Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Màu hoa đỏ” lần thứ 16

Hồng Phúc - 16:15, 21/07/2023

Tối 21/7/2023, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội, Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Màu hoa đỏ” lần thứ 16 sẽ được tổ chức.

Chương trình nghệ thuật “Màu hoa đỏ” mang ý nghĩa đặc biệt nhằm tưởng nhớ, tri ân các anh hùng, các thương bệnh binh, thanh niên xung phong và những người có công với cách mạng, với Tổ quốc.
Chương trình nghệ thuật “Màu hoa đỏ” mang ý nghĩa đặc biệt nhằm tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng, các thương bệnh binh, thanh niên xung phong và những người có công với cách mạng, với Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), nhằm nhắc nhớ và tri ân công ơn to lớn của các liệt sĩ, thương, bệnh binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình có công với cách mạng, Ban Tuyên giáo Trung ương giao Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Màu hoa đỏ” lần thứ 16.

Qua 15 lần tổ chức, Chương trình “Màu hoa đỏ” đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp Nhân dân, nhiều tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã dành tình cảm, tự nguyện ủng hộ cả về tinh thần và vật chất, phối hợp với Ban Tổ chức tham gia các đoàn thăm hỏi, động viên, trao tặng hàng vạn sổ tiết kiệm, gần 600 nhà tình nghĩa, cùng hàng vạn suất học bổng, quà tình nghĩa tới các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng tại nhiều địa phương trong cả nước.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Màu hoa đỏ” lần thứ 16 năm 2023 gồm 3 trường đoạn: Tổ quốc kháng chiến - Bản hùng ca người lính - Giai điệu tự hào.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Màu hoa đỏ” lần thứ 16 là khúc tráng ca hào hùng tái hiện lại những ký ức về một “thời hoa lửa” - những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt ấy, những câu chuyện đầy lay động ở tiền tuyến và hậu phương vẫn luôn day dứt, xúc động mỗi thế hệ chúng ta hôm nay. Đó là những ca khúc mang ý nghĩa đặc biệt nhằm tưởng nhớ, tri ân các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ, thương, bệnh binh, thanh niên xung phong và những người có công với cách mạng, với Tổ quốc... Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm chăm sóc người có công với cách mạng trên cả nước.

Khán giả được thưởng thức những ca khúc đi cùng năm tháng như: "Tổ quốc", “Lá xanh”, "Tiễn thầy đi bộ đội", “Miền xa thẳm”, “Chiếc gậy Trường Sơn”, “Vết chân tròn trên cát”, “Đêm nay anh ở đâu”, “Các anh đi mãi”, cùng các ca khúc mang đầy khát vọng, khơi dậy cảm hứng và niềm tự hào dân tộc như: “Tình ca”, “Việt Nam trong tôi”, “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ”… Với sự trình bày của các nghệ sĩ tài danh như: NSND Quốc Hưng, Tân Nhàn, Lê Anh Dũng, Đông Hùng, Sèn Hoàng Mỹ Lan, Nhóm Oplus, Phương Nga, Đinh Thành Lê… cùng Thiếu nhi Sao Tuổi thơ, Vũ đoàn Selena.

Ngoài các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, đặc sắc, Chương trình còn công chiếu những tư liệu hình ảnh về các hoạt động tri ân của Ban Tổ chức đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách, người có công với cách mạng; các hoạt động nghĩa tình trong hành trình 15 năm qua, đặc biệt là Chương trình “Màu hoa đỏ” lần thứ 16, năm 2023.

Ý kiến độc giả
Tin nổi bật trang chủ
Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Ðồng bào Khmer Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người, sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác. Hằng năm, cứ đến giữa tháng Tư, đồng bào Khmer lại rộn ràng vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - lễ hội quan trọng nhất, đánh dấu thời điểm năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 21 phút trước
Lễ Thắk Côn, hay Lễ hội cúng dừa của đồng bào Khmer, được tổ chức hằng năm tại chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, từ ngày Rằm đến 17 tháng Ba Âm lịch (tức 12 – 14/4/2025). Lễ Thắk Côn được người Khmer tổ chức để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và vun đắp tinh thần sống chan hòa, yêu thương, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Phóng sự - Lê Hường - 29 phút trước
Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng...Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Phóng sự - Lê Hường - 1 giờ trước
Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt . Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây Nguyên. Họ chính là lực lượng quần chúng đặc biệt của chính quyền địa phương, làm việc vì cộng đồng không mệt mỏi, là trung tâm đoàn kết, là “điểm tựa" của buôn làng.
Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 2 giờ trước
Ðồng bào Khmer Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người, sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác. Hằng năm, cứ đến giữa tháng Tư, đồng bào Khmer lại rộn ràng vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - lễ hội quan trọng nhất, đánh dấu thời điểm năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Hành trình tìm con chữ nơi rẻo cao

Hành trình tìm con chữ nơi rẻo cao

Giáo dục - Nguyễn Nga - 2 giờ trước
Điểm trường Hoàng Trù Văn thuộc Trường Mầm non Sin Suối Hồ ở bản Chảng Phàng (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu) - nằm cách trung tâm xã 20km. Nơi đây chưa có điện, chưa có chợ và chưa có đường giao thông thuận lợi. Dẫu gian nan, nhưng những học trò người DTTS vẫn kiên trì vượt qua quãng đường gập ghềnh để đến lớp.
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 2 giờ trước
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét về hạ tầng, sinh kế bền vững, phát triển giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa truyền thống … mang lại sự thay đổi toàn diện, nâng cao chất lượng sống và tạo ra cơ hội phát triển cho hàng triệu người dân nơi đây.
Tu tập để sống tử tế, yêu thương và trách nhiệm

Tu tập để sống tử tế, yêu thương và trách nhiệm

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Không có phương pháp tu hành nào hay hơn, tốt hơn, mà chỉ có phương pháp phù hợp với mỗi người. Những chuyến tham quan thực tế, trải nghiệm đời sống thiền môn thông qua các khóa tu của những bạn trẻ… cũng là một phương pháp được hiểu theo nghĩa như thế. Để rồi đích đến, là mỗi người hiểu rõ về chính mình, thấy được những vấn để của bản thân để sửa đổi; để sống tử tế, yêu thương và trách nhiệm hơn.
Ngân vang tiếng đàn pơ lơn khơn

Ngân vang tiếng đàn pơ lơn khơn

Sắc màu 54 - PV - 3 giờ trước
Cùng với cồng chiêng và một số loại nhạc cụ khác, đàn pơ lơn khơn thường được đồng bào Bana ở trong tỉnh Bình Định sử dụng hòa tấu trong dàn nhạc. Được xem là loại nhạc cụ xuất hiện sớm trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Bana, đàn pơ lơn khơn được bà con gìn giữ thực hành trình diễn, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân nhạc của người Bana.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) từ ngày 14-17/4/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thời sự - PV - 20:46, 15/04/2025
Chiều 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14-17/4.