Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện về người “vá” lại những cánh rừng pơ mu

PV - 10:19, 20/08/2018

Hơn 20 năm rồi, cứ vào ngày nghỉ cuối tuần, anh Lù A Sáy, sinh năm 1976, bản Tà Xùa C, xã Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) lại cùng gia đình mang cây giống pơ mu lên quả đồi cách nhà mấy km để trồng. Đây là công việc mà anh đã theo đuổi từ khi còn 18 đôi mươi, một công việc nhiều người cho rằng “còn khó hơn lên trời”… Ấy vậy mà, với sự nhẫn nại của mình khi vào rừng nhặt từng hạt pơ mu về ươm, vượt qua bao khó khăn, anh Sáy đã “vá” lại được những cách rừng pơ mu loang lổ và được coi là người sở hữu cây pơ mu nhiều nhất Việt Nam, góp phần khôi phục lại giống gỗ quý từng bị khai thác cạn kiệt…

Đau đáu vì rừng

Còn nhớ, lần đầu tôi tình cờ gặp anh Lù A Sáy trong một chuyến đi công tác viết bài về tình trạng phá rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa cách đây khoảng 8 năm. Khi đó, nghe mọi người kể về anh Lù A Sáy là một người “khùng” khi vào rừng tìm hạt pơ mu về trồng-cây gỗ mà người già vùng cao cho rằng “trồng pơ mu còn khó hơn lên trời”. Thậm chí, đến chúng tôi lúc đó cũng có suy nghĩ chủ quan rằng “Đúng là việc trồng pơ mu là quá khó và chả biết bao giờ mới được hưởng lợi nếu hạt có nảy mầm”…

Anh Lù A Sáy hướng dẫn con gái cách trồng cây pơ mu. Anh Lù A Sáy hướng dẫn con gái cách trồng cây pơ mu.

Câu chuyện về chàng thanh niên người dân tộc Mông cũng bẵng đi một thời gian dài. Và chuyến công tác vừa rồi có dịp lên với vùng cao xã Tà Xùa tôi lại vô tình được nghe kể về anh, nhưng lại là câu chuyện về một người đang sở hữu nhiều pơ mu nhất Việt Nam, người đã có công “vá lại những cánh rừng”, người đã làm thay đổi suy nghĩ của đồng bào vùng cao khi cho rằng “cây pơ mu chỉ để khai thác, chứ không thể trồng được”. Thế rồi câu chuyện về anh Lù A Sáy đã thôi thúc trí tò mò của tôi…

Tìm đến bản Tà Xùa C, nơi có nhà anh Lù A Sáy không khó, vì khi hỏi ai cũng đều biết tới anh. Tuy nhiên, con đường đất ngoằn ngoèo, lúc lên lúc xuống, rộng chừng nửa mét dẫn về nhà anh, phía tay phải là tà luy âm lại cực kỳ khó đi. Ngồi sau xe máy phải liên tục nín thở, gồng mình, tay ghì chặt ghi đông xe vì cảm giác như đang cưỡi trên một con ngựa bất kham…

Thật may khi đến, anh Sáy đang ở nhà. Nếu chậm chừng 5 phút nữa là 2 bố con anh sẽ lên đồi pơ mu cách đó khoảng 3km. Và cũng theo lời anh Sáy thì quả đồi này rộng chừng 2ha, trước đây bạt ngàn pơ mu cổ thụ nhưng đã bị chặt làm nhà từ thế hệ cha ông rồi. Và khi anh Sáy đặt nhát cuốc đầu tiên để trồng pơ mu thì lúc đó chỉ là những quả đồi đầy cỏ gianh, không còn bóng dáng cây pơ mu nào…

