Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước: Công tác thi đua phải thực tế hơn, tránh hình thức

PV - 18:27, 23/10/2021

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng công tác thi đua, khen thưởng hiện nay còn tập trung nhiều vào khen thưởng mà chưa chú ý phát động phong trào thi đua một cách mạnh mẽ trong tầng lớp nhân dân.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Y Thanh Hà Niê KĐăm phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Y Thanh Hà Niê KĐăm phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Sáng 23/10, thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cũng như đưa công tác thi đua, khen thưởng có những chuyển biến mạnh mẽ, khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành.

Cũng qua thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình với đề xuất một số hình thức khen thưởng mới, trong đó nổi bật là quy định về “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang," đồng thời đề nghị làm rõ các quy định, tiêu chuẩn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để việc khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thi đua, khen thưởng

Tham gia thảo luận về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng công tác thi đua, khen thưởng hiện nay còn tập trung nhiều vào khen thưởng mà chưa chú ý phát động phong trào thi đua một cách mạnh mẽ trong tầng lớp nhân dân, giai tầng xã hội.

Nhấn mạnh sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân, theo Chủ tịch nước, công tác thi đua cần phải thực tế hơn, tránh hình thức, thấm sâu vào từng cơ quan đơn vị, tạo nên phong trào quần chúng.

Chủ tịch nước cảnh báo về hiện tượng chạy thành tích, dùng thành tích khen thưởng để nâng lương, thăng cấp hàm. “Khen thưởng phải chặt chẽ, đúng quy định. Khen thưởng phải phù hợp chứ không phải chú trọng khen thưởng nhưng lại không chú trọng thi đua," Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch nước, nếu phong trào thi đua được phát động mạnh mẽ theo chuyên đề hằng năm, hằng quý, nhất định tình hình sẽ tốt hơn.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận ở tổ. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận ở tổ. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Lấy ví dụ về việc khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch nước cho biết ông đã nhiều lần nói đề nghị các cơ quan chức năng nên có hình thức tôn vinh cá nhân, tổ chức tuyến đầu và cả tuyến sau.

“Vận động cả bà già ủng hộ từng quả trứng gà, bán cả mảnh đất để hỗ trợ. Những hình ảnh tuyệt vời này mình nên có tôn vinh cá nhân, tập thể, coi như tấm gương thôi thúc dân tộc chúng ta nhân văn, thương yêu đoàn kết. Ngoài bác sỹ, công an, quận đội còn nhiều nhà thiện nguyện, hy sinh lớn lao lắm, có tôn vinh được không? Nhiều người đóng góp không tính toán gì," Chủ tịch nước nói.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đề nghị cần có những chế tài mạnh, quy trách nhiệm rõ ràng tổ chức, cá nhân trong quá trình trình thi đua, khen thưởng. Ví dụ, khi một cá nhân bị thu hồi thành tích thi đua khen thưởng do có khiếu nại khen thưởng không chính đáng, người trình phải chịu trách nhiệm, đồng thời người thẩm tra, thẩm định cũng phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức là vấn đề rất lớn trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

Cần nhìn nhận lực lượng thanh niên xung phong đúng mức

Một trong những nội dung của dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng được thảo luận nhiều là việc bổ sung một số danh hiệu và đối tượng, trong đó có khen thưởng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang."

Về nội dung này, theo ý kiến thẩm tra dự án Luật của Ủy ban Xã hội, việc bổ sung một hình thức khen thưởng riêng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” như dự thảo Luật cần cân nhắc vì chưa bảo đảm nguyên tắc không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được, tính công bằng trong việc khen thưởng các lực lượng khác tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công bằng với các hình thức khen thưởng huy chương khác và các lực lượng khác đã đóng góp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhưng chưa có hình thức khen thưởng tương tự.

Vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau, bao gồm cả tính khả thi khi thực hiện chính sách. Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Xã hội nhận thấy chưa đủ điều kiện để bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” vào dự án Luật trong lần sửa đổi này.

Thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, cơ quan soạn thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) cho biết đề xuất khen thưởng Huy chương thanh niên xung phong vẻ vang xuất phát từ Kết luận của Ban Bí thư ngày 7/2/2017 về việc giao cho Ban cán sự đảng Chính phủ nghiên cứu xây dựng Luật sửa đổi và cho chủ trương tặng Huy chương thanh niên xung phong vẻ vang với lực lượng thanh niên trong thời kỳ kháng chiến cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, trong quá trình đưa nội dung này vào dự án luật cũng gặp phải nhiều khó khăn và nhiều ý kiến chưa đồng thuận, bởi qua tổng hợp chính sách, riêng đối với thanh niên xung phong, đến thời điểm này đã rất đầy đủ và toàn diện với các đối tượng khác có công với đất nước.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết trên cơ sở thảo luận của kỳ họp này, Chính phủ sẽ báo cáo Bộ Chính trị để cho chủ trương, đồng thời đề nghị các đại biểu Quốc hội nghiên cứu xem xét để đi đến một quyết định làm sao đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng tham gia kháng chiến cũng như có công với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ quan điểm của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, đại biểu Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội cho rằng việc bổ sung hình thức khen thưởng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang là phù hợp với lực lượng lên tới 40 vạn người, vốn chịu gian khổ nhất và "có một không hai" trên thế giới, nên cần có hình thức khen thưởng xứng đáng để động viên.

Đại biểu bày tỏ không đồng tình với quan điểm việc khen thưởng tạo ra sự trùng lắp, bởi đa số các cựu thanh niên xung phong không đủ tiêu chuẩn khen thưởng, trong khi đã phải dấn thân cả tuổi trẻ.

Có cùng chung ý kiến với đại biểu Vũ Trọng Kim, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, cần nhìn nhận lực lượng thanh niên xung phong đúng mức, bởi đây là lực lượng tham gia kháng chiến, sự đóng góp và hy sinh là có thật, họ là lực lượng đặc biệt. Do đó, bà cho rằng việc "trùng về khen thưởng là không đúng," bởi thanh niên xung phong trong Luật thi đua khen thưởng không có một danh vị, nên cần có khen thưởng cho lực lượng này.

Trong khi đó, đại biểu Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đề nghị nếu được Quốc hội đưa vào luật về hình thức khen thưởng này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tiếp tục làm việc với Chính phủ để Chính phủ có chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, đánh giá tác động, nhất là tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng là thanh niên xung phong, để bổ sung vào trong kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khi thông qua Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Tiếp tục đơn giản hóa hồ sơ thi đua, khen thưởng

Liên quan đến thủ tục và hồ sơ thi đua trong Luật Thi đua, khen thưởng, đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết thực tế theo dõi công tác này vừa qua cũng có vấn đề là có những người rất tâm huyết, cống hiến tốt cho sự phát triển của đất nước, của bộ, ngành nhưng khi được chọn, bình bầu làm người tiêu biểu, được khen thưởng, họ thấy khâu làm hồ sơ, thủ tục hiện nay còn rất nhiều thủ tục, từ đó ngại làm.

Theo đại biểu, để hồ sơ, thủ tục khen thưởng không trở thành rào cản với người được khen thưởng, đại biểu đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo Luật rà soát thêm về việc tiếp tục đơn giản hóa hồ sơ thi đua, khen thưởng.

Đại biểu Thủy cũng đề nghị bỏ quy định hiện hành về đăng ký tham gia phong trào thi đua để cuối năm mới được xét tặng danh hiệu thi đua. Đại biểu cho rằng, quy định này rất hình thức và không cần thiết.

“Tôi nghĩ chỗ này cần phải xem xét thêm, bởi vì thực tế những cái gì nó là hình thức trong phong trào thi đua thì chúng ta nên lược bớt," đại biểu nhấn mạnh./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 09:30, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 09:10, 02/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:50, 02/05/2024
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 08:05, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 07:54, 02/05/2024
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.