Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ

PV - 10:08, 20/06/2018

Ngày 19/6, tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri, nhân dân một số quận, huyện và lực lượng vũ trang Quân khu 9, sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp thu, ghi nhận các ý kiến của cử tri thành phố Cần Thơ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp thu, ghi nhận các ý kiến của cử tri thành phố Cần Thơ
Tại các cuộc tiếp xúc, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ Nguyễn Thanh Xuân đã báo cáo tóm tắt tới cử tri về kết quả Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14.
Cử tri bày tỏ sự nhất trí đánh giá cao về kết quả kỳ họp; nhiều vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, tranh luận sôi nổi tích cực, hiệu quả...
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp thu, ghi nhận các ý kiến của cử tri thành phố Cần Thơ.
Trao đổi với cử tri và nhân dân cũng như làm rõ thêm về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu), Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội đã quyết định lùi chương trình dự án luật để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện; đồng thời thống nhất điều chỉnh quy định của dự thảo luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.
Cho biết đây là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và trong Hiến pháp năm 2013, cùng một số văn bản luật đã đề cập đến việc xây dựng và thành lập một số đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội cho biết, quá trình xây dựng dự án luật bắt đầu từ giữa năm 2013. Việc hình thành đặc khu là để xây dựng phát triển kinh tế, tạo vùng động lực để xây dựng và phát triển đất nước.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, những băn khoăn, lo lắng của nhân dân, cử tri là đúng và Quốc hội cần thêm thời gian tiếp thu để hoàn chỉnh dự án luật; đồng thời nêu rõ, Quốc hội hoan nghênh, biểu dương tinh thần yêu nước, sự quan tâm chính đáng của nhân dân đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, người dân có thể đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước, Quốc hội bằng nhiều hình thức, không nghe theo những luận điệu xuyên tạc, không đúng sự thật dẫn đến bị lợi dụng, kích động, gây rối, phá hoại, thậm chí là vi phạm pháp luật như đã xảy ra vừa qua tại một số địa phương.
Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh bao nhiêu xương máu và mấy chục năm Đổi mới để có được đất nước ngày hôm nay - hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển thì chúng ta đâu có đơn giản đến mức để ban hành một luật hay hình thành đơn vị đặc khu để rồi làm cho đất nước khó khăn”. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: “Những quy định trong Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở phải bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng của đặc khu và của quốc gia”.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ và nhiều quy định mang tính chất đột phá, đổi mới vượt trội nhưng cũng có những quy định không vượt trội. Trong quá trình ban hành luật, Quốc hội lắng nghe ý kiến cử tri và nhân dân. Nhiều đại biểu Quốc hội tâm huyết, nhiều cử tri gửi thư góp ý cho Quốc hội. Trong thời gian diễn ra Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã quyết định lùi lại thời gian thông qua luật để tiếp thu tối đa ý kiến của nhân dân.
Trả lời câu hỏi của cử tri về Luật An ninh mạng mới được thông qua, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại câu nói của một giáo sư quốc tế cho rằng: “Không gian mạng cũng chính là lĩnh vực chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào”. Hơn nữa, đây còn là "không gian ảo" - nơi diễn ra những hành động thù địch không kém phần nguy hiểm so với các hành động thật ngoài đời. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, không gian mạng đã trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức…
Thực tế nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận ra sự cần thiết và đã cụ thể hóa thành các văn bản pháp luật. Đã có khoảng 80 quốc gia, tổ chức quốc tế xây dựng cơ sở pháp lý về an ninh mạng để phòng và chống những nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia từ không gian mạng, đồng thời thành lập lực lượng chuyên trách về an ninh mạng; trong đó có 23 quốc gia đã ban hành văn bản luật về an ninh mạng.
Chủ tịch Quốc hội phân tích: Thời gian qua nước ta đã phát triển mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó góp phần to lớn, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát huy sức sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững quốc phòng, an ninh… Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế, tồn tại về an ninh mạng cần khắc phục. Do mức độ an ninh mạng thấp đã dẫn đến một số vụ việc gây hậu quả đáng tiếc trước đây trong ngành hàng không, ngân hàng, cá nhân bị vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm, bị lừa đảo… Trong bối cảnh này, việc xây dựng Luật An ninh mạng là cần thiết để bảo vệ trước hết là những khách thể trong phạm vi điều chỉnh của luật, gồm: An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Luật An ninh mạng theo đó sẽ xử lý tất cả những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến trên không gian mạng không bị điều chỉnh bởi luật này. “Luật ra là để điều chỉnh những hành vi vi phạm không gian mạng chứ không phải để ngăm cấm quyền tự do ngôn luận của công dân”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật An ninh mạng quy định về cơ quan, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải lưu trữ tại Việt Nam thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến An ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam là khả thi, phù hợp với pháp luật trong nước, thông lệ quốc tế, không trái với các điều ước mà Việt Nam tham gia, cũng không cản trở hoạt động của doanh nghiệp.  Bởi theo thống kê, đã có 18 quốc gia trên thế giới gồm: Mỹ, Canada, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Australia, Indonesia, Hi Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước. Như vậy là thông lệ quốc tế đã có, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên áp dụng quy định này.
Cùng với đó, qua rà soát các văn bản cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); đồng thời, rà soát Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)..., các văn kiện này đều có quy định về ngoại lệ an ninh, cho phép tôn trọng và bảo vệ an ninh quốc gia ở mức cao nhất. 18 nước nêu trên đều đã tham gia WTO. Như vậy, với Luật An ninh mạng, Việt Nam không vi phạm các cam kết quốc tế.
Theo Chủ tịch Quốc hội, với hơn 86% đại biểu Quốc hội tán thành, Luật An ninh mạng được thông qua quy định về phòng ngừa, đấu tranh, xử lý trực tiếp hành động vi phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng nên có những ý kiến băn khoăn, lo lắng là điều dễ hiểu. Còn “vấn đề luật an ninh mạng có gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp và đẻ ra giấy phép con hay không?”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, vấn đề này đã được ra soát rất kỹ để bảo đảm không gây bất cứ trở ngại trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
“Bảo đảm sẽ không có một ngăn cản nào cản trở lưu thông dòng chảy dữ liệu thông tin ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp khởi nghiệp”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ghi nhận, giải đáp các ý kiến của cử tri về dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi), về xây dựng lực lượng Công an xã chính quy, công tác phát triển hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận; Mỹ Thuận-Cần Thơ…/.
Theo Chinh phu
Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc tết, tặng quà cán bộ, công nhân viên chức Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang.
Nhà máy về bản