Bên ấm chè Tà Xùa hương thơm ngào ngạt, một trong những sản vật đặc trưng của vùng cao Tà Xùa, anh Sáy bảo: Cách đây hơn 20 năm, mình cũng từng theo cha ông vào rừng hạ pơ mu về làm nhà. Khi đó, thấy bà con chặt hạ nhiều quá, lại thấy xót. Lúc đó cũng có thắc mắc với mọi người thì chỉ thấy người lớn giải thích “đồng bào vùng cao chỉ làm nhà bằng gỗ pơ mu, cây pơ mu sinh ra chỉ để cho người Mông làm nhà”. Lúc đó mình bảo sao không lấy hạt về trồng, bởi nếu chặt hạ thế này thì sau sẽ không còn pơ mu thì chỉ nhận được sự cười chê cùng ánh mắt hoài nghi của mọi người…

Rót ấm chè mời chúng tôi, anh Lù A Sáy, kể tiếp: Cũng bởi xót cho những cánh rừng pơ mu, mình còn về bảo gia đình và hàng xóm đừng làm nhà bằng gỗ pơ mu nữa thì chỉ nhận được những lời mắng nhiếc, cười nhạo. Thế rồi, từ khi đó mình mới trực tiếp vào rừng để lấy hạt, nhưng mà vào trong đó thì không may lại mưa, sương mù nặng không tìm được hạt, nên đã vào bản Háng Đồng A, xã Háng Đồng xin ngủ nhờ nhà ông Thào A Lù. Khi đó có cả ông Thào A Chống cũng ở đó, cả 2 ông đều là người già nhất ở bản và cũng là người đầu tiên chuyển về đấy ở. Lúc ăn cơm, nghe mình bảo sẽ vào rừng lấy hạt pơ mu về trồng thì các ông cười phá lên: “Đố Sáy đi lấy được hạt về trồng đấy” và các ông còn thách “Nếu Sáy trồng được pơ mu từ hạt ở rừng thì các già này sẽ không ăn cơm nữa”. Nghe vậy mình không nản, sáng hôm sau vẫn vào rừng tìm hạt về trồng. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, đều thất bại, thậm chí có những lúc cũng định bỏ cuộc nhưng cứ nghĩ đến hình ảnh những cánh rừng pơ mu đang ngày đêm bị chặt hạ lại càng quyết tâm hơn…

Thành quả từ sự nhẫn nại

Trong mạch kể say sưa về quãng thời gian ươm giống pơ mu, anh Lù A Sáy bảo: Làm việc gì cũng thế thôi. Nếu mình không thực sự quyết tâm, yêu nó thì khó có thể thành công. Do vậy, sau những thất bại và bị mọi người cười nhạo không biết bao nhiêu lần, nhưng mình vẫn quyết tâm vào rừng tìm hạt pơ mu về ươm trồng. Vì mình nghĩ đơn giản khi hạt rơi xuống đất vẫn mọc được cây bé thì không lý gì không ươm được, chỉ là mình chưa làm đúng cách thôi. Nghĩ như thế nên mình càng quyết tâm hơn. Thậm chí đến bố mẹ mình khi đó cũng bị mình thuyết phục về ý nghĩa của việc trồng pơ mu và đã chuyển sang ủng hộ mình. Bởi nếu trồng pơ mu để tính lợi về mặt kinh tế thì khó lắm, mình tính cho tương lai, cho con cháu sau này. Chỉ e sau này, con cháu mình không biết cây pơ mu như nào…

Bằng sự quyết tâm, nhẫn nại và yêu rừng, không biết đó là lần thứ bao nhiêu, chỉ biết rằng đó là thời điểm tháng 9 năm 1996, những hạt giống pơ mu được Lù A Sáy mang từ rừng về đã nảy mầm ở khoảnh đất sau nhà, bùng cháy thêm ngọn lửa “vá lại những cánh rừng” đang nhen nhóm trong đầu Sáy. Sau khi hạt pơ mu nảy mầm và những cây pơ mu đầu tiên phát triển trên chính những quả đồi trơ trọi, toàn cỏ gianh thì lúc đó người dân trong vùng mới tin lời anh Sáy. Thậm chí, có những người tận các bản, xã bên còn đi bộ đến nhà anh xem cây pơ mu được ươm bằng hạt mang từ rừng về…

