Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dân làng Breng duy trì nghề làm cối gỗ

PV - 10:51, 04/10/2018

Bức tranh lao động ở làng Breng (xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, Gia Lai) khá đặc biệt khi nhiều người trở về với nghề truyền thống, hồi sinh nghề làm cối gỗ, nghề thủ công tưởng khó tồn tại trước cuộc sống nhiều tiện nghi hiện nay.

Nhà nhà làm cối
Dưới bóng cây hoa sữa nơi đầu ngõ, 2 anh em Hler đang tỉ mẩn hoàn thành công đoạn cuối của những chiếc cối gỗ. Người em dùng 1 chiếc máy bào nhẵn bề mặt ngoài của cối, còn Hler thì dùng chiếc dao mài có đầu cong tỉ mỉ làm nhẵn lòng cối sâu. Giữa cái nắng đầu mùa, mồ hôi nhỏ giọt trên gương mặt rám nắng của 2 chàng trai Jrai. Hler cười hiền khô, tỏ ý không muốn nghỉ tay khi chúng tôi mời anh uống nước. Anh nói cần làm xong 7 chiếc cối gỗ trong ngày để giao cho khách. “Những chiếc cối này làm từ gỗ along răng mình chặt trên rẫy. Loại gỗ này không phổ biến lắm nhưng mình nuôi cây từ nhỏ nên chặt về làm luôn. Cây xẻ ra được 7 khúc gỗ dài 40 cm, gọt vỏ, bào nhẵn bên ngoài, sau đó dùng máy đục phần lòng cối, tạo độ sâu chừng 1 gang tay. Phần còn lại phải làm thủ công sao cho chiếc cối thật nhẵn cả bên trong lẫn bên ngoài”-Hler giới thiệu về các công đoạn để làm ra chiếc cối gỗ. Anh nói, trước đây ông bà làm thủ công hoàn toàn nên mỗi ngày chỉ làm xong được 1 chiếc, nhưng nay có máy móc hỗ trợ nên có thể hoàn thành 4-5 chiếc cối/ngày.
Ảnh: Hoàng Ngọc Ảnh: Hoàng Ngọc
Cũng vừa hoàn thành xong 8 chiếc cối gỗ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau, anh A Rơnh nằm nghỉ trên chiếc võng đặt ngay cạnh “xưởng” làm cối, bên cạnh những dụng cụ đẽo, gọt tạo tác thô sơ. Khác với Hler thường “bỏ sỉ” sản phẩm làm ra cho một người trong làng, A Rơnh mang thành phẩm đi bán dạo khắp các làng. A Rơnh nói, anh có 11 năm làm công nhân cao su nhưng mấy năm nay nghỉ hẳn ở nhà làm chày cối vì nghề truyền thống này cho thu nhập cao hơn gấp nhiều lần. “Nếu có sẵn gỗ, mỗi ngày mình làm được từ 3 đến 5 chiếc cối, giá mỗi chiếc loại nhỏ dao động từ 150 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng, loại lớn 400-500 ngàn đồng (riêng chày thường được “khuyến mãi” theo cối). Mỗi tháng mình làm và bán 3-4 đợt như vậy là đủ tiền nuôi 3 đứa nhỏ ăn học”-anh A Rơnh cho biết.
Bức tranh lao động ở Breng nay đã có một gam màu khác. Trước đây, nhà nhà, người người làm cao su, còn bây giờ  nhiều người quay trở về với nghề truyền thống. Người già thì đan lát, làm gùi, người trẻ thì ham mê làm cối gỗ, công việc cần nhiều sức lực hơn là sự khéo léo. “Kỹ thuật làm cối không khó, quan trọng là phải kiên trì để làm cho chiếc cối thật cân đối, nhẵn láng mới đẹp. Cái khó nhất bây giờ là tìm gỗ nguyên liệu thôi”-Hler nói.
Hồi sinh nghề truyền thống
Chiếc cối gỗ là hình ảnh thân thuộc của người bản địa Tây Nguyên. Không có thứ gì không đi qua miệng cối trước khi đến với bữa ăn gia đình, từ gạo, bắp, lá mì, lá đu đủ đến những trái ớt, hạt tiêu rừng. Vì thế mà tiếng chày đã trở thành âm thanh của ký ức, của niềm thương nhớ mỗi đứa con khi xa làng. Rồi máy xay, máy xát về tới tận làng đã làm giảm hẳn “phận sự” của những chiếc cối giã. Vậy mà ở làng Breng, người người quay về với nghề làm cối gỗ truyền thống khiến cho hình ảnh chiếc cối giã không còn xuất hiện lặng lẽ mà trở thành mặt hàng sinh động, có ở khắp mọi nơi, từ bức tranh lao động chung của làng đến những câu chuyện mưu sinh của nhiều gia đình.
