Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Có một không gian Tây Nam bộ trên Cao nguyên Đăk Lăk

Lê Hường - 09:43, 12/04/2021

Tận dụng ưu thế đất đai rộng, khí hậu thuận lợi và niềm đam mê nông nghiệp hữu cơ, chàng trai trẻ Nguyễn Đức Thành, sinh năm 1998, thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk đã tự mày mò, tìm hiểu và xây dựng thành công mô hình nông nghiệp hữu cơ, lập nên một "miệt vườn" Tây Nam Bộ trên cao nguyên.

Hàng dừa trồng thành hàng quanh bờ ao tạo cảm giác giống như miệt vườn giữa mảnh đất Tây Nguyên
Hàng dừa trồng quanh bờ ao tạo cảm giác giống như miệt vườn ở vùng Tây Nam bộ trên đất Tây Nguyên

Vượt qua nghịch cảnh

Cách trung tâm TP. Buôn Ma Thuột chừng 30km, thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar được coi là vùng đất khó. Bởi, diện tích rộng, song để canh tác, sản xuất được trên khu vực này  là rất gian nan.

Vậy nhưng, anh Nguyễn Đức Thành đã làm nên một kỳ tích. Chàng trai mới 23 tuổi này đang sở hữu cơ ngơi tiền tỉ, với 2ha cây ăn trái, 6 ao nuôi tôm, cá và cơ sở cung cấp cây giống uy tín cho người dân trong vùng.

Thành là con út trong gia đình thuần nông, có 2 chị em. Năm học lớp 9, bố Thành đổ bệnh rồi mất, gia đình rơi vào cảnh khốn khó. Gia tài của 3 mẹ con chỉ có 1,1 ha đất cằn cỗi trồng tiêu và mấy ao nuôi cá. 

“Lúc đó, mình tủi thân lắm, mồ côi cha, nhà nghèo nhiều người coi thường. Quyết định bỏ học dở chừng, lấy động lực từ những câu chê bai của thiên hạ để quyết tâm thay đổi hoàn cảnh. Ban ngày mình đi làm thuê lúc nghỉ lên mạng tìm hiểu thông tin, kiến thức nông nghiệp”, Thành chia sẻ.

Năm 2015, Thành xin mẹ đánh hết cá trong ao bán được 100 triệu đồng, đầu tư xây chuồng mua 6 con bò về nuôi. May mắn không mỉm cười, bò tự nhiên mất giá bán lỗ vốn, còn vườn tiêu bị sâu bệnh chết hết. Không nản lòng, xem trên mạng thấy nông dân miền Tây có nhiều mô hình hay, Thành tự mày mò xuống làm thuê 3 tháng không công để hiểu cách làm nông nghiệp.

“Nông dân miền Tây thật thà, chất phác, họ đã tận tình chỉ dạy nên mình nắm bắt kiến thức rất nhanh. Làm thuê cho nhiều nhà vườn với những mô hình khác nhau, mình học hỏi được nhiều điều bổ ích”, Thành tâm sự.

Năm 2016, Thành phá vườn tiêu, cải tạo đất, vay ngân hàng 50 triệu đồng và tự mình xuống miền Tây chọn 100 cây ổi lê, 150 cây dừa xiêm và 50 cây vú sữa bơ hồng về trồng. Dừa và ổi dễ trồng, nhưng đất nhà anh nhiều sỏi đá, thuộc loại cằn cỗi, bạc màu nên Thành chuyển hướng làm nông nghiệp hữu cơ, chỉ dùng chế phẩm sinh học để vừa cải tạo đất vừa tốt cho cây trồng. 

"Trong quá trình khởi nghiệp, mình được sự quan tâm, hỗ trợ của các sở, ngành, chính quyền địa phương. Đến nay, mình có thể tự hào mình đã thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ". 

Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Đức Thành

“Mọi người ai cũng bảo mình điên khùng, trồng hữu cơ chi phí cao mà không có lời gì mấy. Vừa làm vừa rút kinh nghiệp, khi ổi cho thu lứa trái đầu được thị trường đón nhận vì chất lượng tốt, ăn ngon. Ổi này ra trái quanh năm nên chẳng bao lâu mình thu hồi vốn”, Thành nói.

Song song với trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ, Thành vẫn duy trì nghề nuôi cá truyền thống của gia đình, dùng men sinh học và đậu nành, bắp làm thức ăn. Năm 2017, Thành học cách nuôi tôm càng xanh. Sau vài lần thất bại, năm 2020, Thành đã thu được 6 tạ tôm càng xanh thương phẩm. Thuận lợi lớn nhất của anh là mẹ luôn ở bên ủng hộ, động viên.

Thành là người đầu tiên nuôi tôm càng xanh ở Đắk Lắk
Thành là người đầu tiên nuôi tôm càng xanh ở Đắk Lắk

"Miệt vườn" trên cao nguyên

Rặng dừa hai bên đường vào Nông trại hữu cơ Đức Thành dài hun hút. Bên trong là những cây vú sữa, ổi, chanh trĩu quả, khiến bất cứ ai đi qua cũng phải dừng lại ngắm nhìn và tò mò về chủ nhân của nó. 

Hiện trang trại của Thành có khoảng 6 loại cây ăn trái, trong đó có 300 cây dừa được trồng quanh các bờ ao, dọc đường bờ lô, 400 cây ổi lê và hàng trăm cây vú sữa. Bước đi dưới rặng dừa xanh mát cảm giác như lạc vào miệt vườn miền Tây.

Tiếng lành đồn xa, người dân trong và ngoài địa phương đến đây ngày càng đông. Nhiều người đến đây chỉ để tham quan, trải nghiệm khung cảnh miệt vườn mát rượi giữa mùa khô Tây Nguyên rực nắng. Trải chiếu dưới đường dừa hóng gió, bắt cá nướng, ăn ổi sạch, uống nước dừa ngọt lịm. 

Vì lẽ đó, Thành nghĩ ngay đến việc làm du lịch miệt vườn. Năm 2020, Thành đầu tư xây 3 nhà chòi từ nguyên liệu gỗ và lá dừa nước. Chỉ tính riêng dịp Tết Nguyên đán miệt vườn của anh đã đón hàng trăm lượt khách.

"Hiện tại, mình không tính vé tham quan, vì chưa thực sự khai thác du lịch, nhưng trong tương lai mình sẽ kết hợp trang trại nông nghiệp hữu cơ để làm du lịch miệt vườn. Sắp tới, mình sẽ trồng 5 sào hoa ngay đường vào trang trại và quy hoạch để làm du lịch bài bản hơn. Năm 2020, tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của mình đạt khoảng 700 triệu đồng", anh Thành cho biết. 

Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, anh Thành cho biết: với phương châm “thành công là cuộc hành trình, chứ không phải là một điểm đến”, mình “lấy ngắn nuôi dài”, chú trọng tạo ra tài sản chứ không tiêu sản. Trước mắt, mình không sắm sửa gì nhiều, chủ yếu đầu tư, mở rộng quy mô trang trại. 

Theo Phó Bí thư Huyện Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Cư M’Gar Nguyễn Minh Quý, anh Thành là một người trẻ năng động, chịu khó, nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm nông nghiệp hữu cơ. Các cấp Đoàn Thanh niên trong tỉnh đã chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của Thành trên các kênh thông tin truyền thông để thanh niên nói riêng, người dân nói chung học hỏi kinh nghiệm và nỗ lực vươn lên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 9 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 9 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).