Nhà máy về bản

Phóng sự - An Yên - 19:13, 11/04/2025
Sau rất nhiều lời chào mời của địa phương, một nhà máy may đã được vận hành tại huyện miền núi Con Cuông, bước đầu đã thu hút gần 1.000 lao động vùng miền Tây xứ Nghệ. Nhà máy về bản đã giải quyết thỏa đáng nhiều vấn đề về ly nông không ly hương, giảm áp lực cuộc sống lên rừng, lên rẫy, tạo cơ hội việc làm và thu nhập ổn định… cho những cư dân miền núi.
Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Trang địa phương - Thu Oanh - Tiến Vinh - 19:08, 11/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc tết, tặng quà cán bộ, công nhân viên chức Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang.
Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 19:06, 11/04/2025
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, địa phương phấn đấu trong năm 2025 có thêm 70 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Xã hội - Đoan Phụng - 19:00, 11/04/2025
Hòa trong không khi vui tươi, phấn khởi của chuỗi các hoạt động “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025, tại UBND xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang phối hợp với Sở Dân tộc - Tôn Giáo và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Du lịch - Minh Nhật - 18:58, 11/04/2025
Nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, giá trị di sản văn hóa, tài nguyên, sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch mới, nổi trội để thu hút du khách trong nước, quốc tế và các nhà đầu tư, từ ngày 25/4, tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức Chương trình Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

Dân tộc - Tôn giáo - Như Tâm - 18:56, 11/04/2025
Ngày 11/4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Dự Họp mặt có: Ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ; ông Nguyễn Trung Nhân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ. Cùng đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo là người dân tộc Khmer sinh sống và làm việc tại TP. Cần Thơ; các vị Người có uy tín là dân tộc Khmer.
Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Trang địa phương - Khánh Ngân - 18:52, 11/04/2025
UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành kế hoạch số 591/KH-UBND ngày 08/04/2025 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) năm 2025.
Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - 18:52, 11/04/2025
Ngày 11/4, tỉnh Hậu Giang tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng đại diện sở, ban, ngành và hơn 200 vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer, cán bộ hưu trí, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Sản phẩm - Thị trường - Mỹ Dung - 18:49, 11/04/2025
Bình Liêu (Quảng Ninh) - mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cánh rừng xanh bạt ngàn, là nơi sinh trưởng lý tưởng của nhiều loại cây lâm nghiệp giá trị. Bên cạnh cây hồi vốn đã gắn bó từ lâu, quế cũng là một "loài cây của đất", hòa quyện tuyệt vời với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, để vươn lên mạnh mẽ.
Quảng Nam yêu cầu hoàn thành dứt điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Quảng Nam yêu cầu hoàn thành dứt điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 18:46, 11/04/2025
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, hoàn thành dứt điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát chậm nhất trong tháng 10/2025.