Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc

PV - 16:29, 03/02/2023

Sáng 3/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Lễ kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) và 60 năm ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc (2/3/1963 - 2/3/2023). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại lễ kỷ niệm - Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại lễ kỷ niệm - Ảnh: Quochoi.vn

Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Ban, bộ, ngành, địa phương..

Về phía tỉnh Vĩnh Phúc có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thuý Lan; lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ, các lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động...

Nền tảng vững chắc để Vĩnh Phúc phát triển nhanh, bền vững và nhân văn

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vinh hạnh và cảm động dự Lễ kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng Cộng sản và 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc, tuyên dương các điển hình tiên tiến học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây là dịp để cùng chiêm nghiệm lịch sử 93 năm vẻ vang và vinh quang của Đảng ta; ôn lại quá trình xây dựng, phát triển không ngừng và toàn diện của tỉnh Vĩnh Phúc 60 năm qua, nguyện thành tâm và chủ động thực hiện tốt hơn nữa lời căn dặn và kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Người về thăm “Phải làm cho Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”.

Vĩnh Phúc là vùng đất lịch sử, chính trị và văn hóa lâu đời. Theo Chủ tịch Quốc hội, trong lịch sử lập quốc và phát triển mấy nghìn năm của đất nước, ở bất cứ thời kỳ nào, trên bất cứ phương diện nào, đồng bào vùng đất này cũng tận hiến to lớn, góp phần làm rạng danh lịch sử hào hùng và bất diệt của dân tộc: Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng mùa Xuân Canh Tý năm 40; cuộc khởi binh năm 542 của Lý Bí đuổi giặc Lương, lập nên nhà nước Vạn Xuân độc lập gắn với điển tích hồ Điển Triệt (huyện Sông Lô); bản anh hùng ca trên trận tuyến Bình Lệ Nguyên (huyện Bình Xuyên) đánh quân Nguyên Mông xâm lược… tới âm vang khẩu lệnh: “Nhằm thẳng quân thù! Bắn” của anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân và sáng kiến “khoán hộ” trong sản xuất nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh, đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc trong thời kỳ tìm tòi các mô hình và các quyết sách đổi mới...

“Tất cả đã góp phần làm nên vóc dáng, tư thế và thần thái của tỉnh Vĩnh Phúc và công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ của Đất nước ngày nay”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 8 lần về thăm và làm việc với Vĩnh Phúc và nhiều lần gửi thư khen ngợi hoặc biểu dương trên báo chí mỗi khi tỉnh đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu. Sự quan tâm, tình cảm đặc biệt của Người, của Trung ương Đảng là nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ quân và dân tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, sản xuất giỏi, chiến đấu ngoan cường, đóng góp xứng đáng sức người, sức của cùng cả nước chi viện cho chiến trường miền Nam “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Xứng đáng với Người, 60 năm qua, trong đó có hơn 36 năm đổi mới, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Khi tái lập năm 1997, từ một tỉnh thuần nông, hôm nay Vĩnh Phúc là một trong những điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế - xã hội, một trong số ít các tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp và tổng thu ngân sách cao trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1997-2022 đạt 13,27%/năm.

Năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 9,54% so với năm 2021 (cao hơn mức bình quân chung cả nước, đứng thứ 5 trong vùng Đồng bằng sông Hồng, thứ 17 cả nước); quy mô GRDP bình quân đầu người ước đạt gần 5.500USD/người (đứng thứ 5 vùng Đồng bằng Sông Hồng, thứ 9 cả nước). Thu ngân sách gần 40.500 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngày càng đồng bộ, hiện đại; diện mạo đô thị và nông thôn ngày càng khởi sắc.

Sự nghiệp văn hóa - xã hội; các chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm có nhiều tiến bộ; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực; năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, chất lượng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhân dân vươn lên ngang tầm yêu cầu phát triển.

