Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đánh thức tiềm năng vùng phên giậu: "Đi cùng nhau để phát triển bền vững" (Bài cuối)

Tùng Nguyên - 15:16, 26/09/2022

Để phát triển toàn diện và bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (TD&MNBB), bên cạnh chính sách đầu tư, hỗ trợ của Trung ương thì các địa phương cần có cách tiếp cận tổng thể gắn với những giải pháp cụ thể, linh hoạt, hiệu quả, sát thực tiễn. Mỗi địa phương cần năng động sáng tạo, phát huy thế mạnh đặc thù, vượt lên chính mình, từ đó hình thành không gian phát triển đồng đều cho cả vùng.

Tỉnh Hà Giang có lợi thế để phát triển du lịch địa chất, với mục tiêu là “phát triển xanh, bản sắc, bền vững” với phương châm “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá”.
Tỉnh Hà Giang có lợi thế để phát triển du lịch địa chất, với mục tiêu là “phát triển xanh, bản sắc, bền vững” với phương châm “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá”.

Vượt lên chính mình

Phải khẳng định, TD&MNBB mang trong mình “kho báu” khổng lồ với những tiềm năng, lợi thế đặc thù so với các vùng khác. Tiềm năng của vùng lớn nhưng tại sao lại chưa phát huy được, dẫn đến TD&MNBB hiện vẫn là “vùng trũng” trong phát triển của đất nước?

Đây là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra đối với các địa phương tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng TD&MNBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, được tổ chức tại Lào Cai ngày 27/8/2022. Nêu nguyên nhân, bên cạnh những khó khăn khách quan, người đứng đầu Chính phủ đã thẳng thắn chỉ rõ, chưa phát triển được là do cơ chế chính sách còn hạn hẹp. Vùng TD&MN chưa phát triển được cũng do các địa phương còn “trông chờ, ỷ lại” vào Trung ương; tính tự lực, tự cường chưa cao; chưa phát huy được tiềm năng to lớn của vùng, chưa biến tiềm năng thành nguồn lực.

Sự năng động sáng tạo, tự lực, tự cường của cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng TD&MNBB chưa cao thể hiện rõ ở Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), với các chỉ số như gia nhập thị trường, đào tạo lao động, tính minh bạch và thiết chế pháp lý... Trong khi dòng chảy cải cách của các địa phương trên cả nước vẫn duy trì, phát triển thì các địa phương vùng TD&MNBB vẫn cứ ì ạch, nằm tốp cuối trong 63 tỉnh, thành phố.

Các địa phương trong vùng TD&MNBB cần biến “khó thành dễ”, “biến tiềm năng thành động năng” để phát triển. (Trogn ảnh: Ngành nông nghiệp Hà Giang đưa cây tam giác mạch kết hợp với bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào DTTS để phát triển du lịch)
Các địa phương trong vùng TD&MNBB cần biến “khó thành dễ”, “biến tiềm năng thành động năng” để phát triển. (Trong ảnh: Ngành nông nghiệp Hà Giang đưa cây tam giác mạch kết hợp với bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào DTTS để phát triển du lịch)

Chỉ số PCI năm 2021 được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hồi tháng 5/2022 cho thấy, trong 14 tỉnh vùng TD&MNBB thì chỉ có Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang thuộc nhóm khá; số còn lại hầu hết đều nằm ở vị trí cuối cùng của bảng xếp hạng. Ở vị trí thấp nhất có Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu; nhóm trung bình có Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn,… Thậm chí, tỉnh Hòa Bình rơi tới 18 bậc, từ vị trí thứ 44 của PCI 2020 xuống hạng áp chót (62/63 tỉnh, thành phố) năm 2021.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, việc cải thiện các chỉ số PCI nằm trong tầm tay của chính quyền các địa phương. Trong bối cảnh nhiều quy định pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư kinh doanh còn nhiều chồng chéo và đang trong quá trình hoàn thiện thì vai trò của chính quyền địa phương vô cùng quan trọng.

Tại một hội thảo góp ý để Ban Kinh tế Trung ương xây dựng Nghị quyết số 11-NQ/TW trình Bộ Chính trị, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, để phát triển kinh tế - xã hội vùng TD&MNBB, trước hết cần phát huy tính năng động sáng tạo của người đứng đầu, tiếp đến là nguồn lực bên ngoài.

“Trước hết, chúng ta phải có cơ chế, thể chế để buộc Bí thư, Chủ tịch phải năng động, sáng tạo, luôn suy nghĩ tìm cách làm mới. Việc phân bổ nguồn lực Trung ương theo thực tế, không cào bằng. Dựa trên mục tiêu đã có, ai có sáng kiến tốt thì được đầu tư nhiều hơn. Đấy là cách vừa tận dụng vừa khuyến khích năng động sáng tạo”, ông Cung nói.

