Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cử tri vùng DTTS vui mừng, phấn khởi trước sự phát triển của đất nước

V.Linh - T.Bảo - N.Thu- Trình Dung - T.Hải - 21:15, 02/11/2022

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/10/2022. Tại kỳ họp này, Quốc hội tập trung đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2022; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023; xem xét, thông qua 7 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết…

Cử tri vùng cao vui mừng, phấn khởi trước sự phát triển của đất nước
Cử tri vùng cao vui mừng, phấn khởi trước sự phát triển của đất nước

Qua theo dõi nội dung kỳ họp những ngày vừa qua, nhiều cử tri vùng đồng bào DTTS và miền núi, các vị chức sắc tôn giáo rất phấn khởi trước sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2022 và mong muốn Đảng và Nhà nước tiếp tục có những cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của các cử tri.

Đại đức Danh Dung, Trụ trì chùa Đồng Tranh, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
Đại đức Danh Dung, Trụ trì chùa Đồng Tranh, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

Đại đức Danh Dung - Trụ trì chùa Đồng Tranh, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang: Ủy ban Dân tộc đã nói lên tiếng nói của bà con vùng đồng bào DTTS

Những ngày qua tôi thường xuyên theo dõi về Kỳ họp của Quốc hội; trong đó, tôi thấy tâm đắc nhất là phát biểu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Bộ trưởng đã đề xuất kéo dài thời gian được hưởng 12 chính sách đối với các đối tượng thuộc hơn 400 xã và gần 7.000 thôn đã đưa ra khỏi danh sách địa bàn ĐBKK năm 2020, nhưng  do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 hơn 2 năm qua mà những địa phương này trước đã thoát nghèo nay lại gặp khó khăn và Chính phủ đã đồng ý với đề xuất này. Đây là một tin vui, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer chúng tôi.

Nhìn lại cuộc sống của bà con, những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng như đường, trường, kênh thủy lợi, hỗ trợ người dân cây con giống, tiếp cận nguồn vốn… Nhờ đó, đời sống của người dân, nhất là ở khu vực tập trung đồng bào Khmer ổn định, sung túc hơn. Nhưng do dịch bệnh, việc làm ăn, phát triển kinh tế của bà con đều bị ngưng trệ. Giờ dịch bệnh ổn rồi, nhiều người vốn liếng thì không còn đủ để tái sản xuất, giá xăng dầu có lúc lên quá cao nên bà con gặp nhiều khó khăn.

“Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đã nói lên tiếng nói của bà con vùng đồng bào DTTS và miền núi và Chính phủ đã chấp thuận, chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện tiếp các chính sách ưu đãi, như vậy là một điều đáng quý. Với các chính sách này, sẽ là nguồn lực quan trọng để bà con từng bước phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp sức với địa phương xây dựng quê hương giàu đẹp trong thời gian tới”.

Ông Nguyễn Tuấn Lợi, cử tri xã Vạn Hòa, Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Ông Nguyễn Tuấn Lợi, cử tri xã Vạn Hòa, Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Ông Nguyễn Tuấn Lợi - cử tri xã Vạn Hòa, Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai: Giáo dục vùng cao đã có sự phát triển mạnh mẽ

Bản thân tôi đã từng công tác trong ngành Giáo dục và dạy học ở những điểm trường vùng sâu, vùng xa từ những năm 1970. Có thể nói, giáo dục vùng cao hiện nay đã có sự chuyển biến tích cực, khác xa với thời chúng tôi còn công tác.

Để có được kết quả này, trước hết phải khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK. Sự quan tâm này được thể thể hiện thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách về giáo dục. Ví dụ như Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; Chương trình xây dựng nông thôn mới… Bằng các chế độ, chính sách cụ thể này đã hình thành hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh. Nếu như trước đây ở Lào Cai, nhiều xã chưa có trường tiểu học, thì đến nay 100% xã đã có hệ thống các trường từ mầm non, tiểu học, THCS; các cụm khu vực thì có trường THPT. Hệ thống trường lớp được xây dựng kiên cố, bảo đảm cho con em đồng bào các dân tộc được học tập trong môi trường an toàn, tiến bộ.

Từ sự phát triển này, đã tạo ra nguồn lực quan trọng, tỷ lệ học sinh ra lớp cao, học sinh được đi học tiếp bậc THCS, THPT, thi vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tăng dần qua từng năm. Qua đó, góp phần tạo nguồn cán bộ cấp xã, cấp huyện không ngừng nâng cao về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không còn cán bộ xã không biết chữ, rất ít cán bộ trình độ trung cấp mà tối thiểu đều đạt từ cao đẳng trở lên, thậm chí sau đại học.

Thời gian tới, để tiếp tục thúc đẩy phát triển giáo dục ở khu vực vùng sâu, vùng xa, tôi nghĩ Đảng và Nhà nước, cần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về giáo dục. Cùng với đó, có thêm các chính sách đặc thù về giáo dục dành cho đồng bào các dân tộc miền núi; có như vậy, giáo dục vùng cao mới từng bước tiệm cận về mọi mặt so với giáo dục vùng thấp.

