Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ động trong phòng, chống thiên tai - Nét đẹp của dân tộc Việt Nam: Phát huy truyền thống ( Bài 1)

Ông Lê Huy Ngọ - Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT (CĐ) - 15:30, 12/05/2021

Giữ đê, phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão, phòng hạn, chống hạn,… là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, vì lợi ích của các cấp chính quyền và người dân. Phát huy kinh nghiệm đã được đúc kết từ lịch sử, phòng, chống thiên tai (PCTT) hiện này là công tác thường xuyên, phải được phát động thành phong trào thi đua để từng bước trở thành nếp sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Khi có thiên tai xảy ra, các lực lượng chức năng luôn là lực lượng xung kích trên tuyến đầu chống giặc lũ.
Khi có thiên tai xảy ra, các lực lượng chức năng luôn là lực lượng xung kích trên tuyến đầu chống giặc lũ.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với công cuộc chinh phục thiên nhiên. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những kinh nghiệm quý báu về ứng phó với thiên nhiên của Nhân dân đã được đúc kết, trở thành nét văn hóa của người Việt. Đây là nguồn lực nội sinh cần được phát huy trong PCTT, từ đó giảm nhẹ rủi ro, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Kinh nghiệm truyền đời

Chắc hẳn, đã là người dân Việt Nam, không ai không biết về câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Đây là một truyền thuyết quen thuộc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Sơn Tinh là hiện thân của vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu, Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh sống động về kỳ tích của Nhân dân ta đắp đê phòng lụt để chinh phục thiên nhiên.

Với Thủy Tinh, vị thần cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ. Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hằng năm.

Truyền thuyết về Sơn Tinh, Thủy Tinh là bản hùng ca trị thủy của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu xây dựng đất nước. Trải qua chiều dài lịch sử, song ý nghĩa cốt lõi của câu chuyện vẫn còn mang đậm giá trị đến tận bây giờ.

Cùng với khát vọng chế ngự thiên nhiên, Nhân dân Việt Nam còn có nhiều kinh nghiệm ứng phó với thiên tai. Từ thửa xa xưa, công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) đã luôn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nét qua lời ca, tiếng hát, tục ngữ, hò, vè… đến những kinh nghiệm dân gian trong dự báo thiên tai, bão, lũ, như: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”; “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe sấm động phất cờ mà lên”; “Sấm chớp đằng Đông gió giật bão giông, sấm chớp đằng Tây lũ cuốn thượng nguồn”; hay “theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Thái, năm nào cây muỗm sai quả, năm đó có mưa bão nhiều”…

Cùng với khát vọng chế ngự thiên nhiên, Nhân dân Việt Nam còn có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi, đắp đê, đào mương, ứng phó với thiên tai. Điều này thể hiện qua truyền thuyết dân gian về Thánh mẫu Liễu Hạnh - 1 trong 4 vị thánh Tứ bất tử của Việt Nam. Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp dân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ bên kia phía núi Tiên Sơn (nay là núi Gôi) đến Tích Nhi (nay là đường đê Ba Sát, nối Quốc lộ 10 chạy dọc xã đến ngã ba Vọng và chính là con đường nối di tích Phủ Dầy với Phủ Quảng Cung). Cùng với việc đắp đê, bà còn cho làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới, tiêu, khai khẩn đất ven sông... Việc làm của bà đã được người đời ghi tạ ơn đức.

Phát huy truyền thống trong tình hình mới

Những năm gần đây khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, khó lường, cùng với đó thiên tai xuất hiện thường xuyên không theo quy luật với xu thế đa dạng về loại hình gia tăng về cường độ, tần suất và mức độ nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân các nước, trong đó có Việt Nam.

Công việc giữ đê, phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão, phòng hạn, chống hạn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng vì lợi ích của mọi cấp chính quyền và người dân. Vì vậy, công tác PCTT phải làm thường xuyên, phải được phát động thành phong trào thi đua… dần dần trở thành nếp sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tương trợ nhau trong hoạn nạn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Tương trợ nhau trong hoạn nạn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là người dân tiếp cận thông tin rất nhanh chóng qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, mạng xã hội, Facebook, Zalo, Youtube, Tiktok… Đây có thể được xác định vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng người dân và gắn kết nội dung PCTT vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu giải trí đa dạng, sự hòa nhập của văn hóa thế giới ngày một nhanh.

Qua đó, chúng ta cũng vừa gắn kết, tăng cường hơn nữa các cuộc thi như “Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về PCTT” do Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về PCTT phát động năm 2020, cũng vừa phải phát huy tính sáng tạo trên nền tảng mạng xã hội, tăng cường các chương trình như “Cộng đồng PCTT”, chương trình “Bản làng an toàn trước thiên tai”, trên hệ thống đài truyền hình, chương trình “Kết nối cộng đồng” trên Facebook… để tạo sự quan tâm, tăng tính tiếp cận, từng bước đưa nội dung PCTT đi vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam, phát huy truyền thống dân tộc, lời răn dạy của các bậc cha ông, thế hệ đi trước với tinh thần “chủ động phòng ngừa”.

Thiên tai là sự cố bất khả kháng và có những lúc nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người. Thời gian qua, dù chúng ta đã tìm mọi cách để dự đoán, dự báo, cảnh báo và thực hiện mọi biện pháp khả thi, kịp thời, quyết liệt để phòng ngừa, giảm tác hại của nó, song vẫn không ngăn được những hậu quả nặng nề của các trận thiên tai.

Những bài học lịch sử cho thấy, mỗi lần có thiên tai thì tinh thần cố kết cộng đồng và truyền thống tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta càng được phát huy cao độ. Đó chính là kết tinh của văn hóa cộng đồng Việt Nam trong PCTT.

Ngày nay, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thiên tai cực đoan, dị thường trên quy mô lớn, tác động tiêu cực trên diện rộng và khó lường. Vì vậy, phải phát triển và xây dựng văn hóa PCTT với tinh thần chủ động, kết hợp “phòng - chống - tránh - thích ứng” theo hướng “thuận thiên”, góp phần nâng cao năng lực chống chịu tổng hợp của quốc gia trước thách thức ngày một lớn và thường xuyên của thiên tai.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 6 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.