Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ Ba Ban Chỉ đạo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam"

PV - 20:33, 03/11/2021

Chiều 03/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Chỉ đạo Vương Đình Huệ đã chủ trì Phiên họp thứ Ba Ban Chỉ đạo Xây dựng các chuyên đề được phân công thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030 định hướng đến năm 2045”.

Toàn cảnh Phiên họp thứ Ba
Toàn cảnh Phiên họp thứ Ba

Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Nguyễn Khắc Định; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Quang Phương; đại diện Ban Nội chính Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước; đại diện các Tiểu ban, …

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Ban Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề được phân công thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” tổ chức Phiên họp lần thứ Ba theo đúng tiến độ đã đề ra trong Kế hoạch số 106-KH/ĐĐQH15 ngày 10/8/2021 của Đảng đoàn Quốc hội và Kế hoạch số 02-KH/BCĐ.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Chỉ đạo Vương Đình Huệ
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Chỉ đạo Vương Đình Huệ

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trước đó Ban Chỉ đạo đã tổ chức Phiên họp thứ Hai để thông qua Chuyên đề số 10 “Hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp và giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Cho ý kiến đối với Chuyên đề số 12 “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tiểu ban số 03; và nghe Tiểu ban số 01, Tiểu ban số 02 báo cáo tiến độ triển khai các chuyên đề.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Phiên họp tập trung cho ý kiến, đóng góp tích cực, chất lượng vào nội dung dự thảo Báo cáo chuyên đề số 12 “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”; bổ sung thêm những đề xuất, kiến nghị, giải pháp khoa học, khả thi để giúp Tiểu ban và Ban Chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội hoàn thiện dự thảo Báo cáo.

Báo cáo tại Phiên họp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Trưởng Tiểu ban số 03 Nguyễn Văn Hiển cho biết, triển khai nhiệm vụ xây dựng Chuyên đề số 12: “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Tiểu ban xây dựng chuyên đề số 12 (Tiểu ban số 03) do đồng chí Nguyễn Khắc Định làm trưởng Tiểu ban; giao Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực, tham mưu giúp Đảng Đoàn Quốc hội trong việc xây dựng chuyên đề; chỉ đạo Tiểu ban số 03 và cơ quan thường trực nghiên cứu, xây dựng chuyên đề số 12.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Trưởng Tiểu ban số 03 Nguyễn Văn Hiển
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Trưởng Tiểu ban số 03 Nguyễn Văn Hiển

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Đảng đoàn Quốc hội đã chỉ đạo Tiểu ban số 03: (1) Xây dựng dự thảo chuyên đề số 12; (2) Thảo luận kỹ lưỡng tại các cuộc họp Tổ Biên tập và Tiểu ban; (3) Nhiều lần’ gửi xin ý kiến thành viên Tiểu ban và các chuyên gia, nhà khoa học; (4) Tiếp thu, hoàn thiện dự thảo và gửi xin ý kiến của Đảng đoàn Quốc hội, Ban Chỉ đạo, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan và tổ chức hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học.

Tại Phiên họp thứ Hai ngày 19/10/2021, Ban Chỉ đạo các chuyên đề được phân công của Đảng đoàn Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo chuyên đề số 12 và ra thông báo Kết luận của Ban Chỉ đạo đối với dự thảo chuyên đề. Theo đó, cơ bản các ý kiến góp ý đều đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chặt chẽ, khoa học của Tiểu ban và cơ quan thường trực là Viện Nghiên cứu lập pháp. Chuyên đề bảo đảm cả về mặt lý luận và thực tiễn; tính chính trị - pháp lý trong các đánh giá, nhận định; bảo đảm về mặt tiến độ và kế hoạch mà Ban Chỉ đạo đề ra.

Phó Trưởng Tiểu ban số 03 cũng cho biết, Chuyên đề số 12 gồm 03 nội dung chính: Những vấn đề chung về cơ chế bảo vệ Hiến pháp; Thực trạng cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền; Quan điểm, mục tiêu, giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Một số nội dung, Tiểu ban xin ý kiến tại Phiên họp gồm: Những vấn đề nhận thức chung về bảo vệ Hiến pháp; Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn vận hành cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở nước ta hiện nay; Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và các phương án hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Thảo luận tại Phiên họp, đa số ý kiến đánh giá cao quá trình chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng của Tiểu ban số 03 đồng thời tán thành với kết cấu, nội dung cơ bản của Báo cáo chuyên đề số 12. Một số ý kiến đề nghị, làm rõ nội hàm vi phạm Hiến pháp; làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận, thực tiễn của chuyên đề; nhấn mạnh vai trò, chức năng bảo vệ Hiến pháp của Nhân dân;… Một số ý kiến khác cho rằng, vấn đề xây dựng cơ quan bảo vệ Hiến pháp độc lập là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, chưa có tiền lệ. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu thận trọng và có phương án trình cấp có thẩm quyền quyết định, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ;…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Thủy
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Thủy

Tiếp thu các ý kiến góp ý tại Phiên thảo luận, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Trưởng Tiểu ban số 03 cho biết, Tiểu ban sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng, làm sâu sắc hơn các nội dung góp ý của các đại biểu. Từ đó, hoàn thiện Báo cáo chuyên đề số 12 “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đảm bảo chất lượng cao nhất.

Kết luận Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao công tác chuẩn bị công phu, nghiêm túc của Tiểu ban số 3. Qua thảo luận, các ý kiến đều nhất trí thông qua Báo cáo chuyên đề số 12 "Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tuy nhiên, để hoàn thiện Báo cáo, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Tiểu ban số 3 khẩn trương tiếp thu tối đa, đầy đủ các ý kiến phát biểu thảo luận.

Nhấn mạnh đây là một trong những chuyên đề quan trọng nằm trong các chuyên đề được phân công thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Tiểu ban số 3 tập trung làm rõ hơn một số nội dung các đại biểu đã nêu. Trong đó, đánh giá thêm kinh nghiệm các nước về mô hình bảo hiến; làm rõ hơn vai trò trung tâm của Quốc hội trong bảo vệ Hiến pháp;... đồng thời rà soát, đảm bảo Báo cáo thể hiện logic, chặt chẽ./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 14 phút trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 15:35, 02/05/2024
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 11:20, 02/05/2024
Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.