Anh Hler hoàn thiện chiếc cối gỗ trước khi mang bán. Ảnh: H.N Anh Hler hoàn thiện chiếc cối gỗ trước khi mang bán. Ảnh: H.N
“Hồi trước, hầu hết người dân trong làng đều đi làm công nhân cao su. Nhưng từ năm 2014 trở lại đây, giá mủ cao su xuống thấp, đời sống bấp bênh lắm, nhiều người không đủ nuôi con nên nghỉ việc về làng tìm kế khác mưu sinh. Ngoài ruộng rẫy, họ tìm về nghề truyền thống như đan lát, làm cối”-anh Thin-Trưởng thôn, cho biết. Tuy vậy, nghề truyền thống sẽ không được hồi sinh mạnh mẽ nếu không có thị trường cho sản phẩm. Những chiếc cối gỗ khởi đi từ làng Breng đến khắp các ngôi làng trong tỉnh, thậm chí được đưa lên cả tỉnh Kon Tum và luôn được đón nhận, thậm chí không có hàng để bán.
Bản thân Trưởng thôn Thin cũng từng là công nhân cao su 12 năm, nhưng sau đó về làng gắn bó với nghề truyền thống này. Anh Thin kể, năm 2010 anh vừa làm công nhân, vừa làm thêm nghề phụ là thu gom những chiếc gùi, chiếc cối người dân làm ra lúc nông nhàn để mang đi bán ở khắp các huyện, thị xã trong tỉnh. Mỗi chuyến đi từ 2 đến 3 ngày, anh thu lãi mấy triệu đồng. Năm 2014, anh Thin nghỉ làm công nhân, chỉ chuyên đi thu gom gùi, cối của người trong làng mang đi bán ở khắp nơi như Đức Cơ, Ia Grai, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa... “Mỗi chuyến  mình chỉ chở tối đa 6 chiếc cối thôi, vì nó tương đối nặng. Nhưng đi chuyến nào hết chuyến đó, trong làng ai làm ra bao nhiêu mình thu mua hết bấy nhiêu”-anh Thin cho biết.
Theo anh Thin, gỗ làm cối không nhất thiết phải là gỗ quý. Gỗ mít và gỗ cây tơ nang là 2 loại chủ yếu để làm cối ở làng Breng. Gỗ mít có thể mua trong làng, nhưng gỗ tơ nang thì phải xuống Mang Yang hay xa hơn nữa là Đak Pơ hay Kông Chro. “Gỗ tơ nang là loại rất chắc, rất khó cắt và quá trình đẽo, đục, gọt làm ra chiếc cối cũng mất nhiều công sức hơn. Loại cối này cũng có độ bền cao, có khi cả đời người không hư. Còn gỗ mít thì mềm hơn, làm cối dễ hơn nhưng độ bền chắc thì không bằng tơ nang, vì thế mà cối bằng gỗ mít cũng rẻ hơn. Vừa rồi, em trai mình mua được một cây mít giá 300 ngàn đồng, về cắt ra làm được 20 chiếc cối, bán được hơn 6 triệu đồng. Nếu là cây tơ nang thì phải được gần chục triệu đồng”-anh Thin kể.
Khi không còn được tùy tiện lấy gỗ từ rừng, việc tìm một cây gỗ để làm cối giã-một vật dụng thân thuộc cũng trở nên khó khăn với nhiều người bản địa. Việc chọn mua một chiếc cối làm sẵn là giải pháp nhanh gọn, và đây cũng là lý do để hồi sinh nghề truyền thống này ở Breng.
THEO BÁO ĐIỆN TỬ GIA LAI
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 38 phút trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 4 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 5 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 5 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 5 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 5 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.