“Những thành tựu to lớn và toàn diện đó là nhân tố căn bản và quyết định trực tiếp nâng cao vị thế, sức mạnh và uy tín của tỉnh, tạo nền tảng vững chắc để  Vĩnh Phúc  phát triển nhanh, bền vững và nhân văn trong giai đoạn mới; là thành quả, tấm lòng và danh dự của Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Phải thật sự trân trọng, bảo vệ khát vọng đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Vĩnh Phúc cùng cả nước tự tin, vững bước vào năm 2023 - năm “bản lề” có ý nghĩa quyết định thành công những quyết sách của Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trước thời cơ mới và vận hội mới, trên nền móng những thành tựu to lớn của 60 năm qua, với vị thế mới và tâm thế mới, nhất định chúng ta đã đổi mới, sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo hơn nữa; đã đoàn kết, nhất định không ngừng đoàn kết keo sơn hơn nữa; đã nỗ lực, nhất định nỗ lực, chủ động toàn diện và bền lòng hơn nữa… nguyện đền đáp xứng đáng ân tình sâu nặng và hiện thực hóa thành công mong mỏi của Bác Hồ dành cho Vĩnh Phúc.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc trao Bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo lời Bác dạy - Ảnh: Báo Vĩnh Phúc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc trao Bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo lời Bác dạy - Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Với ý nghĩa đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh nghiên cứu và thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng song hành và chặt chẽ với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Trước mắt, soát xét, đánh giá và tổng kết một bước việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu tới giữa nhiệm kỳ; đồng thời, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung phù hợp và thực thi đồng bộ các chủ trương mới của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Trước những khó khăn, thách thức ngày càng lớn, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Vĩnh Phúc trong thời kỳ mới phải thật sự trân trọng, bảo vệ khát vọng đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần “khoán 10” năm xưa; cổ vũ ý chí tự lực tự cường, tinh thần cống hiến, khát vọng giàu có và khát vọng phồn vinh. Bác đã nói như vậy thì khát vọng giàu có và khát vọng phồn vinh phải thấm vào nhận thức, hành động của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, của mỗi cán bộ, chiến sĩ, mỗi người dân và toàn bộ hệ thống chính trị Vĩnh Phúc, tạo sức mạnh tổng thể và động lực mới vì sự phát triển đột phá, nhanh, bền vững và nhân văn trong những năm tới để sớm hiện thực hoá lời căn dặn và kỳ vọng của Bác Hồ kính yêu. Đất nước chúng ta nuôi hoài bão, ý chí, khát vọng hùng cường còn Vĩnh Phúc phải nuôi dưỡng hoài bão và khát vọng giàu có, khát vọng phồn vinh - mức rất cao của sự phát triển”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Thứ hai, tiếp tục tìm tòi, đổi mới phương thức, làm chuyển biến thực chất công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung 4 Khóa XI, Khóa XII và Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hơn nữa vị thế, vai trò, hiệu quả lãnh đạo của các tổ chức đảng; vai trò và nhiệm vụ quản lý của các cấp chính quyền; sàng lọc, phát triển đội ngũ đảng viên thật sự trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức thật sự liêm chính, tôn trọng và phục vụ Nhân dân.

Đặc biệt, tiếp tục đổi mới bộ máy của hệ thống chính trị thật sự gọn nhẹ, chuyên nghiệp, liên thông gắn với lộ trình số hóa và nâng cao hiệu quả quản trị. Chủ động phát hiện, bồi dưỡng hạt nhân tiêu biểu, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập, làm theo Bác và những lời dặn dò của Bác khi Người về thăm tỉnh.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, gắn chặt với huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy cao nhất tiềm năng, các lợi thế và vị trí cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội nhằm xây dựng Vĩnh Phúc xứng đáng là tỉnh giữ vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng; trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước.

Đồng thời, vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp cao gắn với tăng cường xây dựng nông thôn mới, đủ tiêu chí và điều kiện trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; rất chú trọng tìm kiếm, kiến tạo các năng lực sản xuất mới và các động lực tăng trưởng mới.

Thứ tư, coi trọng phát triển kinh tế đồng bộ với thực hiện phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ và phát triển toàn diện môi trường sống một cách nhân văn, trên nền tảng các giá trị truyền thống, mang bản sắc của vùng đất và con người Vĩnh Phúc, hài hòa với vùng, với cả nước và sự tiến bộ của thời đại.

Khơi thông mọi nguồn lực để tạo đột phá trong phát triển giáo dục và đào tạo, văn hóa, y tế,... trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu của một trung tâm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển. Tất cả nhằm mục tiêu: Chăm lo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Thứ năm, giữ vị trí địa chiến lược quan trọng, Chủ tịch Quốc hội lưu ý tỉnh cần coi trọng nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên là tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, trực tiếp bảo đảm an ninh nông thôn, an ninh công nghiệp và yên Dân, triệt tiêu từ sớm, từ xa, từ gốc các yếu tố có khả năng gây mất ổn định nhằm bảo đảm môi trường sống và sản xuất an toàn, ổn định, thân thiện để không ngừng thu hút mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước phát triển kinh tế, xã hội, môi trường hiện đại, bền vững và nhân văn.