Bà H’Uyên Niê - Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
Bà H’Uyên Niê - Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

Bà H’Uyên Niê - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai: Tiếp tục quan tâm xây dựng khối Đại đoàn kết các dân tộc

Tôi luôn tin tưởng và mong muốn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, sẽ phát huy cao độ trí tuệ và tinh thần đoàn kết, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, với mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Đồng thời, các vị đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục là cầu nối quan trọng đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với bà con, nhất là đồng bào các DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn, cũng như chuyển tải những ý kiến của cử tri đến với Quốc hội.

Đối với đồng bào Gia Rai ở huyện Chư Păh, chúng tôi mong muốn, Đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục dành sự quan tâm, ủng hộ, tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Đặc biệt, tiếp tục quan tâm xây dựng khối Đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững mạnh; thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên các địa bàn, lĩnh vực. 

Cần huy động được sự tham gia tích cực của đồng bào các DTTS tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc tuyên truyền xuyên tạc, chống Đảng, Nhà nước; kích động chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân tộc… Từ đó, tạo điều kiện để người dân an tâm phát triển sản xuất, chung tay góp sức vì sự bình yên của buôn làng.

Anh Lỷ Văn Thắng, thôn Tán Trúc Tùng, xã Quảng An, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
Anh Lỷ Văn Thắng, thôn Tán Trúc Tùng, xã Quảng An, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Anh Lỷ Văn Thắng - thôn Tán Trúc Tùng, xã Quảng An, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh: Cần có thêm các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, tạo việc làm, sinh kế

Xã Quảng An, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương miền núi, có nhiều lợi thế về tiềm năng đất đai, tài nguyên, sản phẩm nông nghiệp đặc sản, cây dược liệu, kinh tế lâm nghiệp cũng như tiềm năng du lịch… Tuy nhiên, việc khởi nghiệp của người dân ở địa phương, nhất là thanh niên, vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về kỹ năng quản trị, tiếp cận thông tin… Bà con nơi đây kinh tế vẫn còn nghèo, lao động sản xuất vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

Cá nhân tôi cũng như nhiều người dân trong thôn mong muốn, Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục đưa ra nhiều cơ chế, chính sách trong việc phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa; đặc biệt là các chính sách về khởi nghiệp, tạo việc làm, sinh kế.

Chúng tôi mong muốn sớm được hỗ trợ nguồn lực, kết nối thông tin để đẩy mạnh khởi nghiệp vùng DTTS; hỗ trợ đưa ra các giải pháp sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nhất là thanh niên DTTS vươn lên thoát nghèo, làm giàu bền vững.

Ông Lương Xuân Thuyết, bản Mà, xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An
Ông Lương Xuân Thuyết, bản Mà, xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An

Ông Lương Xuân Thuyết - bản Mà, xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An: Cần có chính sách hợp lý để bảo tồn và gìn giữ văn hóa các dân tộc

Thực tế hiện nay tôi thấy, văn hóa dân tộc, nhất là vùng DTTS đang đứng trước nguy cơ bị xâm lấn mạnh mẽ của văn hóa ngoại lai, của xu hướng và lối sống hiện đại. Ở nhiều nơi, văn hóa dân tộc của đồng bào bị phai nhạt rất đáng lo, đặc biệt là trong thế hệ trẻ hiện nay. Ngay như ở bản Mà chúng tôi, thế hệ trẻ nhiều cháu không am hiểu văn hóa Thái, không hiểu đầy đủ về các nhạc cụ dân tộc, các bài hát của người Thái cũng rất ít biết… đó là nỗi băn khoăn, trăn trở của chúng tôi.

Nhân kỳ họp Quốc hội lần này, là một cử tri, tôi mong muốn Đảng và Nhà nước có những chính sách phù hợp, có nguồn lực đầu tư để gìn giữ và bảo tồn nét văn hóa của người DTTS nói chung, của người Thái nói riêng.

Trước hết, đó là hỗ trợ hợp lý cho các nghệ nhân để họ có thêm điều kiện, động lực bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của đồng bào. Thêm nữa, phải làm sao để ngành Giáo dục chỉ đạo các trường giảng dạy văn hóa dân tộc thông qua các tiết học như: Giảng dạy chữ viết, hát các làn điệu dân ca, các nhạc cụ, các điệu múa…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Tin nổi bật trang chủ
Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi đã và đang khoác lên diện mạo mới. Tiến độ triển khai Chương trình tiếp tục được đẩy nhanh khi các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời, từ đó khơi thông nguồn vốn đầu tư vào vùng DTTS và miền núi.
Cuộc sống mới ở Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang

Cuộc sống mới ở Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang

Chính sách dân tộc - Hoàng Thùy - 8 phút trước
Sau hơn 15 năm triển khai Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, đồng bào các dân tộc phía Bắc được bố trí nơi ở, đất sản xuất. Đến nay, đời sống của đồng bào đã ổn định và từng ngày khởi sắc…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

Thời sự - BDT - 19:05, 07/05/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 45/CĐ-TTg ngày 7/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 16:45, 07/05/2024
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Chính sách dân tộc - Nguyệt Anh - 16:26, 07/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1194/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sức khỏe - Như Ý - 16:00, 07/05/2024
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 15:30, 07/05/2024
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - Tào Đạt - 15:04, 07/05/2024
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đã diễn ra vào sáng ngày 7/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 14:46, 07/05/2024
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 14:30, 07/05/2024
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 14:10, 07/05/2024
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.