Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ động ngăn chặn “giặc lửa”

Phạm Tiến - 16:24, 20/07/2022

Các tỉnh Bắc Trung Bộ đang vào đợt nắng nóng gay gắt. Nền nhiệt trung bình trong ngày luôn ở mức cao, gió phơn Tây - Nam (gió Lào - Pv) thổi mạnh. Cảnh báo cháy rừng đã được các tỉnh đặt lên mức cao và rất cao. Trên các chòi canh, cán bộ Kiểm lâm, chủ rừng và cả chính quyền địa phương lại bước vào một mùa “canh lửa” mới.

Trên chòi canh lửa xã Quảng Thạch, lực lượng chức năng vẫn túc trực 24/24
Trên chòi canh lửa xã Quảng Thạch, lực lượng chức năng vẫn túc trực 24/24

Canh để chủ động với “giặc lửa”

Là địa phương nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, Quảng Bình có 505,7 nghìn ha rừng, độ che phủ 62,8%, trong đó rừng tự nhiên có 448,4 nghìn ha. Đặc biệt, Quảng Bình là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích rừng đặc dụng (hơn 144 nghìn ha) và rừng phòng hộ (hơn 151 nghìn ha). Trong đó, có một số huyện như Quảng Trạch, Quảng Ninh, Minh Hóa… có diện tích rừng tự nhiên lớn, điều kiện đi lại, dập lửa khó khăn.

Kể từ đầu tháng 5 đến nay, nền nhiệt trong ngày luôn ở mức cao, nắng nóng kéo dài cộng thêm gió Lào thổi mạnh. Nguy cơ cháy rừng đã được Hạt Kiểm lâm, rừng phòng hộ các huyện đặt ở mức báo động cao.

Xác định khâu phòng- chủ động với “giặc lửa”, là khâu quan trọng nhất để giữ rừng, ngành Lâm nghiệp đã tham mưu cho chính quyền các cấp về công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô. Bên cạnh đó, ngành cũng xây dựng kế hoạch chủ động triển khai nhiều giải pháp bảo vệ rừng trong mùa nắng nóng.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Văn Long, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết: “Để chủ động phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) hiệu quả, chúng tôi đã tham mưu, hướng dẫn cho các chủ rừng, người dân chủ động xử lý thực bì, vệ sinh rừng, áp dụng biện pháp đốt trước có điều khiển và di dời vật liệu cháy ra khỏi rừng. Bên cạnh đó, các ban, tổ, đội PCCCR các cấp cũng đã được kiện toàn với 7.766 lượt người tham gia”.

Có mặt tại chòi “canh lửa” xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Nằm trên quả đồi, là điểm nằm giáp ranh giữ rừng trồng và rừng tự nhiên, chòi “canh lửa” cao vút, hứng trọn cái nắng như “đổ lửa”. Hơn 9h sáng, trên chòi canh lực lượng Kiểm lâm địa bàn, đại diện chủ rừng… vẫn dõi mắt vào từng khoảnh rừng. Trời xanh như ngọc, ánh nắng từ đằng Đông đã bung ra, hơi nóng hầm hập. Qua đôi ba lời nói vọng lên trên chòi canh với anh Phạm Văn Tĩnh, Kiểm lâm địa bàn xã Quảng Thạch, tôi bước lại thang chòi, lấy tinh thần bước lên. Trên chòi canh, tiếng anh Tĩnh vọng xuống “Ấy, chú đừng lên, hơi cao! Để đó anh xuống cho”. 

Theo lời anh Tĩnh chia sẻ, công việc ở chòi là quan sát, báo ngay khi xuất hiện cháy rừng. Báo sớm khi đám cháy mới xuất hiện, thì công tác dập cháy mới dễ dàng, hiệu quả cao. “Canh lửa”, mùa này thì Kiểm lâm, chủ rừng và cả chính quyền địa phương cũng đều phải cắt người trực chòi canh 24/24 chú ạ. Canh để chủ động với giặc lửa”, anh Tĩnh nói.

Được biết, toàn huyện Quảng Trạch hiện đã lập 8 chòi canh lửa. Trong mùa nắng nóng, lực lượng bảo vệ, PCCC rừng được bố trí trực 24/24. 

Mùa khô năm nay, Quảng Bình lấy việc làm chủ với “giặc lửa” làm khâu nòng cốt để bảo vệ rừng. Cùng với đó, công tác chuẩn bị để ứng phó khi có cháy xảy ra, cũng được chú trọng. Tạo đường băng cản lửa, lập biển bảng; áp phích tuyên truyền; cắm biển cấm lửa và trang bị công cụ dập lửa... đã được địa phương chuẩn bị và hoàn thành ngay từ đầu tháng 3.

Một vụ cháy rừng ven biển ở tỉnh Quảng Bình đã kịp thời phát hiện và dập nhanh nên không để lại hậu quả lớn
Một vụ cháy rừng ven biển ở tỉnh Quảng Bình đã kịp thời phát hiện và dập nhanh nên không để lại hậu quả lớn

Phòng hiệu quả, chữa kịp thời

Cùng với Quảng Bình, Quảng Trị cũng là địa phương có độ che phủ lớn. Địa phương lại nằm trong vành đai nhiệt cao của khu vực Bắc Trung Bộ. Ngay từ đầu mùa khô, địa phương đã chọn phương châm “phòng là chính, cháy thì chữa kịp thời”.

Ngay từ đầu mùa khô, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Công văn số 1673/UBND-KT, gửi các sở ban ngành cấp tỉnh, các huyện thị xã tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ, PCCR. Theo đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, PCCCR.

Phát huy vai trò người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị chủ rừng, các cộng đồng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng và các hộ gia đình có rừng trên địa bàn trong việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp cấp bách PCCCR.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Chi cục Kiểm lâm, cũng đã vào cuộc trong mùa “canh lửa” mới. Việc chủ động nắm bắt tình hình thực hiện quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn tỉnh được phân công nhiệm vụ, thực hiện thường xuyên hơn. Khâu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCCR cho cộng đồng dân cư được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh.

Những việc làm như ký cam kết sử dụng lửa đúng mục đích, đúng địa điểm đã triển khai về tận thôn bản giáp rừng. Tổ chức trực 24/24 giờ vào thời gian cao điểm nắng nóng để tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin về cháy rừng. Từ chủ động với giặc lửa, dập kịp thời khi có cháy rừng, nên đến thời điểm này, trên toàn tỉnh Quảng Trị chưa có vụ cháy rừng lớn nào xảy ra.

Không chỉ ở Quảng Trị, theo ghi nhận của phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, toàn khu vực Bắc Trung Bộ cho đến thời điểm này chưa có vụ cháy rừng lớn nào xảy ra.

Theo quy luật thông thường, đến thời điểm này, cũng đã là cuối mùa khô, để không có điều đáng tiếc xảy ra, thì việc “canh lửa”, chủ động dập nhanh khi có cháy… vẫn cần được thực hiện nghiêm. Đồng thời, người dân cũng cần nâng cao ý thức trong việc dùng lửa, đặc biệt là đưa lửa vào rừng đốt ong, đốt dọn rừng sản xuất… Nếu thật sự cần thiết dùng lửa ở rừng, thì phải chủ động quản lý lửa và lường trước các phương án phát sinh như có sự thay đổi hướng gió, thực bì khô do nắng nóng./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 3 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 3 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 4 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.