Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện an cư lạc nghiệp của người dân miền núi xứ Thanh: Nơm nớp nỗi lo khi mùa mưa lũ đến (Bài 1)

Quỳnh Trâm - 06:46, 02/11/2022

Theo rà soát, thống kê của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có trên 2.778 hộ dân, với 11.897 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ xảy ra lũ quét; gần 6 nghìn hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao biên giới của tỉnh. Sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét cao nên vào mùa mưa bão, người dân nơm nớp lo sợ. Bao năm qua, họ mong mỏi được di dời đến nơi an toàn.


Tại một nơi ở mới, người dân bản Lở, xã Nam Động (Quan Hóa) đang hoàn thiện ngôi nhà để ở trước khi có đợt mưa tiếp theo
Tại nơi ở mới, người dân bản Lở, xã Nam Động (Quan Hóa) đang hoàn thiện ngôi nhà để ở trước khi có đợt mưa tiếp theo

Cứ trời mưa là sợ

Vào những ngày mưa to gió lớn, người dân ở bản Lở, xã Nam Động, huyện Quan Hóa lại trong tâm trạng đứng ngồi không yên vì lo lắng trước nguy cơ sạt lở. Đặc biệt, hiện nay nay tại bản Lở, có một vết nứt to, kéo dài xuất hiện dọc ngọn núi đã mấy năm nay. Mỗi khi trời mưa là nước dưới chân núi tràn ra, vết nứt ngày một rộng thêm, đe dọa 34 hộ dân sinh sống dưới chân núi.

Chị Lương Thị Xuân, người dân bản Lở cho biết: “Cứ trời mưa lớn là chúng tôi không dám ngủ, dân làng hô hào nhau bỏ chạy ra lán chứ không dám ở làng”. 

Bản Lở là 1 trong 3 điểm được tỉnh Thanh Hoá xác định có nguy cơ cao về sạt lở, cần lên phương án di chuyển dân khẩn cấp. Theo dự kiến, Khu tái định cư tập trung mới cũng tại  bản Lở xây dựng trên đất lúa và đất rừng trồng luồng, diện tích khoảng 1,5ha đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030; Việc quy hoạch đất ở và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cũng đã được UBND huyện Quan Hóa đề nghị tỉnh chỉ đạo để trình HĐND tỉnh cho chủ trương thực hiện.

Khu tái định cư tập trung tại bản Ón, xã Tam Chung (Mường Lát) đang trong quá trình hoàn thành
Khu tái định cư tập trung tại bản Ón, xã Tam Chung (huyện Mường Lát) đang được địa phương gấp rút hoàn thành

Theo ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá, để đảm bảo an toàn cho người dân, khu vực nào nguy cơ sạt lở cao, huyện sẽ làm trước. Huyện cũng đã họp và triển khai các giải pháp, trong đó chỉ đạo các xã tập trung rà soát các hộ dân, thường xuyên cập nhật, đánh giá nguy cơ, xuất hiện nguy cơ phải có biện pháp di dời người dân đến nơi an toàn, đảm bảo tính mạng cho người dân và tài sản.

Tại huyện biên giới Mường Lát, có khoảng 700 hộ dân, với gần 3.000 nhân khẩu, ở toàn bộ 8 xã, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và ra sạt lở đất. Đặc biệt, bản Ón, xã Tam Chung, có 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Bản nằm cheo leo trên 3 dãy núi cao, tại đây có 42 hộ dân thuộc diện phải bố trí, sắp xếp di chuyển khẩn cấp sang khu tái định cư mới, bởi nguy cơ sạt lở đất ở mức rất cao.

Anh Giàng A Chìa, một người dân thuộc diện phải di dời ở bản Ón, cho biết: “Bao năm nay, mỗi khi trời đổ mưa, chúng tôi phải tập trung lắng nghe, nếu có tiếng kẻng của bản, là cả nhà lại phải chạy thật nhanh sang trường học hoặc nhà văn hóa... Nếu ban ngày việc di chuyển còn đỡ, vào ban đêm thì cả nhà vẫn phải chạy, vất vả lắm”.

Những năm trước đây hộ dân sống trong khu Co Hương, bàn Ngàm, xã Tam Thanh (Quan Sơn) sống phập phồng lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ về
Những năm trước đây các hộ dân sống trong khu Co Hương, Bàn Ngàm, xã Tam Thanh (Quan Sơn) phập phồng lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ về

Đảm bảo an toàn cho người dân

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, huyện đã xây dựng các phương án phòng chống thiên tai sát với tình hình thực tế; Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo cho người dân chủ động ứng phó với hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; phát huy tốt phương châm "4 tại chỗ" khi mưa lũ xảy ra.

Bên cạnh đó, Mường Lát đang đẩy mạnh triển khai xây dựng các khu tái định cư để di chuyển người dân đến nơi ở an toàn. Từ năm 2018 đến năm 2021, bằng nguồn vốn xử lý khẩn cấp hậu quả mưa lũ của tỉnh, huyện Mường Lát đã xây dựng được 6 khu tái định cư tập trung, đảm bảo an toàn cho gần 400 hộ dân.

Theo kế hoạch năm 2022, huyện Mường Lát sẽ tiếp tục đầu tư khẩn cấp thêm  6 khu tái định cư, đảm bảo chỗ ở ổn định cho hàng trăm hộ dân. Đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản do thiên tai gây ra, đảm bảo cho người dân yên tâm ổn định cuộc sống.

Tại huyện Quan Sơn, người dân khu Co Hương, bản Ngàm, xã Tam Thanh sống cạnh ngọn núi cao có nguy cơ sạt lở và một bên là con suối, thường xuyên dâng nước lũ hung dữ, nên bà con luôn nơm nớp mỗi khi có mưa lũ. Năm 2022, chính quyền địa phương đang khẩn cấp xây dựng Khu tái định cư để di dời 36 hộ dân đến nơi an toàn.

Hiện nay, đơn vị thi công đã bàn giao đất cho các hộ dân tiến hành di chuyển ra nơi ở mới, tuy nhiên, một số hạng mục vẫn chưa thể hoàn thành do thiếu vốn. Tại Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 31/5/2022, huyện Quan Sơn đề nghị, tỉnh Thanh Hóa nâng mức hỗ trợ đối với khu tái định cư tập trung lên 450 triệu đồng/hộ mới bảo đảm theo yêu cầu đề án đặt ra.

Năm 2022, chính quyền địa phương Quan Sơn đang khẩn cấp xây dựng khu tái định cư để di dời 36 hộ dân đến nơi an toàn
Năm 2022, chính quyền địa phương Quan Sơn đang khẩn cấp xây dựng khu tái định cư để di dời 36 hộ dân đến nơi an toàn

Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, qua rà soát, thống kê, trên địa bàn tỉnh còn hơn 8.500 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Cụ thể, có 2.778 hộ dân với 11.897 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ xảy ra lũ quét,  tập trung đông nhất ở các huyện miền núi như: Thường Xuân 837 hộ, Thạch Thành 494 hộ, Quan Sơn 255 hộ, Cẩm Thủy 189 hộ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 5.725 hộ, với 23.868 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất, tập trung tại huyện Hà Trung với 928 hộ; Quan Hóa 695 hộ; Mường Lát 505 hộ và Quan Sơn 554 hộ… 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 7 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 7 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 7 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 8 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 8 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).