Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cộng sinh với rừng

Vân Khánh - 15:00, 18/11/2022

Lâm nghiệp trong xã hội hiện đại không chỉ là khai thác đơn giá trị, mà cần phát triển theo hướng bền vững, khai thác đa giá trị, cộng sinh với rừng.

Chăn nuôi dưới tán rừng tạo ra sản phẩm độc đáo
Chăn nuôi dưới tán rừng tạo ra sản phẩm độc đáo

Dưới những tán rừng

Nếu như trước đây, người DTTS sống dựa vào rừng, chủ yếu khai thác từ tự nhiên, thì giờ đây, nhiều người đã thích nghi với việc phát triển kinh tế rừng theo hướng làm du lịch sinh thái, trồng dược liệu dưới tán rừng…

Chia sẻ về câu chuyện của mình, anh Lềnh A Tráng, dân tộc Dao, ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh cho biết, trước đây, người dân bản anh chỉ biết dựa vào rừng như chặt cây làm nhà, săn bắn thú. Thế nhưng giờ đây, anh và mọi người đã biết tận dụng tán rừng trồng cây ba kích.

Lềnh A Tráng đã biết “đánh thức” chính mình và cây ba kích để làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Cây ba kích đã đem về cho Lềnh A Tráng doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Không riêng Lềnh A Tráng, giờ đây, nhiều người ở Quảng Ninh đã trồng cây ba kích để phát triển kinh tế ngay dưới tán rừng.

Việt Nam có khoảng 7.000 loài cây thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ (LSNG), trong đó có 216 loài tre, nứa; 56 loài song, mây; 5.000 loài cây dược liệu... hàng trăm loài làm thực phẩm. Trong đó, miền núi phía Bắc chiếm tới hơn 70% tổng số loài thực vật LSNG và hơn 90% các loài LSNG quý hiếm của cả nước. Thực tế, số loài cây LSNG ở Việt Nam cũng như ở các tỉnh Trung Du và miền núi phía Bắc cao hơn rất nhiều so với các loài LSNG đã thống kê do nhiều loài chưa được biết đến công dụng.

Theo thống kê, tổng diện tích một số nhóm, loài LSNG chủ yếu ở Việt Nam khoảng 2.696.821 ha, trong đó, diện tích LSNG phân bố tự nhiên trong rừng khoảng 1.922.634 ha, diện tích LSNG trồng khoảng 776.948 ha. Một số loài có diện tích trồng lớn và có sản lượng khai thác đạt giá trị cao như: Cây quế chiếm diện tích lớn nhất lên tới 137.000 ha, sản lượng khoảng 32.000 tấn vỏ khô/năm; cây hồi chiếm diện tích khoảng 60.500 ha, sản lượng đạt khoảng 24.200 tấn quả khô/năm; thảo quả chiếm diện tích diện tích 35.500 ha, sản lượng khoảng 5.325 tấn quả khô/năm; sa nhân chiếm diện tích 5.820 ha, sản lượng khoảng 582 tấn quả khô/năm; ba kích chiếm diện tích 1.295 ha, sản lượng khoảng 648 tấn củ tươi/năm.

Một số loài cây dược liệu khác như: Đẳng sâm, chè dây tập trung ở vùng núi cao các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang với diện tích khoảng 4.500 ha, hằng năm cung cấp lên tới 9.000 tấn sản phẩm. Tổng giá trị kinh tế từ LSNG chính ước đạt khoảng 3.361 tỷ đồng/năm.

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm LSNG gồm nội địa và xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu LSNG, giai đoạn từ năm 2016 - 2020, sản phẩm LSNG xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là sản phẩm mây tre, hồi, quế, thảo quả, sa nhân, nhựa thông... Các mặt hàng LSNG xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh như sản phẩm mây tre với giá trị xuất khẩu tăng bình quân khoảng 30%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 608 triệu USD năm 2020. Sản phẩm quế, hồi tăng bình quân khoảng 50%/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 245 triệu USD; dược liệu khoảng 90 - 110 triệu USD/năm; tinh dầu và dầu nhựa khoảng 100 - 110 triệu USD/năm.