Trên nền tảng truyền thống văn hóa, lịch sử và những thành tựu của 60 năm làm theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần đoàn kết, thống nhất, đổi mới, sáng tạo của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng sâu sắc và chắc chắn tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, toàn diện và đồng bộ hơn nữa trong công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng phồn vinh, vì mục tiêu: Đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước; đến năm 2030 là tỉnh phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ bản đủ tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2045 là thành phố phát triển toàn diện.

Mọi người dân Vĩnh Phúc đều được hưởng thành quả từ sự phát triển

Trước đó, trong diễn văn kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan cho biết, tỉnh Vĩnh Phúc đã vinh dự được 8 lần đón Bác Hồ về thăm, đặc biệt trong lần thăm thứ 7, ngày 2/3/1963, Người đã căn dặn “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”.

60 năm qua, có thời điểm Vĩnh Phúc hợp nhất với Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, rồi lại tách ra tái lập tỉnh, nhưng Đảng bộ và Nhân dân Vĩnh Phúc lúc nào cũng khắc sâu lời dạy của Bác Hồ.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Vĩnh Phúc luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương, cung cấp hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến. Là tỉnh dẫn đầu toàn miền Bắc về sản xuất lương thực, cây trồng, làm thủy lợi và phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Cùng với quân và dân toàn miền Bắc, quân và dân tỉnh Vĩnh Phúc luôn siết chặt đội ngũ trong tư thế "tay cày, tay súng", "tay búa, tay súng", thanh niên "3 sẵn sàng'', phụ nữ ''3 đảm đang" quyết tâm bảo vệ vững chắc thành quả xây dựng Chủ nghĩa xã hội; không ngừng chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau 26 tái lập tỉnh, vùng đất quê hương của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc – “cha đẻ” của chủ trương “khoán hộ”, với quan điểm “phải để nông dân làm chủ ruộng đất của mình” đã vươn lên mạnh mẽ không ngừng, đạt nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ khi tái lập năm 1997 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn giữ ở mức cao, có năm trên 20%, bình quân giai đoạn 1997 - 2022 đạt 13,27%/năm. Năm 2022, vượt qua nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid, kinh tế của tỉnh đã phục hồi ấn tượng, tăng trưởng mạnh mẽ, đạt và vượt mục tiêu đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,54%, là mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2014 đến nay và cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước.

Thành công trong phát triển kinh tế đã tác động sâu sắc, tích cực đến các lĩnh vực văn hóa, xã hội, phát triển con người. Với phương châm “lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân”, tỉnh đề ra nhiều giải pháp cụ thể để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Vĩnh Phúc coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tri ân các tầng lớp nhân dân, các thế hệ đi trước và quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm”.

Với quan điểm xuyên suốt “Mọi người dân Vĩnh Phúc đều được hưởng thành quả từ sự phát triển”, với khát vọng xây dựng con người Vĩnh Phúc có những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời phát huy đặc điểm nổi trội “tiên phong, sáng tạo, khát vọng, đổi mới”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVII đã ban hành Nghị quyết “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”. Trong đó quyết định đầu tư và huy động các nguồn lực cho văn hóa, phấn đấu đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách năm và dành từ 8 - 10% trên tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh cho phát triển lĩnh vực văn hóa.

"Để có được Vĩnh Phúc “giàu có, phồn vinh” như hôm nay, các thế hệ cán bộ, đảng viên trong tỉnh luôn khắc ghi lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, trong đó lấy đổi mới phương thức lãnh đạo và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân làm nòng cốt", Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khẳng định.

Để xây dựng Vĩnh Phúc thành tỉnh “giàu mạnh, phồn vinh” như mong muốn của Bác, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thuý Lan kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh cùng nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa lời căn dặn của Bác; phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thi đua hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, quyết tâm xây dựng Vĩnh Phúc thành vùng đất đáng sống, thành địa chỉ đầu tư đáng tin cậy và điểm đến văn hóa, du lịch; cùng với cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã trao bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tặng 9 tổ chức Đảng có thành tích nổi bật trong 60 năm thực hiện lời Bác dạy gồm: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Vĩnh Yên; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Phúc Yên; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Tường; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Lạc; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tam Dương; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lập Thạch; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bình Xuyên; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tam Đảo và Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sông Lô.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 21:40, 13/05/2024
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 21:34, 13/05/2024
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 18:48, 13/05/2024
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 18:41, 13/05/2024
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 18:38, 13/05/2024
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 18:37, 13/05/2024
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 18:26, 13/05/2024
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 18:21, 13/05/2024
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.