Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cô giáo người Mông và hành trình khiến 100% trẻ ở vùng đất "3 không" đến trường

PV - 14:57, 24/09/2020

Điểm trường nơi cô dạy không điện - không đường - không trạm, chỉ có sự nghèo đói và lạc hậu. Những đứa trẻ nơi đây chỉ thích đi nương làm rẫy, đến 14, 15 tuổi thì lấy vợ lấy chồng. Nhưng cô Tông đã làm được “kỳ tích”, để 100% trẻ trong độ tuổi đến trường.

Con đường đến trường của cô Sung Thị Tông. (ảnh: Báo Thanh Hóa)
Con đường đến trường của cô Sung Thị Tông. (ảnh: Báo Thanh Hóa)

Cô giáo Sung Thị Tông, giáo viên Trường Mầm non Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một trong những cá nhân có thành tích xuất sắc được vinh danh tại Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục lần thứ 7 do Bộ GD-ĐT vừa tổ chức ngày 23/9.

Công tác tại bản trường mầm non thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Thanh Hóa, nơi có 100% đồng bào dân tộc người Mông, nơi cái đói, cái nghèo và cả sự lạc hậu bao trùm. Nơi chỉ vài năm trước vẫn không đường, không trường, không trạm. Những đứa trẻ nơi đây chẳng bao giờ nghĩ đến việc học cái chữ, chỉ muốn lên nương làm rẫy kiếm ít ngô ít sắn, lớn hơn chút thì lấy vợ lấy chồng rồi sinh con.

Đường đến trường của những đứa trẻ nơi đây không chỉ xa về mặt địa lý, mà còn xa bởi chính suy nghĩ cái chữ không làm no cái bụng của đồng bào dân tộc nơi đây. Nhưng với những nỗ lực không ngừng, cô Sung Thị Tông đã khiến 100% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo đến trường.

Chia sẻ về câu chuyện của bản thân tại đại hội, cô Sung Thị Tông cho biết, bản thân cô cũng vốn là người Mông. Sinh ra và lớn lên tại bản nghèo Xía Nọi, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm xã 27 km và cách trung tâm huyện 67 km, nơi chỉ toàn đồi núi bao phủ, tuổi thơ gắn liền với những con suối và ruộng nương.

“Tôi có 8 anh chị em và hầu hết các gia đình khác cũng vậy, nhà nào cũng có 8-10 người con. Người Mông chúng tôi sinh con dày đến mức anh chị em mà nhìn như đứa trẻ cùng lứa tuổi. Vì thế cái đói, cái nghèo cứ mãi đeo bám chúng tôi”, cô Tông kể.

Dù khó khăn, nhưng cô Sung Thị Tông lại may mắn là 1 trong 7 đứa trẻ trong bản được cắp sách tới trường. Đến giờ cô Tông vẫn nhớ, những ngày đầu tiên đi học, khi toàn thân lấm lem bùn đất. Những buổi học trong những lớp học tranh nứa, nắng rát mặt, mưa ướt đầu. Nhiều bạn cùng lớp phải cõng em đi học. Bút sách đều thiếu thốn, chủ yếu do các thầy cô cho.

Trải qua những tháng ngày đi học khó khăn, nhưng đầy niềm vui, cô Sung Thị Tông luôn ấp ủ ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành cô giáo, đem tri thức về cho thế hệ trẻ nơi cô sinh ra.

Đi bộ đường đèo cả ngày để đến lớp

Với sự quyết tâm, phấn đấu không ngừng nghỉ của bản thân, ước mơ của cô Tông đã trở thành hiện thực khi năm 2016 cô đã trở thành cô giáo mầm non. Với lòng đam mê nghề giáo và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, cô đã không quản ngại khó khăn, vất vả xung phong nhận nhiệm vụ đứng lớp tại điểm trường Mùa Xuân, Trường Mầm non Sơn Thủy.

Với những nỗ lực và thành tích của bản thân, cô Sung Thị Tông là một trong những giáo viên xuất sắc được vinh danh tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 7 ngành giáo dục. (Ảnh: Giáo dục thời đại).
Với những nỗ lực và thành tích của bản thân, cô Sung Thị Tông là một trong những giáo viên xuất sắc được vinh danh tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 7 ngành giáo dục. (Ảnh: Giáo dục thời đại).

Đây là bản có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, cách điểm trường chính và trung tâm xã 22 km, giáp với nước Lào. Là một bản vùng biên nghèo nhất tỉnh Thanh Hoá: không điện - không đường - không trạm, sự nghèo đói, lạc hậu... vẫn đeo bám nơi đây.

“Đồng bào sống tự cung tự cấp, dựa vào trồng ngô, trồng lúa trên nương. Đặc biệt trong cơn bão số 3 năm 2019, bản Mùa Xuân đã bị lũ quét tràn qua, chia cắt và cô lập. Những ngôi nhà đất mái lá vốn đã đơn sơ, tuềnh toàng, cơn bão đi qua đã cuốn trôi, làm sập hoàn toàn, đường xá sạt lở, chia cắt... Hành trình đến với điểm trường Mùa Xuân của tôi càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết”, cô Tông chia sẻ.

Kể về con đường đến trường, cô Tông vẫn vui, kể với giọng “nhẹ như không” về những quãng đường bùn lầy, dốc đá lởm chởm và có nhiều đoạn chiều ngang con đường chỉ khoảng nửa mét, 1 bên là núi, 1 bên là vực mà nếu đi không cẩn thận sẽ rơi xuống vực bất cứ lúc nào.

