Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chùa Khmer - “đạo và đời”: Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc (Bài 4)

N.Tâm – H.Diễm - 18:26, 26/08/2022

Đối với nhiều thế hệ trẻ dân tộc Khmer, chùa không chỉ là nơi giáo dục đạo đức, nhân cách sống, lòng hiếu thảo và nghi thức giao tiếp, ứng xử mà còn là nơi để những ngày hè, các em háo hức rủ nhau lên chùa để học chữ Khmer do các sư sãi đứng ra tổ chức. Đây được xem là việc làm hết sức có ý nghĩa của các nhà chùa, nhằm góp phần bảo tồn chữ viết và tiếng nói của dân tộc Khmer.

Mỗi dịp hè nhiều em vẫn ham thích được đi học chữ Khmer tại các chùa
Mỗi dịp hè nhiều em vẫn ham thích được đi học chữ Khmer tại các chùa

Mùa hè lên chùa học chữ 

Chúng tôi đến thăm chùa Serey Kandal thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), khi mùa mưa ở miền Tây vừa mới bắt đầu. Hơn hai tháng nay, ngày nào cũng vậy, trong không gian thanh tịnh là những âm thanh vang lên bởi phát âm, đánh vần của các lớp học chữ Khmer.

Đại đức Lý Phét - Trụ trì chùa Serey Kandal cho biết, mỗi năm, chuẩn bị bước vào mùa hè, nhà chùa đều chuẩn bị mọi thứ đón học sinh đến học ngôn ngữ mẹ đẻ. Ý thức được việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết truyền thống của dân tộc nên không cần mất nhiều công vận động, cha mẹ học sinh khuyến khích con em đến chùa học chữ rất đông. 

Những em khó khăn được nhà chùa hỗ trợ tập viết (vở, bút-PV). Lớp học chỉ kéo dài trong thời gian ngắn vào dịp nghỉ hè nên không ảnh hưởng đến việc học tập ở trường, lại giúp được các em vừa biết chữ quốc ngữ, vừa biết chữ Khmer để giữ gìn tiếng nói, chữ viết truyền thống dân tộc mình.

Lớp học chữ Khmer tại chùa Serey Kandal
Lớp học chữ Khmer tại chùa Serey Kandal

Còn tại chùa Som Rong (TP. Sóc Trăng), tỳ kheo Danh Hoàng Thương cho hay, mùa hè 2022, nhà chùa dạy chữ Khmer cho trên 100 em là con em đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống trên địa bàn, phần lớn các em đang học tiểu học và trung học cơ sở. Tuy số lượng đông, nhưng lớp học vẫn được chùa tổ chức giảng dạy nghiêm túc. Tthời gian học vào lúc 14 giờ đến 16 giờ hằng ngày. Ngoài học chữ, các sư còn giáo dục đạo đức, lễ nghi truyền thống cho các em.

Những ngày hè, các em đến chùa để được sư thầy dạy chữ Khmer truyền thống của dân tộc mình. Đối với các em, đến chùa học chữ vừa nghĩa vụ, trách nhiệm duy trì chữ viết văn hóa của dân tộc mình, nhưng cũng rất đỗi tự hào với truyền thống tốt đẹp, nên dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, neo đơn, cha mẹ đi làm xa các em buộc mang cả em nhỏ theo học. Dù trong hoàn cảnh nào các em vẫn cố gắng đến lớp, chăm chú đánh vần, nắn nót từng chữ viết.

Em Thạch Anh Hào, học sinh trường THCS Dương Kỳ Hiệp cho biết, từ khi nghỉ hè đến nay, em được ba mẹ cho lên chùa SomRong học chữ Khmer. Khi sư thầy dạy, em chăm chú lắng nghe, đọc và viết theo. Em thấy học chữ Khmer cũng dễ, bây giờ thì em đã đọc được nhiều chữ cái, ở đây còn có nhiều bạn bè cùng học nên em thấy rất vui.

Thượng tọa Lý Minh Đức, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi tỉnh Sóc Trăng, Trụ trì chùa Som Rong, cho biết, trên địa bàn tỉnh có 92 ngôi chùa Khmer thì hầu hết đều tổ chức dạy chữ Khmer, chùa nào không có chỗ thì mượn các nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc các điểm trường để dạy chữ Khmer trong dịp hè. 

Ngoài việc giáo dục đạo đức, nhân cách sống, lòng hiếu thảo và nghi thức giao tiếp, ứng xử cho các thế hệ trẻ, thì việc dạy chữ Khmer hè ở các chùa Phật giáo Nam tông, từ trước đến nay cũng đã trở thành truyền thống. Hoạt động này đã giúp các thế hệ trẻ biết đọc, viết chữ dân tộc mình, góp phần quan trọng vào bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer. 

Các em học sinh chăm chú đánh vần chữ Khmer
Các em học sinh chăm chú đánh vần chữ Khmer

Còn tại Kiên Giang, đồng bào Khmer chiếm tỷ lệ trên 13% dân số toàn tỉnh. Cùng việc tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, việc tăng cường công tác giáo dục nâng cao dân trí cho đồng bào Khmer cũng được Đảng bộ và chính quyền các cấp quan tâm, nhất là việc dạy và học chữ Khmer cho con em đồng bào Khmer.

Như thường lệ, bắt đầu từ kỳ nghỉ hè, vào mỗi buổi chiều, chùa Thanh Gia, xã Định Hòa, huyện Gò Quao lại tiếp nhận nhiều em học sinh là người Khmer, và cả những em người Kinh đến theo học chữ Khmer tại chùa. Điều này càng khẳng định tiếng nói, chữ viết, văn hóa truyền thống dân tộc Khmer không chỉ được thế hệ trẻ phát huy và giữ gìn và còn lan tỏa sự yêu thích sang cả thế hệ trẻ dân tộc khác sống cùng địa phương.

