Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cuộc vận động “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Thừa Thiên Huế

Uyển Nhi - 14:38, 02/11/2022

Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”, nhằm phát huy vai trò của dòng họ và các già làng, trưởng bản trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong toàn tỉnh.

 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Lễ phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” tại huyện A Lưới.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Lễ phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” tại huyện A Lưới.

Mục tiêu của cuộc vận động “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” nhằm tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, thể hiện vai trò, trách nhiệm của đội ngũ già làng, người có uy tín, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không chỉ tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới mà cả tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất, đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị đề ra.

Việc phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các dòng họ, dòng tộc, làng, bản, đặc biệt là vai trò của trưởng họ, trưởng tộc, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số gương mẫu, nòng cốt đi đầu trong thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực của các dòng họ, làng, bản, người có uy tín chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương động viên, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các gia đình trong dòng họ, làng, bản nỗ lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, góp phần thực hiện thành công công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn TT-Huế còn những hạn chế, như tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh vẫn còn ở mức cao so với bình quân chung của cả nước (cả nước 2,23%). Tính đến cuối năm 2021, tổng số hộ nghèo tại TT-Huế là 16.006 hộ, chiếm tỷ lệ 4,93%; trong đó, có 4.903 hộ không có khả năng lao động và hộ nghèo có công với cách mạng.

Một số mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo chưa đạt yêu cầu đề ra, nhất là giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giảm nghèo chưa thực sự bền vững, còn nguy cơ tái nghèo.... Đặc biệt tại huyện miền núi A Lưới - nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của Thừa Thiên Huế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chọn, tổ chức lễ phát động cuộc vận động “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” nhằm thể hiện vai trò, trách nhiệm của đội ngũ già làng, người có uy tín, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố của không chỉ A Lưới mà cả tỉnh, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh xuống mức thấp nhất, sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Để đạt mục tiêu này, huyện A Lưới phải hạ dần tỷ lệ hộ nghèo, thoát ra khỏi danh sách 1 trong 74 huyện nghèo của cả nước.

Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện A Lưới đã xây dựng kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ đầu năm 2022 là 49,98% (tương đương với 7.022 hộ nghèo), giảm xuống dưới 12,01% (tương đương với 1.784 hộ nghèo vào năm 2025); tỷ lệ bình quân giảm 9,49%/năm. Riêng năm 2022, giảm 10,18%; cả giai đoạn 2022-2025 giảm 5.238 hộ nghèo.

Huyện A Lưới phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn dưới hơn 12%. Để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, huyện A Lưới kêu gọi các già làng, trưởng bản, người có uy tín trên toàn huyện tích cực vận động con cháu, người thân trong thôn, bản, các tầng lớp nhân dân có ý thức, khát vọng vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại cấp trên; đồng thời phát huy tốt hơn nữa vai trò “cầu nối” trong thực hiện các nhiệm vụ ở cơ sở, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đồng thời huyện A Lưới triển khai các chương trình hành động tạo công ăn việc làm, xóa nhà tạm cho người dân. Nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cũng đã và đang được triển khai như trồng nấm, sâm bố chính, chăn nuôi trang trại bò, lợn hữu cơ... 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy TT-Huế Phan Ngọc Thọ cho biết: “Cấp ủy, chính quyền địa phương và hệ thống chính trị ở A Lưới nói riêng và cả tỉnh nói chung phải xác định tinh thần, các hộ nghèo có sức lao động phải nhất quyết thoát nghèo bền vững. Đội ngũ già làng, người có uy tín, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố sẽ mãi là nhịp cầu nối giữa ý Đảng, lòng dân; tạo sự đoàn kết, sức mạnh, thay đổi nhận thức của bà con để vượt qua mọi khó khăn, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất”./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 10 phút trước
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 11 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 11 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 11 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 11 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 11 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.