Cô Tông cho biết, để đến điểm trường cô đang dạy, nếu đi xe máy sẽ mất khoảng 5h đồng hồ, còn đi bộ sẽ mất 1 ngày. Nhưng những khó khăn đó cũng không khiến cô chùn bước mà càng thôi thúc cô giáo trẻ nhanh đến điểm trường hơn.

Khi tận mắt nhìn thấy những thiếu thốn của điểm trường, phòng học xuống cấp, đồ dùng học tập, trang thiết bị, đồ chơi bị mưa bão cuốn trôi và hư hỏng… cô Tông càng thấu hiểu những thiếu thốn của những đứa trẻ nơi đây.

Từ đó, cô giáo trẻ trăn trở và suy nghĩ làm gì để những đứa trẻ nơi đây bớt khổ, bớt đói; làm thế nào để các em có đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cần thiết để vui chơi, học tập, đáp ứng các yêu cầu của công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi?

Huy động nguồn lực về hỗ trợ trẻ em nghèo

Cô Sung Thị Tông đã tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường tìm cách kết nối với các cá nhân, đoàn từ thiện, các nhà hảo tâm để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ về đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế cho trẻ. Những nỗ lực của cô Tông đã được đền đáp. Trong hơn 1 tháng cô đã kêu gọi được nhiều đồ chơi, đồ dùng, bàn ghế; đoàn thiện nguyện Búp Măng Non đã đến tại điểm trường Mùa Xuân để tổ chức Tết Trung thu cho các cháu; đặc biệt, chương trình Vì trẻ em vùng cao và nuôi em, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ nuôi ăn cho tất cả các cháu và 100% cháu được bán trú tại trường.

Khi cơ sở vật chất đã tạm thời ổn định, cô giáo trẻ lại suy nghĩ làm thế nào để mỗi đứa trẻ nơi đây đều được đến lớp học tập và vui chơi cùng bạn bè. Vì thế sau mỗi buổi lên lớp, cô Tông đến từng nhà học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng cháu, động viên, tuyên truyền cho phụ huynh đưa trẻ ra lớp học… và sau 1 tháng khai giảng, trẻ từ độ tuổi 25-36 tháng trở lên đã ra lớp 100%.

Với 100% người dân nơi đây đều là đồng bào dân tộc Mông, trẻ đến trường đều giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, không hiểu được tiếng Việt nên các hoạt động trên lớp chưa thu hút được sự tham gia của trẻ. Vì vậy, việc cần làm đầu tiên là tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ. Để làm được điều đó cô Tông vừa nói tiếng phổ thông, vừa phiên âm ra tiếng Mông để giải thích cho trẻ, tập cho trẻ nói tiếng phổ thông từ những câu đơn giản nhất.

“Ngoài ra, tôi đã sử dụng giấy màu, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương từ vỏ cây, hột hạt, lá rừng, sỏi… và nhờ sự hỗ trợ của các phụ huynh để tạo môi trường lớp học thật phong phú, đẹp mắt bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu nhằm đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ; tạo điều kiện cho trẻ khi đến lớp vừa được chơi, vừa được học.

Song song với việc xây dựng môi trường vật chất, tôi luôn xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa tôi với trẻ, với phụ huynh; tôi luôn luôn dành cho trẻ những cử chỉ âu yếm, lời nói nhẹ nhàng… tạo niềm hứng khởi cho trẻ mỗi khi đến lớp và điều đặc biệt mỗi sáng mai thức dạy, trẻ thích được đến trường cùng cô và các bạn”, cô Tông tâm sự.

Dù đã thuyết phục được cha mẹ để 100% trẻ trong độ tuổi đến lớp – một việc không hề dễ dàng ở những khu vực vùng sâu vùng xa, nhưng cô Sung Thị Tông luôn khiêm tốn khi cho rằng những việc làm của bản thân rất nhỏ bé. Ước vọng duy nhất của cô giáo trẻ là có thể làm được những điều bình dị, mang đến cho những đứa trẻ nơi cô đang dạy tiếng cười, môi trường với đầy đủ đồ chơi, trang thiết bị cần thiết, được chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ thật an toàn, con đường đưa bước chân của các con đến trường hằng ngày bằng phẳng - những điều bình thường nhất mà trẻ em ở nơi khác dễ dàng có được.

“Dù còn nhiều khó khăn ở phía trước nhưng tôi sẽ cùng với tập thể giáo viên, nhân viên Nhà trường sẽ tiếp tục mang sức trẻ, sự tâm huyết của mình đưa đến cho trẻ em điểm trường Mùa Xuân những hy vọng mới, luồng ánh sáng mới và hình thành cho trẻ một nhân cách tốt, được phát triển toàn diện phù hợp với lứa tuổi, góp phần đưa đơn vị tiếp tục duy trì và giữ vững về công tác phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi…

Tôi mong rằng bản làng nơi đây sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm… giúp bà con giảm dần khoảng cách với những vùng thuận lợi, các cháu được vui chơi, học tập trong những điều kiện tốt nhất; giúp cho bản Mùa Xuân ngày càng trở nên tươi đẹp, tràn đầy sức sống như tên gọi thân thương ấy”, cô Sung Thị Tông chia sẻ./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 2 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 2 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 3 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.