Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chút tâm tình của những người thoát nghèo ở Quế Phong

Phạm Việt Thắng - 10:41, 12/03/2023

“Nhà ta nghèo mấy đời nay rồi, đến ta, 70 tuổi mới thoát được nghèo. Mà thoát hẳn luôn, không còn cận nghèo chi nữa cả. Nhiều nhà còn nghèo hơn, ta ôm lấy cái hộ nghèo mãi sao được”, ông Sầm Văn Phương ở huyện Quế Phong (Nghệ An) cười rõ tươi, ánh mắt rực sáng khi nói về việc tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo.

Cụ Lô Văn Luận (bản Chiếng, xã Hạnh Dịch): “Mang danh hộ nghèo mãi rầy (xấu hổ) lắm”
Cụ Lô Văn Luận (bản Chiếng, xã Hạnh Dịch): “Mang danh hộ nghèo mãi rầy (xấu hổ) lắm”

“Mang danh hộ nghèo rầy lắm”

Tôi háo hức đi Quế Phong bởi không thể chần chừ trước những câu chuyện hết sức cảm động của 34 hộ dân đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Mỗi nhà một hoàn cảnh, có nhà nghèo truyền kiếp đến mấy đời nay, lại có nhà do bạo bệnh mà khuynh gia bại sản…Điểm chung nhất của họ là từng ngày vươn lên, thoát cái “danh nghèo”, để nhường cho những gia đình còn nghèo hơn mình có cơ hội được hỗ trợ, cũng để mà vươn lên.

Câu chuyện của cụ Lô Văn Luận ở bản Chiếng, xã Hạnh Dịch đã làm tôi xúc động đến rơi nước mắt. Không phải vì thương cụ nghèo, cũng chẳng phải ngưỡng mộ cụ đã vươn lên thoát nghèo, mà cảm động trước đức hi sinh cao cả của một người chồng, người cha.

Hơn 70 tuổi rồi, nhưng cụ Luận còn tinh anh lắm. Cụ chậm rãi: Trước, nhà tôi thuộc loại khá giả của xã này; có 18 con bò, 7 con trâu và ruộng thì nhiều lắm, mỗi mùa thu hoạch chừng 3 tấn lúa, cuộc sống luôn dư giả. Năm 2017, bà nhà tôi đổ bệnh. Đi khám thì họ kết luận bị ung thư. Bấy giờ mấy đứa con còn đi học đại học, nhất là thằng út vừa mới nhập trường. Nó đòi bỏ học để về chăm mẹ, giúp đỡ bố. Tôi tuyệt đối không đồng ý. Con phải có cái chữ, phải có kiến thức thì mới có tương lai.

Cứ mỗi tháng, vợ chồng tôi lại dắt díu nhau 20 ngày đi viện. Đã thế còn phải chu cấp tiền ăn học cho con. Công việc đồng áng, chăn nuôi phải gác lại. Đúng là miệng ăn núi lở, lúa cạn dần, trâu bò cũng phải bán hết. Vợ tôi qua đời cũng là lúc nhà tôi trắng tay. Thế là trở nên nghèo đói. “Nhưng mà cứ mang danh hộ nghèo mãi, rầy (xấu hổ) lắm”, cụ Luận nói. Công cuộc “khởi nghiệp” lại bắt đầu với cụ, dẫu không thể có quy mô như xưa. Rồi con cái cũng học xong, đứa nào cũng có việc làm, lương tương đối được.

Cụ Luận nói trong niềm hân hoan: “Tôi thấy mình đã không còn nghèo nữa, thế là viết đơn tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo. Mình thoát nghèo thì có thêm gia đình khác được hỗ trợ, rồi họ lại thoát nghèo như tôi…”.