Để phát triển bền vững từ lợi thế đặc thù của địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy đã đề xuất nhiều cơ chế, chính sách cho ngành lâm nghiệp.
Cần bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp đánh thức tiềm năng, phát triển ngành lâm nghiệp vùng TD&MNBB

Đột phá từ lợi thế đặc thù

Tư duy phát triển “không cào bằng” theo cách nói của TS. Nguyễn Đình Cung cần được hiểu thêm ở khía cạnh các tỉnh vùng TD&MNBB phải lựa chọn lĩnh vực kinh tế mũi nhọn riêng. Dựa trên lợi thế đặc thù, các địa phương cần tạo ra lợi thế so sánh với địa phương khác trong vùng, chứ không phải thấy “người ta ăn khoai cũng vác mai ra đào”.

Quay trở lại gợi mở lấy rừng làm trung tâm cho sự phát triển vùng TD&MNBB của PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, để làm rõ thêm vấn đề này. Kinh tế rừng là một lợi thế của vùng TD&MNBB so với các vùng khác; nhưng không phải tỉnh nào trong vùng TD&MNBB cũng có thể lấy lâm nghiệp làm kinh tế mũi nhọn.

Lào Cai đang đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng của vùng và cả nước, với thế mạnh về du lịch, tiềm năng khoáng sản và kinh tế biên mậu. (Trong ảnh: Một góc TP. Lào Cai)
Lào Cai đang đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng của vùng và cả nước, với thế mạnh về du lịch, tiềm năng khoáng sản và kinh tế biên mậu. (Trong ảnh: Một góc TP. Lào Cai)

Như Hà Giang, với địa hình, địa chất đặc thù núi đá, rừng không thể là lợi thế để phát triển. Nhưng với Yên Bái, kinh tế rừng đã và đang chứng minh hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có trên 433 nghìn ha rừng, trong đó rừng sản xuất chiếm hơn một nửa, vừa tạo sinh kế cho người dân, vừa thúc đẩy địa phương này phát triển bền vững. Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy khẳng định, kinh tế lâm nghiệp là hướng đi của Yên Bái trong 10 năm tới, theo hướng đa mục tiêu, vừa khai thác giá trị kinh tế, vừa giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời bảo đảm môi trường.

Không để xảy ra tình trạng “khâu tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu”

Trong kết luận Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng TD&MNBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, được tổ chức tại Lào Cai ngày 27/8/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng đinh, Nhà nước đã có đầy đủ và đúng đắn các chủ trương, đường lối, chính sách, chương trình, hành động phát triển kinh tế - xã hội vùng TD&MNBB. Điều quan trọng là các bộ, ngành, địa phương phải tổ chức thực hiện thật tốt, không để xảy ra tình trạng “khâu tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu”. Theo đó các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc mạnh mẽ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá; biểu dương, khen thưởng những mô hình hay, cách làm tốt; uốn nắn, chấn chỉnh đối với những yếu kém, thiếu sót.

Nhưng “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau” phải được xem là phương châm phát triển của các tỉnh vùng TD&MNBB. Ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho rằng, để hướng tới sự phát triển bền vững cho cả vùng TD&MNBB, các tỉnh trong vùng cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của liên kết vùng, tập trung khai thác thế mạnh của từng vùng để bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Cùng với phát huy nội lực, biến tiềm năng thành động năng, các địa phương vùng TD&MNBB rất cần Trung ương xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế so sánh, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng và của từng địa phương. Như chia sẻ của Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy, để phát triển kinh tế rừng, Trung ương sớm nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung chính sách đặc thù cho các địa phương chuyển diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt, kém hiệu quả sang trồng rừng gỗ lớn, cây ăn quả,... theo hướng thâm canh, hình thành các vùng trồng tập trung có giá trị kinh tế cao; xem xét có cơ chế, chính sách đặc thù trong phát triển, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước và phát triển kinh tế - xã hội; có cơ chế, chính sách đặc thù trong phát triển đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, giao đất, giao rừng...

Đề xuất về một số định hướng phát triển, liên kết vùng cho 14 tỉnh TD&MNBB, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, về cơ bản chủ trương chính sách đã khá đầy đủ, đã có quy hoạch của quốc gia, từng tỉnh, từng vùng, tuy nhiên vẫn cần có một “nhạc trưởng” để biến quy hoạch liên kết các địa phương, liên kết vùng với nhau trở thành hiện thực. Song song với đó, các chính sách đưa ra cần phải có những điểm đột phá trong phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ tăng liên kết vùng và thúc đẩy tăng trưởng.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Ban Kinh tế Trung ương cần nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về vấn đề liên kết vùng từ quy hoạch tới cơ sở hạ tầng, đưa giải pháp để hiện thực hóa các quy hoạch sẵn có đó. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp về công nghệ trên phạm vi, quy mô liên kết vùng. Khi có đủ những yếu tố này trong tay thì địa phương sẽ có đủ điều kiện để xây dựng chính sách, tạo tiền đề cho các tập đoàn kinh tế lớn, kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào địa bàn, tạo động thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững vùng TD&MNBB.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 21:40, 13/05/2024
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 21:34, 13/05/2024
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 18:48, 13/05/2024
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 18:41, 13/05/2024
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 18:38, 13/05/2024
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 18:37, 13/05/2024
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 18:26, 13/05/2024
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 18:21, 13/05/2024
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.