ngọt lịm tâm can; có vùng lại chân thật, đáng yêu và mềm mại đi vào lòng người.

Chẳng phải tự nhiên mà trẻ em từ khi mới bi bô đã phải học nói “dạ” khi mẹ gọi, lớn lên một chút thì phải biết “thưa bà con đi học”,“thưa bố con mới về”... Ra ngoài gặp người lớn thì phải chào hỏi lễ phép, được hỏi chuyện thì cũng phải dạ thưa ở đầu môi. Thế nhưng chẳng biết từ bao giờ, người ta đang dần thu gọn ngôn ngữ truyền thống đẹp đẽ, mở rộng ngôn ngữ hiện đại cộc lốc, kỳ dị. Những cô cậu học sinh đến trường xưng với nhau bằng bà bà, ông ông; những người yêu nhau không gọi nhau anh, em mà tự xưng vợ vợ, chồng chồng. Ấy vậy mà khi thành vợ, thành chồng, các cặp vợ chồng lại nói với nhau trống không, chẳng có tôn ti trật tự nào cả.

“Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu”
“Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu” (Ảnh minh họa)

Tôi có cô bạn lấy chồng hơn cô bốn tuổi, đang đi ăn cùng chúng tôi thì chồng cô ấy gọi điện. Nhìn hiển thị số điện thoại của chồng, cô nhấc máy đáp chỏn lỏn “Gì đấy?”. Khi anh chồng hỏi đi bao giờ thì về, cô trả lời “Chắc cũng phải sau 10 giờ…. rồi, thế nhé!” và cúp máy. Tôi chợt nhớ tới hai bác mình, dù bằng tuổi nhau, lấy nhau do mai mối từ thời xưa, nhưng 40 năm qua rồi, tuyệt nhiên tôi chưa bao giờ nghe thấy hai bác nói với nhau trống không một lần nào, kể cả những lúc tranh cãi, giận hờn. Bác trai khi bắt máy bác gái gọi thì sẽ nói “Ừ anh đây”, và kết thúc luôn là “Anh dập máy nhé!”, đôi khi không vội, bác sẽ nói “Em dập máy trước đi!” để bác gái đỡ cảm thấy hụt hẫng khi nghe tiếng cúp máy khô khốc từ đầu dây của mình.

Chỉ là lời ăn tiếng nói, nhưng nó cũng là thể hiện sự tôn trọng mối quan hệ, tôn trọng đối phương. Khi ta cho người khác thấy được sự tôn trọng thì họ cũng sẽ tôn trọng lại ta. Tôn trọng lẫn nhau chính là nền tảng của mọi mối quan hệ, dù có thân thiết quấn quýt, chia ngọt sẻ bùi như vợ chồng thì vẫn phải có giới hạn và sự kính nhường nhất định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Tin nổi bật trang chủ
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.