Hòa thượng Trần Nhiếp, Trụ trì chùa Thanh Gia cho biết: Hàng chục năm qua, mỗi năm, chuẩn bị bước vào mùa hè, nhà chùa chuẩn bị chu đáo mọi thứ để đón học sinh đến học ngôn ngữ mẹ đẻ. Ý thức được việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết truyền thống của dân tộc, nên cha mẹ học sinh khuyến khích con em đến chùa học chữ rất đông, không cần mất nhiều thời gian vận động, những em khó khăn được nhà chùa hỗ trợ tập, viết.

 "Lớp học chỉ kéo dài trong thời gian ngắn vào dịp nghỉ hè, nên không ảnh hưởng đến việc học tập ở trường, giúp các em vừa biết chữ quốc ngữ, vừa biết chữ Khmer”, Hòa thượng Trần Nhiếp chia sẻ.

Còn Đại đức Danh Nâng,  trụ trì chùaThứ Năm, huyện An Biên, với suy nghĩ không có tri thức, con em đồng bào dân tộc sẽ tụt hậu lại phía sau và không thể nào tiến bộ được, do vậy Đại đức Danh Nâng đã tận dụng giảng đường giảng giáo lý của chùa để đầu tư xây dựng thành phòng học.

“Thấy trẻ em đến trường tôi vui lắm. Chăm lo dạy chữ Khmer là một việc làm thiết thực. Có học chữ thì mới có kiến thức để thoát được nghèo. Vì vậy, đối với những bậc làm cha, làm mẹ dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng để con mình được học chữ, học ngôn ngữ của dân tộc mình”, Đại đức Danh Nâng chia sẻ.

Góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa 

Tương tự, tỉnh Trà Vinh hiện có 136 chùa Khmer. Vào dịp hè, trong các ngôi chùa lại rộn ràng các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh.Theo Đại đức Thạch Nhứt, Trụ trì chùa Xoài Xiêm mới (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) thì truyền thống dạy chữ trong chùa Khmer có từ xưa. Hầu hết các chùa ở tỉnh Trà Vinh đều mở lớp dạy học. Người dân trong vùng đều có thể đến chùa học, không phân biệt tuổi tác, dân tộc và thường đông nhất là trẻ em tuổi từ 6 đến 7 tuổi.

Tập sách của lớp học được nhà chùa chuẩn bị chu đáo
Tập sách của lớp học được nhà chùa chuẩn bị chu đáo

Tham gia giảng dạy tại các chùa ở Trà Vinh chủ yếu là các nhà sư. Ngoài ra, nhiều Phật tử cũng tình nguyện tham gia việc dạy chữ ở chùa. Ông Thạch Ni, một tình nguyên viên đang dạy học ở chùa Mich (còn gọi chùa Tà Niếp, huyện Trà Cú), đã có hơn 30 năm dạy chữ Khmer cho con em các phum, sóc gần chùa. Việc dạy học ở chùa còn được xem là một việc làm phúc cho bản thân và gia đình nên dù không hề nhận bất kỳ một khoản thu nhập nào từ học trò hay nhà chùa, ông Thạch Ni vẫn cần mẫn đứng lớp suốt những năm qua. 

Ông chia sẻ, thời gian học chữ trong chùa đã giúp các tăng sinh, học sinh viết và phát âm chuẩn tiếng Khmer của dân tộc mình. Ngoài ra, họ còn được học về Phật pháp, góp phần gìn giữ và phát triển chữ viết, tiếng nói, gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, ở chùa này chỉ có mở tới hết cấp 2 nên các em học sinh muốn học lên cao nữa thì sẽ đi qua học ở các chùa khác.

Trao đổi về hoạt động ý nghĩa của chùa Khmer  trong việc dạy chữ cho các em học sinh, Hòa thượng Danh Đổng, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang, nhấn mạnh, mong muốn của các chùa và các sư là giúp lớp trẻ giữ gìn, phát huy tiếng nói, chữ viết Khmer, giúp các em bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ, góp phần bảo tồn, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, giúp các em dân tộc Khmer có thêm những không gian sinh hoạt lành mạnh trong những ngày hè.

Theo Hòa thượng Danh Đổng, cái khó lớn nhất hiện nay của các chùa là, ngày càng có nhiều học sinh theo học, nhưng các chùa hầu như thiếu cơ sở vật chất, đa số giáo viên là à cha, ban quản trị và các vị sư tham gia dạy chữ đều chưa qua các lớp sư phạm. Bên cạnh đó, nhiều trẻ cũng tự giác tham gia học chữ viết dân tộc, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn nên bà con lo làm ăn ở xa làm việc học của các em bị gián đoạn…

"Trong thời gian tới, Hội sẽ nghiên cứu tiếp tục tìm giải pháp hỗ trợ, giao giảng vận động bà con và con em tham gia học chữ. Nhắc nhở phật tử dù xa quê hương làm ăn thoát nghèo, nhưng phải quan tâm đến việc bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, trong đó có tiếng nói và chữ viết”,Hoà thượng Danh Đổng trăn trở.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 5 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 6 giờ trước
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

Xã hội - T.Hợp - 13 giờ trước
UBND TP.Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn 2268 về việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Theo đó, TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4 thay vì bắn pháo hoa tại 16 điểm như thông tin trước đó.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 14 giờ trước
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 16 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 16 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.