Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dâng sao giải hạn, đốt vàng mã ở chùa: Minh triết hay mù quáng?

PV - 09:13, 07/03/2018

Luôn có những kiến giải khác nhau về niềm tin. Tôi tự chia thành niềm tin minh triết và niềm tin mù quáng từ những câu chuyện tâm linh của người Việt.

Người Việt có tục đi lễ đầu năm, từ lâu đã trở thành văn hóa. Nhưng kèm theo đó là những câu chuyện muôn hình vạn trạng, đi đâu cầu gì, dâng cúng ra sao, tỏ tâm lòng thành thế nào?

Những khung cảnh mù mịt của khói hương, vàng mã. Những lời cầu khấn sụt sùi, những cái vái "như bổ củi". Những dòng người đông đúc dâng sao giải hạn. Tất cả đã thành câu chuyện... muôn năm cũ. Năm nào cũng thấy, năm nào cũng có. Trên báo chí, cũng là một đề tài cũ.

Người dân đốt vàng mã. Ảnh: Thanh Bình Người dân đốt vàng mã. Ảnh: Thanh Bình

 

Không mới, nhưng năm nay người Việt nói nhiều đến việc đốt vàng mã, dâng sao giải hạn, bỏ hay không? Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra văn bản đề nghị các Phật tử bỏ tục đốt vàng mã là điều hoàn toàn đúng, chẳng phải bàn cãi (Tất nhiên, chỉ trong phạm vi cơ sở thờ tự Phật giáo của Giáo hội. Hôm bữa có người bạn cùng nghề có ý về đền bà Chúa Kho xem ở đó có còn đốt vàng mã không. Tôi can ngay vì đó là đền, không phải chùa, tịnh xá hay niệm Phật đường, không thể so sánh được).

Cùng với đốt vàng mã là dâng sao giải hạn. Cũng một câu chuyện khác về niềm tin. Tôi không nghĩ tất cả người đi dâng sao giải hạn đều là mê tín vì trong những dòng người như vậy, thực sẽ có những người hiểu đạo và trí tuệ hơn tôi gấp nhiều lần.
Ở góc nhìn cá nhân, tôi chỉ cho rằng nếu làm như vậy mà tâm tưởng, suy nghĩ của con người lạc quan hơn, an lành thì cũng chẳng có gì đáng trách. Chỉ có điều, việc quá đông, đứng tràn ra đường (nghĩa là chưa bước qua cổng Tam Quan của chùa) có là thực tâm với chính họ không? Và cũng đáng nói là việc này có nên diễn ra trên chùa hay không khi Đức Phật đã dạy về luật Nhân quả và nói không với việc xem sao xấu tốt.
Hàng nghìn người dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội. Ảnh: Quang Trung Hàng nghìn người dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội. Ảnh: Quang Trung

Nhưng có một ý cũng đáng bàn. Đó là khi người dân có nhu cầu, nhà chùa có nên khước từ không? Sẽ mất bao lâu giảng giải cho người dân hiểu đúng chánh pháp? Liệu có ai bỏ chùa khi chùa không còn cầu cúng?

Phật giáo Đại thừa vốn dung nạp nhiều truyền thống văn hóa và tín ngưỡng. Thế nên, mới có "tiền Phật hậu Mẫu" hay Phật giáo Tứ pháp mà khởi thủy ở Bắc Ninh.

Tới đây, câu chuyện về niềm tin thời hiện đại nên được chuyển sang hướng mà cách đây 2 năm tôi từng đặt vấn đề với giáo sư Vũ Thế Ngọc - tác giả "Trà Kinh" về việc người Việt nhìn chung nhiều đời nay, tiếp cận đạo Phật ở bề rộng mà chưa thực chú trọng bề sâu.

Vì không chú trọng bề sâu nên dù những ngôi chùa khang trang được xây dựng ở nhiều nơi, tâm thế của một bộ phận người dân đi chùa vẫn giữ nguyên như cũ. Tôi lại nhớ đến lời dạy minh triết của Đệ tam Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ "Chùa to, cảnh lớn...dù sao cũng chỉ là phương tiện".

Nhưng có thể, nhiều người lại không nhận biết được giá trị phương tiện ấy. Chùa này thiêng, chùa kia không thiêng? Đi chùa nào được nhỉ? Một tâm lý không khó bắt gặp.

Qua cổng Tam Quan cửa thiền, sự cầu khấn vẫn là phổ biến. Nguyện cầu, tôi nghĩ là một nét đẹp, nhưng cầu gì lại là một nét nghĩa khác. Cầu đủ thứ trên đời, buôn may bán đắt, tình duyên, quan lộ. Không biết Phật là ai, chẳng hay tướng tốt, vẻ đẹp của ngài, coi Phật như thánh, như thần. Cài tiền vào tay tượng, uống rượu, ăn thịt ngay trước cổng chùa. Cãi vã, lời qua tiếng lại, bớt một thêm hai, mua bán ngã giá thịt chúng sinh ngay trên đất Phật. Đó lại là vô minh, tức u mê, không hiểu Tứ Diệu Đế, Tam Bảo, không hiểu nguyên lý của Nghiệp.

Như tôi, bằng hiểu biết hạn hẹp của mình, không thể lý giải được tất cả những điều như vậy, rằng tại sao người ta vừa lễ Phật vẻ như đầy tôn kính sau đó lại có thể cài tiền lẻ vào tay, chân tượng như một sự dấm dúi, một sự hối lộ.

Tôi không sính ngoại, nhưng như lẽ tự nhiên, tôi từng có thắc mắc với giáo sư Vũ Thế Ngọc về việc tại sao một bộ phận người phương Tây khi tiếp cận với đạo Phật, họ lại thiên về việc tìm hiểu, nghiên cứu và hành trì. Giáo sư có nói với tôi về sự hiểu biết, tri thức, sự thực hành.

Tôi đồ, đó có thể (chăng) sẽ là chìa khóa để thay đổi với hàm nghĩa khi hiểu biết tăng lên, sự mê tín sẽ giảm đi. Khi sự thực hành tăng lên, niềm tin minh triết sẽ lan tỏa. Đạo Phật, khi đó sẽ được người Việt tiếp cận đúng nghĩa nhất như một môn khoa học, tư tưởng, và Đức Phật, đấng giấc ngộ cũng có thể trở nên gần gũi như... một người bạn. Ngày ấy có xa không nhỉ (!?)./.

THEO VOV

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 12 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 12 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 12 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).