Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Con đường huyền thoại Ngày ấy-Bây giờ

PV - 14:33, 27/05/2019

60 năm đã trôi qua, nhưng với mỗi người Việt Nam, ký ức đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên. Ngày nay, trong thời đại mới, con đường huyền thoại ấy lại tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Bài cuối: Con đường đi tới tương lai

Tháng Năm nhiều cung bậc cảm xúc, chúng tôi về thăm lại con đường mang tên Bác. Đâu phải ngẫu nhiên đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại, là nguồn cảm hứng vô tận cho các văn nghệ sĩ và cũng là những người lính Trường Sơn một thời. Đi trên con đường ấy, hiện tại đang hiện hữu trong màu xanh no ấm, cuộc sống mới đang mở ra một tương lai tươi sáng. Đường Hồ Chí Minh hôm nay vẫn đi qua những địa danh oai hùng trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ; qua nhiều làng mạc, thị trấn, thị tứ, đường đi đến đâu cuộc sống của đồng bào các dân tộc đổi thay đến đấy. Đi cùng với phát triển kinh tế, các địa phương luôn giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho bao thế hệ con em đang sinh sống, làm việc trên con đường huyền thoại.

Đường Trường Sơn qua địa phận tỉnh Quảng Nam hôm nay. Đường Trường Sơn qua địa phận tỉnh Quảng Nam hôm nay.

Đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, ông Hồ Văn Nhun, người Bhnong (thuộc dân tộc Giẻ-triêng) đầu tiên mang họ Hồ, ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã kinh qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Ông vẫn nhớ như in những lần vận chuyển hàng hóa, đạn dược trên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại phục vụ cho chiến trường miền Nam, cũng như thời khắc lịch sử khi quê hương ông và cả đất nước hòa trong niềm vui ngày giải phóng. 60 năm đã trôi qua, cuộc sống của ông Nhun cũng như hàng ngàn bà con Bhnong dọc theo con đường Hồ Chí Minh giờ đã thật sự đổi thay. “Đồng bào chúng tôi đã có đường đi, có bệnh viện, có trường học, có đường qua các xã, đến các thôn và điện đã phủ hết các thôn. Vui lắm, tự hào lắm khi được sống trong tự do và hòa bình, đời sống mọi mặt ngày càng được nâng cao”, ông Nhun chia sẻ.

Đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Quảng Nam là nơi sinh sống của hàng vạn đồng bào DTTS. Tại hơn 30 bản làng dọc theo con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, những vết tích của chiến tranh giờ đã dần lùi xa, thay vào đó là những bản làng định canh, định cư bền vững, trù phú, đồng bào các dân tộc anh em đoàn kết một lòng, xây dựng cuộc sống mới có cơm no, áo ấm, con trẻ được học hành, người đau ốm được chữa bệnh… Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi có tuyến đường Hồ Chí Minh thì đời sống Nhân dân có bước phát triển vượt bậc, việc đi lại của Nhân dân cũng dễ dàng, hàng hóa được trao đổi, buôn bán rất thuận lợi …

Có thể thấy, sau khi đất nước thống nhất, đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh bắt đầu một sứ mệnh mới khi Đảng, Nhà nước quyết định xây dựng đường Hồ Chí Minh trở thành tuyến đường quốc gia xuyên Bắc-Nam thứ 2. Theo Quy hoạch chi tiết, đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận 28 tỉnh, thành phố, có tổng chiều dài trên 3 nghìn km. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 đã được Thủ tướng phê duyệt là 13.312 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 27.708 tỷ đồng và giai đoạn 3 là 273.167 tỷ đồng không kể 23.000 tỷ đồng là tổng mức đầu tư của 133km đường Hồ Chí Minh trùng với các dự án khác đã được bố trí nguồn vốn và đang được triển khai. Đường Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng giai đoạn 1 vào ngày 5/4/2000. Tới năm 2020, khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành, con đường sẽ là mạch máu nối liền đất nước từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Cà Mau. Ít ai biết rằng, để hồi sinh con đường huyền thoại, Nhân dân ta đã trải qua những ngày tháng vô cùng gian nan, vất vả. Vất vả không chỉ bởi địa hình hiểm trở, núi cao, vực sâu, địa chất phức tạp mà ở đó còn hàng nghìn tấn bom mìn sót lại sau chiến tranh cần phải rà phá.

Những di tích còn lại trên đường Hồ Chí Minh. Những di tích còn lại trên đường Hồ Chí Minh.

Con đường lịch sử Hồ Chí Minh đang tạo nên mạch máu thứ 2 cho đất nước và cũng là sợi dây kết nối đầy ý nghĩa giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, đưa đất nước phát triển trong công cuộc hiện đại hóa và hội nhập. Và những người chiến sĩ Trường Sơn năm xưa vẫn phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.

Trong diễn văn kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và truyền thống Bộ đội Trường Sơn vừa qua, Thượng tướng Phan Văn Giang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh: Mãi mãi tự hào và không ngừng phát huy phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, Bộ đội Trường Sơn anh hùng trong thời kỳ mới, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng mà các thế hệ cha anh đã đổ biết bao xương máu mới giành lại được.

Nhằm kế thừa và phát huy truyền thống Trường Sơn anh hùng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 2011, Chính phủ đã có Quyết định thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Sau hơn 8 năm thành lập, đến nay, Hội đã có 112 tổ chức thành viên và hơn 31 vạn hội viên. Tính đến cuối năm 2018, Hội đã xây dựng hơn 2.100 ngôi nhà tình nghĩa tặng hội viên có hoàn cảnh khó khăn; tặng gần 4 ngàn sổ tiết kiệm cho hội viên nghèo; tặng gần 600 suất học bổng cho con, cháu hội viên; 2.770 hội viên được đồng đội giúp vốn sản xuất, kinh doanh không lấy lãi với tổng số tiền 3 tỷ 584 triệu đồng; 8.167 hội viên được đồng đội tặng vật nuôi, cây giống để phát triển sản xuất, ổn định đời sống; 2.447 hộ hội viên đã vươn lên thoát nghèo…

“Trách nhiệm của người lính Trường Sơn chúng tôi ngày nay còn nhiều lắm, trong việc phát huy truyền thống Trường Sơn, giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử và truyền thống dân tộc, về đạo lý uống nước nhớ nguồn và tỏa sáng Trường Sơn trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước nói chung. Mai sau, ai nhắc đến Trường Sơn, chính là tôn trọng lịch sử, ai nhớ tới Trường Sơn là tri ân những người đã ngã xuống cho nước nhà thống nhất hôm nay…”, ông Nghiêm Viết Báo, người lính Trường Sơn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh bộc bạch.

Lịch sử Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh mãi mãi chói lọi và trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Sự tích về con đường vĩ đại, thiêng liêng như một huyền thoại ấy luôn có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hôm nay và mai sau. Năm tháng qua đi, màu xanh cuộc sống trên tuyến đường Trường Sơn đang tiếp tục vươn lên mạnh mẽ…

THANH HUYỀN - TẤN SỸ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) ở các huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Nam còn tương đối chậm. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, báo cáo để có hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 25 phút trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 29 phút trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.