Analytic
Thứ Bảy, ngày 12 tháng 04 năm 2025, 17:07:18

Chống diễn biến hòa bình

Đâu phải "sùng bái cá nhân"!

PV - 11:45, 11/06/2021

Trong mỗi dịp cả nước tổ chức kỷ niệm những sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc, các thế lực thù địch lại đẩy mạnh hoạt động chống phá trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Đặc biệt, là việc họ rêu rao về khái niệm “sùng bái cá nhân” ở Việt Nam.

Ảnh minh họa/tuyengiao.vn
Ảnh minh họa/tuyengiao.vn

Theo cách hiểu thông thường thì “sùng bái cá nhân” là một hiện tượng thiếu tính tích cực. Người sùng bái bắt chước một cách mù quáng người được sùng bái, bất kể tốt-xấu, hay-dở. Trong khi đó, “biết ơn tiền nhân” là một đức tính tốt đẹp của loài người trên toàn thế giới. Việc đó thể hiện sự biết ơn người có công, biết học tập điều tốt đẹp của những người đi trước.

Truyền thống biết ơn là một nét văn hóa của người Việt Nam, được đúc kết bằng những câu thành ngữ, tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”... Với những bậc tiền nhân đã góp công lớn gây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước... từ ngàn đời qua, người Việt luôn cung kính thờ phụng, tôn làm đức Tổ (Vua Hùng), đức thánh (Đức thánh Trần)... Ở phạm vi hẹp hơn, trong một làng, người Việt suy tôn người có công lớn đối với dân làng thành đức Thành hoàng. Trong phạm vi một nghề hay một dòng tộc, đều có đền thờ tổ nghề hay nhà thờ họ. Hầu hết các gia đình người Việt đều có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Điển hình, một hình thức truyền thống biết ơn tổ tiên của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có truyền thống biết ơn với những hình thức thể hiện khác nhau. Đơn cử tại Hoa Kỳ, để tôn vinh những người có công với đất nước, người ta tạc lên núi Rushmore chân dung 4 vị tổng thống, với chiều cao khuôn mặt mỗi vị tới 18 mét.

Truyền thống biết ơn luôn chảy trong huyết quản người Việt. Nguyễn Ái Quốc vô cùng biết ơn Các Mác, F.Ăng-ghen, V.I.Lênin-những người đã chỉ ra con đường cứu nước bằng cách mạng vô sản và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, nhưng Người không áp dụng cứng nhắc Chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đã vận dụng linh hoạt Chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình thực tế ở Việt Nam để mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc mình.

Đó chính là cách biết ơn trong tỉnh thức, hoàn toàn khác xa với khái niệm “sùng bái cá nhân”.

Đảng ta, Nhân dân ta luôn biết ơn và nguyện học tập, làm theo những nhà cách mạng tài đức song toàn, có công lớn đối với đất nước, điển hình là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc biết ơn và học tập, noi gương đó không chỉ có giá trị, ý nghĩa thiết thực đối với đất nước, mà còn thiết thực đối với mỗi người, mỗi gia đình. Thực tế đã chứng minh rất rõ điều đó và không ai có thể phủ nhận. Như thế, khác hẳn với “sùng bái cá nhân”! 

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức, ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, liên quan đến hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 3, xã Đăk La thì UBND huyện đã có 8 văn bản chỉ đạo UBND xã Đăk La xử lý vụ việc, nhưng đến nay, người vi phạm vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại.
Tin nổi bật trang chủ
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Cà Mau: Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Cà Mau: Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 12/4, tại chùa Monivongsa Bopharam, phường 1, TP Cà Mau, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Đến dự và tặng quà, hoa chúc mừng có ông Nguyễn Minh Luân, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau; cùng tham dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Sở, ban ngành và các phòng chuyên môn của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau.
Địa phương đầu tiên ở Bình Định về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát

Địa phương đầu tiên ở Bình Định về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Thị xã An Nhơn là địa phương đầu tiên ở Bình Định hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ.
Ấn tượng với Tết của người Lào

Ấn tượng với Tết của người Lào

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 12/4, tại xã Krông Na, UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Buôn Đôn và Tết Bunpimay - Lào năm 2025.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Thời sự - BDT - 19:52, 11/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng toàn văn thư của Thủ tướng.
Nhà máy về bản

Nhà máy về bản

Phóng sự - An Yên - 19:13, 11/04/2025
Sau rất nhiều lời chào mời của địa phương, một nhà máy may đã được vận hành tại huyện miền núi Con Cuông, bước đầu đã thu hút gần 1.000 lao động vùng miền Tây xứ Nghệ. Nhà máy về bản đã giải quyết thỏa đáng nhiều vấn đề về ly nông không ly hương, giảm áp lực cuộc sống lên rừng, lên rẫy, tạo cơ hội việc làm và thu nhập ổn định… cho những cư dân miền núi.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Trang địa phương - Thu Oanh - Tiến Vinh - 19:08, 11/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà cán bộ, công nhân viên chức Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang.
Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Xã hội - Đoan Phụng - 19:00, 11/04/2025
Hòa trong không khi vui tươi, phấn khởi của chuỗi các hoạt động “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025, tại UBND xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang phối hợp với Sở Dân tộc - Tôn Giáo và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây - Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

Dân tộc - Tôn giáo - Như Tâm - 18:56, 11/04/2025
Ngày 11/4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng tổ chức Họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Dự Họp mặt có: Ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ; ông Nguyễn Trung Nhân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ. Cùng đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo là người dân tộc Khmer sinh sống và làm việc tại TP. Cần Thơ; các vị Người có uy tín là dân tộc Khmer.
Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Trang địa phương - Khánh Ngân - 18:52, 11/04/2025
UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 591/KH-UBND ngày 08/4/2025 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) năm 2025.
Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự Họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự Họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - 18:52, 11/04/2025
Ngày 11/4, tỉnh Hậu Giang tổ chức Họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng đại diện các sở, ban, ngành và hơn 200 vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer, cán bộ hưu trí, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.