Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong vùng đồng bào Khmer Nam bộ

Ths.Nguyễn Đức Toàn - Hương Trà - 16:15, 01/11/2023

Đồng bào dân tộc Khmer là một trong 54 dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và là một dân tộc sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Bộ của nước ta. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn cả nước nói chung và trong vùng đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.

Đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày càng khởi sắc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo và phát huy. Ảnh: TL
Đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày càng khởi sắc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo và phát huy

Theo thống kê hiện nay, trong cả nước có khoảng 1,3 triệu người dân tộc Khmer đang sinh sống ổn định thành cộng đồng tại 16 tỉnh, thành phố, trong đó, tập trung nhiều nhất tại các tỉnh: Sóc Trăng (361.635), Trà Vinh (318.231), Kiên Giang (230.500) An Giang (77.610), Bạc Liêu (68.000). Trên địa bàn hiện có 14 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Hồi giáo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật đường Nam tông Minh sư đạo, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu… với tổng số trên 14 triệu tín đồ; gần 33.000 chức sắc; 67.000 chức việc và 9.114 cơ sở thờ tự.

Đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ có nền văn hóa hết sức đa dạng và phong phú được lưu giữ qua nhiều thế hệ và lễ hội là một trong những nét văn hóa đặc sắc, tạo nên văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam bộ. Trong đó có nhiều lễ hội liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, như: Sene Dolta (Lễ Cúng ông bà, là một trong ba lễ hội lớn nhất của đồng bào Khmer, được diễn ra trong ba ngày chính từ 29 tháng 8 đến mùng 01 tháng 9 âm lịch với nhiều nghi lễ tại các chùa); Chôl Chnăm Thmây (là Tết cổ truyền của người Khmer Nam bộ; diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch; trong tiếng Khmer, “Chôl Chnăm Thmây” có nghĩa là “Mừng năm mới”); Lễ Ok Om bok (thường diễn ra vào đêm rằm tháng 10 âm lịch nhằm tưởng nhớ và tạ ơn Mặt trăng vốn được người Khmer Nam bộ coi như một vị thần vận hành mùa màng)… Các lễ hội này thường được tổ chức với quy mô lớn, thu hút nhiều người tham gia.

Đồng bào Khmer đa số theo đạo Phật, thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer. Phật giáo Nam tông Khmer đã có mặt ở Đồng bằng Sông Cửu Long từ khoảng thế kỷ thứ IV; đến đầu thế kỷ thứ XX, đại bộ phận các Phum, Sóc của người Khmer đều đã có chùa thờ Phật. Phật giáo Nam tông Khmer hiện có khoảng trên 7.000 chư tăng; 461 ngôi chùa, 45 salatel (Niệm Phật đường) và 01 Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, trong đó có 14 chùa được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 29 chùa được công nhận di tích cấp tỉnh, 150 chùa có công với cách mạng trong các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, đa số chùa Phật giáo Nam tông Khmer đều được tu bổ khang trang, giữ gìn được những đường nét kiến trúc tiêu biểu, là nơi bảo lưu các di sản văn hóa đặc trưng của người Khmer, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào
Hiện nay, đa số chùa Phật giáo Nam tông Khmer đều được tu bổ khang trang, giữ gìn được những đường nét kiến trúc tiêu biểu, là nơi bảo lưu các di sản văn hóa đặc trưng của người Khmer, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn cả nước nói chung và trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày càng tốt hơn và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Công tác vận động, tuyên truyền đồng bào dân tộc Khmer thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo được đẩy mạnh. Sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành và có hiệu lực, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan trong thực hiện công tác vận động, tuyên truyền đồng bào dân tộc Khmer thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo bằng nhiều hình thức. Nhiều ngôi chùa Khmer được trang bị tủ sách pháp luật phục vụ sư sãi và tín đồ Phật tử Khmer. Tại một số địa phương như Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, cấp ủy, chính quyền đã quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp với Hội đoàn kết sư sãi yêu nước trong việc giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hợp pháp, chính đáng của đồng bào dân tộc Khmer, đem lại niềm phấn khởi, tin tưởng cho các tín đồ.