Vợ chồng cụ Sầm Văn Phương (bản Hiệp Phong, xã Thông Thụ): “Chúng tôi xin ra hẳn diện hộ nghèo luôn, không có cận nghèo chi nữa cả”
Vợ chồng cụ Sầm Văn Phương (bản Hiệp Phong, xã Thông Thụ): “Chúng tôi xin ra hẳn diện hộ nghèo luôn, không có cận nghèo chi nữa cả”

Ngược về xã biên giới Thông Thụ, tìm nhà cụ Sầm Văn Phương ở bản Hiệp Phong. Ngỡ ngàng trước một ông cụ râu tóc bạc phơ, tôi thốt lên: Đẹp như một ông tiên!

Cụ bà Phan Thị Minh, cười đùa: Đẹp thì như tiên, mỗi tội rất nghèo. Cụ ông cự cãi: Nay đã hết nghèo rồi mà. Rồi cả hai ông bà cười vang, không ai còn tin họ đã từng là người nghèo. Bây giờ thì tôi mới hiểu câu nói vui nhưng rất thật của người dẫn đường, rằng “ông bà ấy già rồi nhưng quấn nhau như đôi cù cu (bồ câu)”. Trong câu chuyện của ông bà, mới hay họ yêu nhau đến mức không chỉ vượt trăm suối nghìn khe mà vượt qua cả sự ngăn cản của gia đình. Ông là bộ đội, đóng quân ở thành phố Vinh, gần nhà bà. Hai người phải lòng nhau, bà chấp nhận bỏ thành phố để theo ông về bản làng hẻo lánh và nghèo khổ này từ năm 1982.

- Ông bà làm gì để thoát nghèo, tôi hỏi?

Ông thành thật: Nhà ta được Nhà nước hỗ trợ một con bò. Rồi gom góp để có thêm trâu, một con trâu nó đẻ ra một con nghé... Từ ngày làm lúa nước thì gạo đủ ăn, rau cỏ có trong vườn. Dần dần cuộc sống đỡ lên, nay thì thoát được cái nghèo rồi.

Đoạn ông hóm hỉnh nói về việc bán trâu bò mà không ai nhịn được cười: Bây giờ có chủ trương không được thả rông trâu, bò nên ta phải bán đi, gửi ngân hàng nó nuôi cho, đến tháng nó đẻ tiền để sinh sống. “Đấy, mình có tiền gửi ngân hàng rồi, tại sao phải cứ là hộ nghèo, trong lúc nhiều nhà còn nghèo lắm. Cho nên, xã có cho chế độ hộ cận nghèo, vợ chồng ta cũng không nhận nữa. Nhà ta thống nhất là thoát hẳn nghèo luôn, không có cận nghèo chi nữa cả”- cụ Phương dứt lời, chúng tôi không ai bảo ai, cùng vỗ tay tán thưởng.

Chị Sầm Thị Lan (bản Hiệp Phong, xã Thông Thụ) nói về nỗ lực thoát nghèo của gia đình mình
Chị Sầm Thị Lan (bản Hiệp Phong, xã Thông Thụ) nói về nỗ lực thoát nghèo của gia đình mình

“Vui vì con biết làm ăn, chia sẻ”

Cách nhà “ông tiên” không xa là nhà chị Sầm Thị Lan và anh Vi Văn Hào. Anh Hào đi làn thợ mộc ở tận huyện Diễn Châu, nhà chỉ có chị Lan và mẹ chồng là cụ Cầm Thị Ổm. Ai cũng khen chị Lan là người con dâu hiếu thảo. Và trong câu chuyện của hai mẹ con, tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc của bà mẹ chồng đã gần 80 tuổi. Cụ nói, thương con Lan lắm, vì về làm dâu của cụ trong hoàn cảnh túng thiếu quanh năm, cả nhà ở chung một cái chòi, gió lùa tứ phía. Thế mà nó không chê, làm lụng cả ngày chẳng kêu ca nửa tiếng.