Tiềm năng, lợi thế về kinh tế - xã hội là rất lớn từ LSNG và giá trị cảnh quan, sinh thái của rừng, thế nhưng việc quản lý, khai thác, sử dụng vẫn còn không ít bất cập. Việc khai thác các giá trị đa dụng của rừng vẫn đang ở mức tiềm năng; chưa khai thác, sử dụng một cách tổng hợp đa chức năng, đa giá trị của hệ sinh thái rừng để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng về kinh tế - xã hội cao hơn.

Trồng cây dược liệu dưới tán rừng đem lại thu nhập cao
Trồng cây dược liệu dưới tán rừng đem lại thu nhập cao

Nhiều tiềm năng chưa khai thác

Từ những câu chuyện thực tế cho thấy khai thác kinh tế rừng trong xã hội hiên đại cần cộng sinh với rừng. Hướng đi này vừa bảo vệ rừng, vừa tạo ra nguồn thu bền vững.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, tổng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) giai đoạn 2011 - 2020 của các tỉnh Trung Du, miền núi phía Bắc là hơn 7.750 tỷ đồng (chiếm 48,4% tổng thu của cả nước). Bình quân mỗi năm thu khoảng 775 tỷ đồng; riêng năm 2020 thu được 1.239 tỷ đồng. Tiềm năng nguồn thu từ DVMTR tập trung chủ yếu tại các tỉnh khu vực Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Điện Biên), nơi có nhiều hệ thống thủy điện với công suất lớn như: Thủy điện Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình trên sông Đà. Riêng tỉnh Lai Châu có nguồn thu từ tiền DVMTR lớn nhất cả nước, với tổng số tiền DVMTR giai đoạn 2011 - 2020 là 2.647 tỷ đồng, chiếm 16,5% tổng thu giai đoạn của cả nước và 34% của các tỉnh phía Bắc.

Rừng khu vực Trung Du và miền núi phía Bắc, nếu triển khai tất cả các phương án giảm phát thải và đạt được lượng phát thải, đồng thời giữ mức phát thải của các diện tích còn lại ở mức bình thường thì dự kiến sẽ có khoảng 51,27 triệu tấn Carbon (CO2) có thể thương mại với giá dự kiến là 5USD/tấn CO2 (tính theo giá chuyển nhượng cho Quỹ Đối tác Carbon trong lâm nghiệp của khu vực Bắc Trung Bộ), tổng thu từ việc bán tín chỉ Carbon đạt khoảng 256 triệu USD giai đoạn 2021 - 2030, trung bình 25,6 triệu USD/năm (tương đương 588 tỷ đồng/năm).

Ngoài ra, rừng ở khu vực Trung Du và miền núi phía Bắc còn có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái. Các khu: Vườn quốc gia Hoàng Liên có đỉnh Fansipan - nóc nhà của Đông Dương; Vườn quốc gia Bái Tử Long - Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với hàng nghìn hòn đảo cùng với đền, chùa, di tích lịch sử - văn hóa; Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, Tà Xùa, Sốp Cộp và Xuân Nha, tỉnh Sơn La với khí hậu ưu đãi, thời tiết mát mẻ quanh năm phù hợp phát triển các hoạt động du lịch sinh thái; Vườn quốc gia Du Già; rừng thông Yên Minh, Vườn quốc gia Ba Bể - khu Ramsar với hệ sinh thái rừng ngập nước...

Các tỉnh Trung Du và miền núi phía Bắc có tổng diện tích rừng tự nhiên gần 4 triệu ha (chiếm 38,6% tổng diện tích rừng tự nhiên toàn quốc), đa dạng về chủng loài LSNG, đặc biệt là các loài dược liệu dưới tán rừng; người dân có nhiều kinh nghiệm về nuôi trồng, chế biến LSNG. Do vậy, địa bàn nơi đây, đặc biệt là các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh... có đầy đủ tiềm năng và lợi thế về nguồn LSNG, phát triển kinh tế dưới tán rừng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 1 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 1 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 2 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 2 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 3 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 3 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 3 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.