Song song với đó, việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ sửa chữa, trùng tu chùa chiền cho đồng bào dân tộc Khmer; xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được quan tâm. Ban Tôn giáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo chủ động triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc Khmer theo chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật; đảm bảo các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khmer diễn ra trong khuôn khổ pháp luật và góp phần đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer. Mỗi năm, Trung ương và địa phương đều có sự hỗ trợ kinh phí để trùng tu, sửa chữa các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, nhất là các chùa có thành tích trong đấu tranh giải phóng dân tộc, được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa, chùa trong vùng đồng bào khó khăn. Hiện nay, đa số chùa Phật giáo Nam tông Khmer đều được tu bổ khang trang, giữ gìn được những đường nét kiến trúc tiêu biểu, là nơi bảo lưu các di sản văn hóa đặc trưng của người Khmer, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ chức sắc, đào tạo nguồn nhân lực kế thừa của Phật giáo Nam tông Khmer đã được Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp và Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện. Hiện có trên 100 chư tăng Phật giáo Nam tông Khmer đang du học chương trình Thạc sĩ, tiến sĩ chuyên nghành Phật học tại các nước như Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Srilanka, Ấn Độ... Nhiều sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer đang theo học các Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ngành dân tộc, tôn giáo tại các trường Chính trị của tỉnh, Cao đẳng Anh văn, Cao đẳng Văn hóa Khmer Nam bộ, Đại học Ngữ văn Khmer Nam bộ, Đại học Luật, Đại học Công nghệ Thông tin, báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh... Các địa phương như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long cũng đã quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động của các lớp sơ cấp Pàli, Vìni, các lớp Kinh Luận Giới tại các chùa. Các lớp này đang hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer.

Lễ Sene Dolta - mùa “hiếu hạnh” dâng quà cho ông bà cha mẹ cầu mong nhiều sức khỏe là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer
Lễ Sene Dolta - mùa “hiếu hạnh” dâng quà cho ông bà cha mẹ cầu mong nhiều sức khỏe là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thành lập theo văn bản số 4286/VPCP-NC ngày 08/8/2006 và được thành lập theo Quyết định số 171/QĐ-TGCP ngày 14/9/2006 của Ban Tôn giáo Chính phủ. Học viện có chức năng đào tạo tăng sinh Khmer ở cấp học cử nhân và đào tạo kiến thức Phật học cho sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer, tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cơ sở đặt tạm tại chùa Pothisomrom, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Kể từ khi thành lập đến nay, Học viện đã đào tạo được 7 khóa, chuyên ngành cử nhân Phật học với hơn 200 tăng sinh tốt nghiệp, góp phần nâng cao trình độ tăng sinh, sư sãi ở các chùa Khmer khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Không chỉ vậy, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm đến công tác xây dựng và phát huy vai trò lực lượng cốt cán, Người có uy tín, sư sãi tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Khmer; nhiều vị sư sãi, đồng bào Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Lực lượng cốt cán, Người có uy tín, sư sãi tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Khmer đã tích cực tham gia cùng với các cấp chính quyền trong tuyên truyền, vận động sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới và các phong trào do chính quyền địa phương phát động, góp phần phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp và nguồn lực của Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống xã hội, góp phần đưa hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer ổn định, thuần túy tôn giáo và tuân thủ quy định của pháp luật. Để kịp thời động viên, khích lệ chức sắc, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Tôn giáo Chính phủ và ngành Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đã tích cực tham mưu triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ, khen thưởng đối với chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer, nhất là những sư sãi có giáo phẩm cao, đạo hạnh tốt, có uy tín trong quần chúng tín đồ và có nhiều đóng góp đối với đất nước.

Bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được gìn giữ, trao truyền
Bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được gìn giữ, trao truyền

Bên cạnh đó, trong 05 năm qua, công tác rà soát, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo nói chung, chùa của Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng cơ bản đã được các địa phương quan tâm, thực hiện theo quy định pháp luật và đạt được kết quả tích cực. Nhu cầu đất đai chính đáng của Phật giáo Nam tông Khmer được quan tâm xem xét, giải quyết, tạo sự yên tâm, tin tưởng của chức sắc, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chùa Phật giáo Nam tông Khmer đạt tỷ lệ cao. Các địa phương đã chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của sư sãi và đồng bào Khmer để kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền nhiều giải pháp, giải quyết kịp thời không để phát sinh các điểm nóng phức tạp về an ninh trật tự, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp, nhiều chính sách hỗ trợ tạo thuận lợi cho đồng bào dân tộc Khmer phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc; chính sách tín ngưỡng, tôn giáo được triển khai thực hiện có hiệu quả, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và phát huy các giá trị tốt đẹp của các tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer được phát huy; tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Khmer cơ bản ổn định góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của khu vực cũng như trong toàn quốc.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 4 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 4 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 5 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.