Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”

Lê Hường - 20:49, 29/08/2023

Chiều 29/8, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” kết hợp ra mắt ứng dụng trên thiết bị di động “Thông tin huyện Cư M’gar”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn phát biểu tại lễ công bố
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn phát biểu tại Lễ công bố

Theo báo cáo, huyện Cư M’gar hiện có hơn 4.500 ha sầu riêng, trong đó 1.000 ha được quy hoạch vào vùng trồng tập trung tại xã Ea Tar và các xã lân cận. Vụ thu hoạch sầu riêng năm 2023, huyện có hơn 1.000 ha kinh doanh, sản lượng ước đạt trên 20 ngàn tấn. Dự báo trong thời gian tới, diện tích và sản lượng sầu riêng của huyện sẽ dẫn đầu toàn tỉnh.

Để bảo đảm quyền lợi và tăng hiệu quả, giá trị cho người sản xuất, kinh doanh sầu riêng trên địa bàn huyện, UBND huyện đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Cư M’gar” và được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ cấp Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Sầu riêng Cư M’Gar" số 456481 theo Quyết định số 5327, ngày 10/7/2023, có hiệu lực 10 năm tính từ ngày cấp.

Chủ Giấy chứng nhận là UBND huyện Cư M’gar. Màu sắc nhãn hiệu: Trắng, xanh lá cây đậm, xanh lá cây nhạt, vàng đậm, vàng nhạt, xanh dương. Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu: Nhóm 29 (sầu riêng đã qua chế biến); nhóm 31 (trái sầu riêng tươi) và nhóm 35 (mua bán, xuất nhập khẩu các loại hàng hóa gồm: Trái sầu riêng tươi, cơm sầu riêng chưa qua chế biến, sầu riêng đã qua chế biến, cơm sầu riêng đã qua chế biến...).

Trao chứng nhận nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” cho UBND huyện Cư M’gar
Trao chứng nhận nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” cho UBND huyện Cư M’gar

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar Vũ Hồng Nhật cho biết, nhãn hiệu tập thể “Sầu riêng Cư M’gar” sẽ là cơ sở giúp cho người trồng sầu riêng yên tâm lao động sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm được khách hàng tin tưởng sử dụng. Tạo thêm uy tín đối với sản phẩm sầu riêng Cư M’gar mang lại nguồn lợi có giá trị về kinh tế đối với người trồng sầu riêng.

Chứng nhận nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” cũng sẽ là cơ sở để huyện quảng bá về hình ảnh, quê hương và con người huyện Cư M’gar đến với du khách trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch trên địa bàn huyện. tạo cơ hội liên kết giữa người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thực hiện thành công đề án phát triển ngành hàng sầu riêng của tỉnh đến năm 2030”. Đồng thời, tạo cơ hội liên kết giữa người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thực hiện thành công đề án phát triển ngành hàng sầu riêng của tỉnh đến năm 2030”.

Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar bày tỏ mong muốn Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng, nâng cao chất lượng sản phẩm sầu riêng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Cũng tại buổi lễ, UBND huyện Cư M’gar ra mắt ứng dụng: “Thông tin huyện Cư M’gar” trên điện thoại di động thông minh. Đây là kênh tương tác, cung cấp, trao đổi thông tin về huyện Cư M’gar cho người dân, du khách và doanh nghiệp. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tích cực vào phát triển xã hội số để thay đổi phương thức làm việc của người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ.

Người dân Cư M’gar thu hoạch sầu riêng
Người dân Cư M’gar thu hoạch sầu riêng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn nhấn mạnh: Những năm gần đây, diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Cư M’gar đã phát triển nhanh chóng. Đến nay, Đắk Lắk trở thành tỉnh có diện tích sầu riêng đứng thứ 2 cả nước, mang lại giá trị kinh tế cao. Người trồng sầu riêng đang rất phấn khởi, yên tâm sản xuất, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây sầu riêng. Tuy nhiên, xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” mới chỉ là bước khởi đầu.

Để thương “Sầu riêng Cư M’gar” khẳng định trở thành thương hiệu nổi tiếng cả thị trường trong nước và quốc tế, góp phần mang lại thu nhập cao cho các hộ gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã và các cơ quan có liên quan tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để các doanh nghiệp và người dân biết, từ đó tiếp tục tham gia tích cực vào công tác xây dựng thương hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”. 

Quan tâm xây dựng các quy định, quy chế quản lý nhãn hiệu, phát huy tối đa nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết giá trị, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bền vững. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng; định hướng phát triển chuyên canh vùng sầu riêng một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng. Tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây sầu riêng; quan tâm công tác giáo dục, tuyên truyền để người nông dân liên kết tham gia sản xuất sầu riêng một cách bền vững…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Trong 2 ngày 24 và 26/4, Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97, TBR87 tại xã Ia Sao (huyện Ia Grai) và xã Ia Pết (huyện Đak Đoa).
Tin nổi bật trang chủ
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 9 giây trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 1 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 07:21, 11/05/2024
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 07:11, 11/05/2024
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 06:54, 11/05/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.