Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Bế giảng lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên

Lê Hường - 19:20, 20/12/2022

Ngày 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Lễ bế giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên. Đây là hoạt động năm trong thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trường Đại học Tây Nguyên, giai đoạn 2021 - 2025.

Ông Thái Hồng Hà - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phát biểu tại Lễ Bế giảng
Ông Thái Hồng Hà - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phát biểu tại Lễ Bế giảng

Theo báo cáo kết quả lớp học, Lớp học truyền dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên DTTS năm 2022 tại trường Đại học Tây Nguyên khai giảng ngày 5/10 vào các buổi tối, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần. Lớp học gồm 30 sinh viên các khoa, các ngành khác nhau. Tất cả đều là người DTTS. Sau 2 tháng học, sinh viên đã có kỹ năng cơ bản đánh chiêng Knah và chiêng Kram.

Lớp học đã thu hút sự quan tâm của các giảng viên, sinh viên trong trường. Đặc biệt, các học viên không chỉ thể hiện đam mê tiếp nhận di sản dân tộc mà còn góp phần lan tỏa giá trị di sản không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO ghi danh năm 2005.

Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân đánh giá về kết quả lớp học
Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân đánh giá về kết quả lớp học

Đánh giá về kết quả lớp học sau khi xem các học viên biểu diễn một số tiết mục diễn tấu cồng chiêng, hát dân ca… Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân cho biết: Trước đây, sinh viên Đại học Tây Nguyên đã nhiều lần tham gia chương trình văn hóa dân tộc, hội diễn nghệ thuật quần chúng với nhiều tiết mục. Nhưng các tiết mục diễn tấu chiêng đó còn mang màu sắc nghệ thuật quần chúng nhiều hơn, đa số các em tham gia lại là các em sinh viên dân tộc Kinh, rất ít sinh viên DTTS Tây Nguyên.

Đây là lớp cồng chiêng đầu tiên của trường toàn bộ các em đều học người DTTS, trong đó chủ yếu DTTS Tây Nguyên. Đây là nét mới để các em sinh viên DTTS hiểu về cội nguồn, giá trị văn hóa của dân tộc mình mà bây giờ là đại diện văn hóa phi vật thể của cả thế giới. Một điều nữa, trước đây rất nhiều DTTS Tây Nguyên không có nữ đánh chiêng, ngoại trừ các nhánh dân tộc Mnông và người Lạch (nhóm địa phương thuộc dân tộc Cơ Ho) ở Lâm Đồng là có nữ đánh chiêng. Nhưng lần này, có cả nữ đánh chiêng cũng là nét mới của lớp học đã vượt ra khỏi kiêng kỵ của một số dân tộc.

Các học viên tham gia lớp học đều được nhận Chứng nhận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk
Các học viên tham gia lớp học đều được nhận Chứng nhận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk

Bên cạnh đó, người dạy đánh cồng chiêng cũng có nhiều nét mới. Trước đây, người dạy là một số anh chị em hoạt động nghệ thuật tìm hiểu, hướng dẫn cồng chiêng. Nhưng lần này, thầy dạy là những nghệ nhân ở các buôn làng, những báu vật dân gian sống. Các nghệ nhân không những truyền dạy kỹ thuật đánh chiêng cơ bản, mà truyền tình yêu đối với giá trị di sản được thế giới công nhận.

“Tuy thời gian học không dài, nhưng các học viên đã diễn tấu bài chiêng Kram rất tốt, chúng tôi đánh giá hiệu quả của việc các em tiếp cận nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Ê Đê. Đối với chiêng Knah, các em đã hiểu và diễn tấu được”, Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân nhận định.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Nghệ nhân và học viên lớp học
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Nghệ nhân và học viên lớp học

Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân cũng cho rằng, việc mở rộng truyền dạy cồng chiêng của các dân tộc khác, chiêng Ba Na trong lớp này là một sáng tạo. Mong rằng tới đây, trường Đại học Tây Nguyên có thể thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng Tây Nguyên, đưa chiêng Ba Na, chiêng Gia Rai, Mnông vào truyền dạy và đưa cồng chiêng thành sinh hoạt ngoại khóa của sinh viên để các em có điều kiện tập luyện nhiều hơn.

Phát biểu lại buổi lễ, ông Thái Hồng Hà - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk ghi nhận và đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các nghệ nhân đã nhiệt tình truyền dạy kỹ năng chỉnh chiêng, đánh chiêng và nghệ thuật trình diễn cồng chiêng cho các em học viên, góp phần bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc. Đặc biệt là sự nỗ lực học tập của học viên luôn chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của ban tổ chức, tham gia đầy đủ nội dung chương trình, tích cực học tập các bài chiêng do các nghệ nhân truyền dạy.

Các học viên diễn tấu chiêng Knah của người Ê Đê
Các học viên diễn tấu chiêng Knah của người Ê Đê

Sau khóa học, mong rằng các em tiếp tục luyên tập, trau dồi kỹ năng đánh các bài chiêng ngày càng tốt hơn, tích cực tham gia hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu văn hóa nghệ thuật quần chúng, chuyên nghiệp nhằm giới thiệu quảng bá di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Tại Lễ bế giảng, Ban Tổ chức đã trao Giấy chứng nhận cho 30 sinh viên tham gia lớp học truyền dạy đánh cồng chiêng tại trường Đại học Tây Nguyên.

Một số hình ảnh các tiết mục biểu diễn của học viên lớp

Các học viên là sinh viên DTTS trường Đại học Tây Nguyên
Các học viên là sinh viên DTTS trường Đại học Tây Nguyên
Quang cảnh Lễ Bế giảng lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên
Quang cảnh Lễ Bế giảng lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên
Các học viên của lớp học biểu diễn trong chương trình bế giảng lớp học
Các học viên của lớp học biểu diễn trong chương trình bế giảng lớp học
Đắk Lắk: Bế giảng lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên 8
Đắk Lắk: Bế giảng lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên 9
Đắk Lắk: Bế giảng lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên 10
Đắk Lắk: Bế giảng lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên 11
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Thứ trưởng Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Thứ trưởng Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 phút trước
Ngày 3/5, Thanh tra Ủy Ban Dân tộc đã công bố Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tại tỉnh Đắk Lắk.
Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 6 phút trước
Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn huyện Bát Xát.
Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 8 phút trước
Chiều 3/5, Ban Dân Tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023) và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2/8/2004 - 2/8/2024).
Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh”

Tin tức - Thanh Nguyên - 10 phút trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 3/5, tại Điện Biên, Viện Phim Việt Nam - Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh, Trung tâm Thông tin, Xúc tiến Du lịch tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên) tổ chức khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh”.
Hội đồng Dân tộc khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 9

Hội đồng Dân tộc khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 9

Tin tức - Như Tâm - 13 phút trước
Chiều 3/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 9 để thẩm tra, cho ý kiến một số nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, sẽ được Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Thừa ủy quyền của Chính phủ tham dự phiên họp.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Bình: Peace Trees VietNam tài trợ xây dựng điểm trường bản K-ing

Quảng Bình: Peace Trees VietNam tài trợ xây dựng điểm trường bản K-ing

Tin tức - Khánh Ngân - 22 phút trước
Sáng 4/5, ông Nguyễn Bắc Việt - Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết: UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt khoản viện trợ dự án xây dựng điểm trường mẫu giáo K-ing, xã Trọng Hóa.
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 3 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP. Pleiku, Gia Lai. Nhà máy : 1147 Trường Chinh, TP. Pleiku, Gia Lai. Hotline/Zalo: 0935.964.888. Website: www.vinhphatgroup.com.vn