Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đặc sắc trang phục truyền thống của dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi

Trần Đình Quang - 11:32, 29/10/2021

Đồng bào Cor, Hrê, Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi Quảng Ngãi như Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long. Trang phục của các dân tộc vùng cao Quảng Ngãi mang nét đẹp đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.

Thiếu nữ dân tộc Cor trong ngày hội
Những cô gái người Cor trong ngày hội (Ảnh tư liệu)

Trang phục của người Cor

Nhà nghiên cứu văn hóa Cao Chư đã có nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu bản sắc văn hóa người Cor cho biết: Người Cor không có nghề dệt nên thường mua vải của các dân tộc khác về để tự may trang phục cho mình. Xưa kia, đàn ông người Cor thường đóng khố ở trần. Khố có màu xanh hoặc đen. Khi trời lạnh thì khoác thêm tấm choàng, chéo qua vai che kín lưng đến bắp chân.

Trang phục nam dân tộc Cor trong ngày hội
Trang phục nam của người Cor trong ngày hội
Thiếu nữ dân tộc Cor trong trang phục truyền thống
Thiếu nữ Cor trong trang phục truyền fthống

Còn phụ nữ Cor mặc trang phục thường ngày rất đơn giản. Áo cộc tay, cổ tròn chui đầu và váy là một tấm vải hình chữ nhật có màu xanh hoặc đen được quấn quanh và giắt mối ở bên hông.

Ngày nay, phụ nữ Cor thường mặc trang phục có hai màu chủ đạo là màu xanh và trắng. Trang phục lễ hội của phụ nữ Cor khá đẹp. Trên đầu có dải vải chít ngang, phần trên cùng có trang trí hình tượng trưng những ngôi sao, giữa lưng có thắt vải màu, tượng trưng như những tổ ong.

Riêng trong lễ cưới, trang phục của cô dâu và chú rể được trang trí khá đẹp. Cô dâu đội chiếc nón cưới bằng nan tre do chú rể đan, tay cầm rựa và chiếc khăn gói trầu cau. Chú rể mặc tấm choàng thường có màu đen sọc dọc màu đỏ, đầu chít mũ lễ có hai mấu chìa ra tựa như cánh chuồn, tai đeo mấu bằng gỗ, vai vác thanh kiếm phép. Ngoài trang phục, người Cor còn tạo ra nhiều loại vòng đeo cườm tay, đeo trên cổ, tô điểm thêm nét đẹp trong lễ hội.

Trang phục người Ca Dong

Đối với trang phục truyền thống của người Ca Dong ở huyện Sơn Tây, theo cố Nghệ sĩ ưu tú Đinh Long Ta miêu tả trong cuốn sách “Mấy nét văn hóa cổ truyền của người Ca Dong”-xuất bản năm 1999 thì: Đàn ông Ca Dong thường mặc tấm vải choàng màu xanh chàm, cổ viền sọc hoặc màu đỏ, có viền sọc xanh trắng quàng chéo từ vai bên này xuống hông bên kia.

Trang phục truyền thống nam, nữ người Ca Dong
Trang phục truyền thống nam, nữ người Ca Dong

Bộ y phục cổ truyền của người phụ nữ Ca Dong gồm: Ruybăng buộc đầu, yếm, hai miếng vải choàng từ vai bên này xuống hông bên kia, từ vai kia xuống hông bên này và váy. Màu váy phổ biến nhất là màu chàm và đen, dài đến giữa bắp chân. Dọc các đường gấp váy có sọc trắng đỏ và trang trí những hoa văn hình chữ chi, chữ x, hình thoi, hình lá cây… Miếng vải choàng thường là một miếng đỏ, một miếng trắng, yếm thường dùng vải màu đỏ. Ruybăng buộc đầu thường có màu trắng, đỏ, vàng, tím, được xâu theo hoa văn hình thoi, tam giác hình lá cây, chiều dài vừa khít đầu, chiều rộng bằng ngón tay cái. Vòng cổ bằng sợi dây cườm nhiều màu và kiềng bằng bạc bằng thau. Vòng chân bằng dây cườm nhiều màu buộc vào cổ chân thành nhiều vòng.

Trang phục của người Hrê

Trang phục của người Hrê khác nhiều so với dân tộc Cor, người Ca Dong bởi người Hrê xưa kia có nghề trồng bông dệt vải. Hiện nay, người Hrê ở Quảng Ngãi chỉ còn lại một làng nghề chuyên dệt thổ cẩm, đó là làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Lê Hồng Khánh thì “Người Hrê dù nam hay nữ đều có hai bộ trang phục cơ bản đó là: Trang phục bằng thổ cẩm dùng trong các dip lễ, Tết và trang phục dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Váy áo thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Hrê có 3 màu gồm: đen, trắng và đỏ. Trong đó, màu đen là màu nền chủ đạo vì đồng bào cho rằng, màu đen kín đáo, dịu dàng, mạnh mẽ, dẻo dai …”

Trang phục nam nữ dân tộc Hrê
Trang phục truyền thống của người Hrê

Theo quan niệm của người Hrê, trang phục là nét đẹp văn hóa cổ truyền, mang nặng yếu tố tâm linh. Trong cuộc đời của mỗi người Hrê từ khi lớn lên cho đến khi rời khỏi cõi đời, màu vải áo thổ cẩm đều theo họ. Người con gái khi đi lấy chồng được mẹ đẻ tặng chiếc áo và bộ váy đẹp để đi theo chồng. Khi sinh con, ai cũng dành chiếc khăn thổ cẩm đắp trên bụng đứa trẻ để thần linh che chở phù hộ cho đứa trẻ khỏe mạnh, mau lớn. Khi về già chết đi, người nhà đem chiếc áo thổ cẩm theo người đã chết. Chính vì quan niệm như vậy nên người Hrê ở làng Teng đến nay vẫn gìn giữ nghề dệt thổ cẩm. Con gái làng Teng trước khi đi lấy chồng ai cũng phải học nghề dệt thổ cẩm làng mình.

Hiện nay trang phục đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Ngãi đang bị mai một đi nhiều. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo tồn văn hóa cổ truyền của dân tộc nên mỗi huyện chỉ sắm vài chục bộ trang phục để phục vụ trong những ngày lễ hội. Một số phụ nữ say mê sắc màu văn hóa dân tộc mình thì tự mua sắm cho bản thân một bộ trang phục để mặc mỗi khi có lễ hội. Cũng có một số trường học đã đầu tư kinh phí mua trang phục dân tộc cho học sinh và giáo viên để mặc trong ngày đầu tuần.

Để bảo tồn bản sắc văn hóa cổ truyền dân tộc, các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Ngãi cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá nét đẹp văn hóa từ trang phục, khuyến khích đồng bào sử dụng trang phục của dân tộc mình trong các lễ hội, lễ tết… Bên cạnh đó, cần có chính sách bảo tồn, phát huy trang phục dân tộc để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.  

Du khách tham quan Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) mặc trang phục Hrê chụp ảnh lưu niệm
Du khách tham quan Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) mặc trang phục Hrê chụp ảnh lưu niệm

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.