Như để minh chứng thành quả đạt được, anh Sáy đã trực tiếp đưa chúng tôi thăm quan gần 5ha từng là những quả đồi trọc, không một bóng dáng cây pơ mu thì nay đã bạt ngàn một màu xanh của những thân cây pơ mu cao từ 8m đến hơn 10m, có chu vi từ 25cm đến 40cm. Và để có một cây pơ mu như vậy là cả một quãng thời gian hơn 20 năm anh Lù A Sáy miệt mại vào rừng mang hạt về ươm, trồng và chăm sóc.

Không chỉ ươm và trồng thành công pơ mu mà nhiều người cho là khó hơn lên trời, anh Sáy còn tự ươm được hàng vạn cây pơ mu, trong đó có cả cây Sa mu để phục vụ nhu cầu trồng rừng của các xã vùng cao. Thậm chí, có nhiều người đến đặt vấn đề hỏi mua pơ mu do anh trồng hoặc mua cả quả đồi anh trồng với mục đích lấy gỗ… nhưng anh đã lắc đầu. Vì ngoài mục tiêu phủ xanh đất rừng, anh còn muốn phát triển du lịch cộng đồng bằng chính những diện tích pơ mu do mình trồng.

Tìm hiểu thêm được biết, cấp ủy, chính quyền xã Tà Xùa đã có nghị quyết về việc nhân rộng mô hình trồng cây pơ mu và để phát triển thêm diện tích rừng trên địa bàn, trong đó đặc biệt quan tâm tới mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc trên địa bàn của xã bằng chính cây pơ mu do anh Lù A Sáy ươm trồng.

Thành quả hơn 20 năm nỗ lực của người thanh niên 18, đôi mươi ngày nào giờ đã thành công khi những cánh rừng một thời bị tàn phá đang được phủ xanh, làm thay đổi được suy nghĩ của người vùng cao khi cho rằng “đồng bào vùng cao chỉ làm nhà bằng gỗ pơ mu, cây pơ mu sinh ra chỉ để cho người Mông làm nhà”... Và trong câu chuyện bộc bạch của mình khi chia tay với chúng tôi cùng một cái bắt tay chắc nịch như một lời hứa với núi ngàn, anh Lù A Sáy sẽ không dừng ở đó. Bởi trước mắt anh sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu của mình là cùng xã vận động bà con khôi phục lại những cánh rừng nguyên sinh giờ chỉ là đồi trọc, khô cằn bằng những diện tích pơ mu…

Không biết đó là lần thứ bao nhiêu, chỉ biết rằng đó là thời điểm tháng 9 năm 1996, những hạt giống pơ mu được Lù A Sáy mang từ rừng về đã nảy mầm ở khoảnh đất sau nhà, bùng cháy thêm ngọn lửa “vá lại những cánh rừng” đang nhen nhóm trong đầu Sáy. Khi ấy, có những người tận các bản, xã bên còn đi bộ đến nhà anh để tận mắt xem cây pơ mu được ươm bằng hạt mang từ rừng về…

QUỐC TUẤN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 2 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 2 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 2 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thời sự - BDT - 2 giờ trước
Những ngày tới, nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài giúp tăng doanh thu cho các điểm đến cả nước

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài giúp tăng doanh thu cho các điểm đến cả nước

Du lịch - Minh Nhật - 20:08, 01/05/2024
Kỳ nghỉ lễ được điều chỉnh kéo dài 5 ngày đã mang đến cơ hội vàng cho các điểm đến, dịch vụ du lịch ở nhiều địa phương, tạo doanh thu và góp phần phục hồi hậu đại dịch cho ngành công nghiệp không khói.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.