Chị Lan nhỏ nhẹ nói về nỗ lực của hai vợ chồng. Ban đầu được giao đất rừng mình cũng không biết làm gì ngoài việc chờ tiền công bảo vệ. Rảnh rang thì ai thuê gì làm nấy, làm mãi, làm mãi mà vẫn không ngóc đầu lên được. Thế rồi được hướng dẫn, được vay vốn, hai vợ chồng bắt đầu trồng keo, trồng dần, trồng dần, bây giờ nhà em có đến 10 ha keo. Bán được keo, dành một phần tiền để trồng 3 ha quế, dù đang nhỏ nhưng mỗi lần tỉa cành cũng đã có thu nhập. Một phần tiền nữa thì đem đi mua trâu, rồi nó đẻ ra nghé, giờ tổng đàn là 5 con. Năm ngoái, vợ chồng em bàn với nhau xin ra khỏi diện hộ nghèo, vì mình đã thoát nghèo. “Mình được hỗ trợ nhiều rồi, đỡ nghèo rồi thì nên dành cho người khác còn nghèo hơn mình chứ”, chị Lan tâm tình.

Nhìn con dâu rất âu yếm, cụ Ổm chỉ vào trong nhà: “Ta vui lắm, các con được huyện tặng giấy khen, thưởng 500 nghìn đồng, được nhà báo về viết bài. Nhưng vui hơn là chúng nó biết thương yêu, bảo bản nhau, nhất là đã biết cách làm ăn, chia sẻ với người khác…”.

Ông Lương Văn Trường ở bản Cọ Muồng, xã Châu Kim khoe rằng, sang năm sẽ làm lại nhà mới
Ông Lương Văn Trường ở bản Cọ Muồng, xã Châu Kim khoe rằng, sang năm sẽ làm lại nhà mới

Riêng ông Lương Văn Trường ở bản Cọ Muồng, xã Châu Kim, thì tình cảnh rất éo le. Ba lần sinh nở không thành, ông bà trở nên chán nản, bi quan; việc làm ăn cũng vì thế là bê trễ, thế là nghèo triền miên. Rồi cao xanh cũng đoái thương hai người, ba lần sau, ông bà sinh được hai gái, một trai.

Có con, ông bà nỗ lực lam lũ, để trước nhất là nuôi con và nữa là cố gắng thoát nghèo. Ông kể, cứ dư ra được đồng nào là đi mua gà về nuôi. Bán được nhiều gà thì mua lợn; bán được lợn thì mua bò; bán được bò lại đi mua trâu… Rảnh rỗi, ông lại miệt mài đào ao để thả cá… Đến nay, nhà ông có đến 5 con trâu, 2 con bò, 2 ao cá và 1 rừng keo.

Ông cười, khoe: “Năm nay sẽ có thêm mấy con trâu, bò nữa, nó đang chửa đấy”. Đoạn ông vỗ vào mấy cây cột nhà mà rằng, ta trải qua ba bận làm nhà mới có nhà để ở, vất vả lắm. Nay thoát được cái nghèo rồi thì mình xin ra thôi. Đấy, mấy nhà như ông Chung, bà Miện, cháu Tuyến… còn nghèo hơn ta ngày trước nhiều, phải để phần cho họ với chứ. Và ông vui lắm khi kể về đứa con trai út, dù bị tàn tật nhưng cháu vẫn cố gắng đi làm công nhân tận trong miền Nam, thỉnh thoảng có gửi cho ông đôi đồng.

“Nó gửi thì ta cất giữ cho nó thôi, tiêu tiền của con làm gì. Hôm trước ở lễ tuyên dương, ta khoe với cả huyện là sang năm sẽ dựng lại nhà mới, để thằng con nó cưới vợ cho đàng hoàng”, ông Trường tâm sự thật lòng.

Chia tay ông Trường, tôi không dám hứa, sang năm lên uống rượu nhà mới với ông, mà mong và tin rằng, lễ tuyên dương năm tới của huyện Quế Phong, sẽ có gấp nhiều lần số hộ tự nguyện thoát nghèo!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 1 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 8 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 9 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 9 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 9 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 9 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 9 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - T.Hợp - 9 giờ trước
Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ từ 27/4-1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 3,6 triệu lượt khách trong đó có lưu trú.