Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Vân Khánh - 08:12, 30/11/2023

Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%, ước năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó có việc thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Qua đó, tạo động lực cho người người dân ở Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.

Gia đình anh Lạc Thế Tuyên ở xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên trước ngôi nhà mới đang được hoàn thiện bằng sự hỗ trợ tiền xã hội hóa, cũng như của anh em trong gia đình
Gia đình anh Lạc Thế Tuyên ở xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên trước ngôi nhà mới đang được hoàn thiện bằng sự hỗ trợ tiền xã hội hóa, cũng như của anh em trong gia đình

Áp dụng chính sách đặc thù để phát triển kinh tế

Trong nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều đề án, chính sách đặc thù nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Qua đó, tăng cường giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết các thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, nhất là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Đơn cử như Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025, trong đó đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2025, hỗ trợ làm nhà cho 3.022 hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở (bao gồm làm mới 2.351 nhà, sửa chữa 671 nhà). Năm 2023, dự kiến hỗ trợ làm mới và sửa chữa 1.598 nhà, trong đó làm mới: 1.305 nhà, sửa chữa: 293 nhà. Năm 2024, dự kiến hỗ trợ làm mới và sửa chữa 1.424 nhà, trong đó làm mới: 1.046 nhà, sửa chữa: 378 nhà. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án trên 148 tỷ đồng, ngoài ra dự kiến sẽ huy động thêm từ các gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư khoảng 128 tỷ đồng.

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, căn nhà xây 3 gian, rộng hơn 60 m2 này của gia đình anh Lạc Thế Tuyên, thôn Bản Bến, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, sẽ hoàn thành. Đây là ngôi nhà mơ ước của gia đình sau nhiều năm sống trong căn nhà gỗ giột nát. Anh Tuyên, có hoàn cảnh khó khăn, bản thân đau yếu, sống đơn thân lại vừa phải nuôi 2 con ăn học. Biết được hoàn cảnh gia đình, lãnh đạo xã đã vận dụng các mối quan hệ, vận động được 50 triệu đồng để góp sức cùng gia đình, người thân hỗ trợ anh Tuyên làm nhà. 

“Bây giờ được nhà nước hỗ trợ thêm tiền để làm nhà, tôi cũng cố gắng nhờ anh, nhờ em mỗi người gom góp một chút để làm được một ngôi nhà như thế này. Thực sự tôi phấn khởi lắm. Từ giờ trở đi không lo mưa bão, không lo giột nát không lo đến người nữa”, anh Tuyên bộc bạch.

Đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào DTTS miền núi ở Yên Bái
Đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào DTTS miền núi ở Yên Bái

Điểm mới trong cách làm của Yên Bái là tỉnh đã hỗ trợ thêm cho người dân kinh phí làm nhà từ nguồn ngân sách tỉnh và xã hội hóa với mức hỗ trợ làm nhà của tỉnh 50 triệu đồng/nhà làm mới, 25 triệu đồng/nhà sửa chữa; riêng tại 2 huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải mức hỗ trợ là 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa.

Với những nỗ lực trong việc hỗ trợ người dân làm nhà ở, trong năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu giảm 3,76% tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9,16%. Tính đến trung tuần tháng 11, toàn tỉnh đã hoàn thành trên 83,5% kế hoạch giao; nhiều địa phương đã đạt từ 85 đến 100% kế hoạch; không những vậy, còn thực hiện vượt chỉ tiêu giao, nhờ chủ động trong vận động xã hội hóa, giúp cho nhiều hộ nghèo hiện thực hóa giấc mơ “an cư” để giảm nghèo bền vững. Cũng chính từ sự hỗ trợ này, tỉnh Yên Bái đã tạo sự thay đổi trong nhận thức đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong khơi dậy ý chí tự giác, nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không ít hộ đã làm đơn tự nguyện thoát nghèo, hăng hái lao động sản xuất, tự lực vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Sử dụng nguồn lực hợp lý để phát huy hiệu quả của chính sách giảm nghèo

Từ nguồn vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Yên Bái đã bố trí đầu tư, xây dựng 45.843 công trình hạ tầng thiết yếu tại các địa bàn thuộc huyện nghèo, địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh Yên Bái đã huy động được trên 10.490 tỷ đồng (trong giai đoạn 2021 đến quý 2/2023) để đầu tư cho công tác giảm nghèo bền vững. Trong đó, nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu là 2.225 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo là 2.321 tỷ đồng; vốn Ngân hàng chính sách xã hội 3.550 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương là 1.144 tỷ đồng và từ các nguồn xã hội hoá 127 tỷ đồng, vốn vay ODA 1.123 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính năm 2021 đến thời điểm này, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi đối với 62.000 lượt khách hàng, trong đó có 24.400 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Tỉnh Yên Bái ban hành những chính sách đặc thù hỗ trợ người nông dân phát triển kinh tế hàng hóa.
Tỉnh Yên Bái ban hành những chính sách đặc thù hỗ trợ người nông dân phát triển kinh tế hàng hóa.

Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ngô Thanh Giang cho biết: trong công tác tham mưu để điều phối hiệu quả các nguồn lực, Sở và các ngành liên quan đã tập trung làm tốt công tác tham mưu, xây dựng thể chế, chính sách về công tác giảm nghèo bền vững mà trọng tâm là về huy động, sử dụng nguồn lực thực để hiện giảm nghèo nhanh, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Cũng theo ông Giang, các nguồn vốn đã được sử dụng đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích và phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 2,28%, đạt 117,6% kế hoạch; năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 5,15%, đạt 127,5% kế hoạch, năm 2023 phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9,16%. Tỷ lệ thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ nghèo có sự chuyển biến tích cực, đời sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân sinh sống tại các địa bàn khó khăn ngày càng được nâng cao.

Trong thời gian tới, đối với công tác giảm nghèo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 61-NQ/TU ngày 20/10/2021 về tiếp tục lãnh đạo hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó nêu rõ: “Sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước để triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững...đồng thời, huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho công tác giảm nghèo bền vững”. 

Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan ngành dọc cấp trên và thực tiễn triển khai chương trình tại các cơ quan, địa phương trong tỉnh để kịp thời cập nhật, triển khai, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình; thực hiện tốt việc lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 8 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 8 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 8 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 8 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 9 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).