Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Nông: Cánh đồng lúa khô hạn bên công trình thủy lợi trăm tỷ

Lê Hường - Quốc Phong - 10:07, 01/04/2021

Dù nằm cạnh công trình thủy lợi được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, nhưng cánh đồng buôn Chóah, huyện Krông Nô - vựa lúa lớn nhất tỉnh Đăk Nông lại bị khô hạn, nứt nẻ. Người nông dân phải túc trực ngày đêm ngoài đồng, canh từng giọt nước để cứu hàng trăm héc ta lúa đang chết khát.

Phía cuối kênh nội đồng không có nước cung cấp cho ruộng
Phía cuối kênh nội đồng không có nước cung cấp cho ruộng

Lúa chết khô bên công trình phòng, chống hạn 

Giữa tháng 3 cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, cánh đồng lúa đang thì con gái ở buôn Chóah bỗng trở vàng, cháy xém, chân ruộng khô khốc, nứt toác, cỏ mọc cao hơn lúa. Sát bên cánh đồng, tuyến kênh mương thủy lợi thẳng tắp, đầu kênh hai máy bơm hoạt động hết công suất để đẩy nước ra ruộng, song phía cuối kênh mực nước chỉ khoảng 10cm. Hàng chục người dân xã Buôn Chóah vẫn túc trực tại cánh đồng, thay nhau bơm nước vào ruộng cứu lúa.

Xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô được xác định là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên vụ đông xuân 2021, nông dân nơi đây đứng trước nguy cơ mất trắng vì thiếu nước.

Gần 30 năm làm lúa trên cánh đồng buôn Chóah, lần đầu tiên ông Phạm Văn Sổ, thôn Bình Giang phải túc tực ngày đêm để cứu lúa trong cơn khát nước trầm trọng. Nhìn 7 sào lúa ST24 cỏ mọc um tùm, ông Sổ xót xa, bởi lúa là nguồn thu chính của gia đình. 

"Ngay từ đầu vụ, người dân sạ lúa xuống đồng đã thiếu nước, máy bơm của thôn hoạt động cả ngày lẫn đêm không đủ cung cấp nước, cỏ mọc cao gấp đôi lúa. Giờ lúa đang thời kỳ trổ bông mà thiếu nước coi như mất mùa", ông Sổ nói.

Tương tự, để cứu 2ha lúa, gần 3 tháng nay, kể từ ngày xuống giống, ông Vũ Ngọc Son, thôn Bình Giang gần như thức trắng để lấy nước vào ruộng. Ông Sơn cho biết, làm lúa nước từ đổ ải, gieo sạ đến mỗi đợt bón phân, thời kỳ lúa làm đòng… công đoạn nào cũng cần đủ nước nên ông phải dùng máy nổ để bơm nước. 

"Buồn nhất là cánh đồng được đầu tư kinh phí để làm cả con kênh lớn phục vụ điều tiết nước lại vô tác dụng. Mấy chục héc ta lúa rơi vào tình cảnh khô hạn, đe dọa “miếng cơm manh áo” của hàng chục hộ dân", ông Sơn cho hay.

Một lãnh đạo xã Buôn Chóah cho biết: Vụ đông xuân này, nông dân gieo sạ trên cánh đồng buôn Chóah khoảng 580ha. Đến thời điểm này, tình trạng thiếu nước đã cơ bản được khắc phục do người dân đã tự khắc phục bằng nhiều cách để cứu lúa. Người dùng máy bơm, người khoan giếng tìm đủ mọi cách đưa nước vào ruộng cho kịp thời vụ. 

Tuy nhiên, với trình trạng thiếu nước xảy ra nhiều ngày như thế này, chắc chắn vụ mùa năm nay, nông dân sản xuất lúa bị ảnh hưởng cả về chất lượng và sản lượng, thậm chí nhiều diện tích đối diện nguy cơ mất trắng. Địa phương chỉ hy vọng các cấp, ngành sớm xử lý dứt điểm để bà con ổn định sản xuất.

Những bất cập từ công trình trăm tỷ

Theo báo cáo, công trình thủy lợi xã Buôn Chóah, thuộc dự án nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi phòng chống hạn hán trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng, với công suất phục vụ sản xuất cho gần 600ha lúa, tại vùng trọng điểm lương thực xã Buôn Chóah. Trong đó, giai đoạn 1 là gần 170 tỷ đồng. 

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông là chủ đầu tư; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Đường Việt, trụ sở tại Đà Nẵng tư vấn thiết kế công trình. Tuy nhiên, mới vận hành thử nghiệm, công trình đã thể hiện những bất cập, không phát huy tác dụng như mong đợi.

Ruộng lúa nứt toác vì thiếu nước
Ruộng lúa nứt toác vì thiếu nước

Ruộng nằm ngay gần trạm bơm số 1, xã Buôn Chóah, nhưng hơn 2ha lúa của gia đình ông Ma Tem, thôn Buôn Chóah vẫn bị thiếu nước. Ông Ma Tem chia sẻ: Nằm gần trạm bơm nên mọi năm, ruộng nhà luôn đủ nước. Còn năm nay, công trình thủy lợi lớn đưa vào vận hành thì lại thiếu nước. 

Sau khi người dân phản ánh, cuối tháng 1/2021 vừa qua, ngành chức năng tỉnh Đăk Nông đã phải họp khẩn cấp để xử lý vấn đề thiếu hụt nước trên cánh đồng này. Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế.

 Tại buổi kiểm tra, ông Yên khẳng định, có bất cập trong thiết kế và vận hành các trạm bơm tại xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô, đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung khắc phục tình trạng thiếu nước, để sản xuất kịp thời vụ.

Sau đó, chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đoàn kiểm tra rà soát nguyên nhân. Đối với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán được thẩm định và phê duyệt đúng quy trình, đáp ứng mục tiêu và hiệu quả của dự án. Quá trình tổ chức thi công xây dựng, lắp đặt trạm bơm tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật đã được phê duyệt.

Theo số liệu đo đạc của các đơn vị liên quan và Công an tỉnh Đăk Nông thì, công trình tuyến kênh tưới tuân thủ theo hồ sơ thiết kế. Không có tình trạng công trình tại vị trí cuối kênh cao hơn đầu kênh. Nguyên nhân dẫn đến thiếu nước là do nhu cầu sử dụng nước của cây lúa cao hơn so với các cây hoa màu thông thường gấp 2,5 lần nên dẫn tới thiếu nước cục bộ tại các trạm bơm.

Tuy nhiên, theo ông Doãn Gia Lộc, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô, lượng nước đầu vào các máy bơm không đảm bảo nên lưu lượng nước vào kênh nội đồng không đủ, không bằng các năm trước. Thiết kế đường dẫn chưa phù hợp, nếu đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thi công không sớm điều chỉnh, khắc phục thì tình trạng thiếu nước vào cao điểm mùa khô (khoảng cuối tháng 3/2021) và các năm tiếp theo sẽ còn gay gắt, khốc liệt hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 5 phút trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 4 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 4 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 4 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 4 giờ trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 4 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 4 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 5 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.