Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Cho Ví, Giặm quê mình cất cánh bay xa"

Thanh Nguyễn - 11:41, 26/10/2022

Dẫu được diễn xướng trong môi trường nào thì những lời ca mộc mạc, thân tình, nhuốm đầy phương ngữ của dân ca Ví, Giặm vẫn là cốt cách, tâm tình của người Nghệ Tĩnh. Có lẽ vì thế mà tự bao giờ, loại hình nghệ thuật dân gian ấy đã trở thành bản sắc vùng miền mà như ai đó đã nói: Bao giờ người xứ Nghệ mất đi giọng nói thì lúc đó mới mất đi tiếng hát dân ca Ví, Giặm. Và cũng bởi Ví, Giặm nghĩa tình nên sức sống mới bền vững với thời gian đến vậy.

Biểu diễn hát Ví, Giặm bên bờ sông Lam.
Biểu diễn hát Ví, Giặm bên bờ sông Lam

Ví, Giặm có từ thuở nào?

Người viết đã đi tìm câu trả lời suốt một quãng thời gian dài nhưng không sao cắt nghĩa được. Hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đều thống nhất rằng, dân ca Ví, Giặm có nguồn gốc từ cuộc sống lao động, sinh hoạt của các tầng lớp Nhân dân nên rất khó xác định thời gian.

Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là lối hát vừa mang tính ngẫu hứng, vừa có thủ tục và quy cách cụ thể; có chung đặc tính địa phương về thang điệu, điệu thức, tiết tấu, giai điệu và giọng hát, được diễn xướng theo ba hình thức: Hát lẻ, hát đối và hát cuộc.

Không như một số loại hình dân ca khác gắn chặt với một không gian, thời điểm diễn xướng, nhất là với các lễ hội. Riêng Ví, Giặm Nghệ Tĩnh lại không chịu sự ràng buộc ấy. Thế nên, trên đồng ruộng, giữa lúc nông vụ tất bật; hay lên rừng đốn củi, đốt than; cũng có khi xuôi dòng Lam, dòng La rồi để mặc mái chèo buông... mà ngân nga câu hò, điệu Ví.

Với người Nghệ Tĩnh, hát dân ca Ví, Giặm không chỉ gắn với không gian và môi trường lao động sản xuất, hát còn mang tính du hý vào những dịp hội hè, lễ tết nên tính giao duyên, tính tự tình, tính tự sự, tính tâm linh, tính giáo huấn, tính hành nghề… rất rõ nét.

Cũng bởi thế nên, từ một hình thức văn nghệ dân gian của người dân lao động, cùng với sự đẽo gọt, tu chỉnh của nhiều thế hệ nghệ nhân theo dòng thời gian, sự tham gia trau chuốt của các nho gia, danh sĩ…, dân ca Ví, Giặm ngày càng được hoàn thiện, có bố cục chặt chẽ, câu từ tinh tế, vần điệu chắt lọc để trở thành một loại hình văn nghệ hấp dẫn có giá trị nghệ thuật cao. Ra đời từ lao động, sản xuất; gắn chặt với cuộc sống thường ngày nên, dân ca Ví, Giặm như một phần cuộc sống, thấm sâu vào máu thịt… mà trở nên bền vững với thời gian.

 Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2014.
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2014

Những người “giữ lửa”

Ngược triền đê Lam Giang, thoảng trong gió nhẹ là câu hò, điệu Ví văng vẳng giữa mênh mang sóng nước. Tôi đã bao lần tần ngần rồi như con thuyền chòng chành giữa miền xúc cảm dân ca như vậy. Ví, Giặm xứ Nghệ được thống kê, có đến chừng 15 điệu ví, 8 điệu giặm được gọi tên theo bối cảnh cuộc sống, lao động, nghề nghiệp. Và những làn điệu ấy, mới nghe tên thôi đã xao xuyến, bồi hồi: “Giận mà thương”, “Tình sâu nghĩa nặng”, “Em giữ lời nguyền”, “Bướm say hoa,” “Chồng chềnh”…

Tôi đã đi trọn nhiều vùng quê ở Nghệ Tĩnh, chợt nhận ra rằng, gần như nơi nào cũng có câu lạc bộ (CLB) dân ca Ví, Giặm. Họ là những người yêu, say, mê dân ca Ví, Giặm mà tự tìm đến nhau để giao lời, để thỏa nỗi khát khao được hát, được đắm say trong những câu Ví, điệu hò ân tình.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hà Tĩnh thì, toàn tỉnh đã có chừng 160 CLB dân ca Ví, Giặm. Nhiều huyện như Thạch Hà, Nghi Xuân, thành phố Hà Tĩnh đã có 100% xã, phường có CLB. Còn tại Nghệ An, cũng đã có chừng 100 CLB hoạt động. Nhiều CLB tại các địa phương như Hồng Sơn, Ngọc Sơn, Hoàng Trù, Nghi Trung, Phúc Thành… đã trở thành nòng cốt trong các hoạt động nghệ thuật quần chúng.

NSND Trịnh Thị Hồng Lựu, Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống Nghệ An tâm sự: Yêu và thích dân ca Ví, Giặm nên tôi đã cùng những người có chung niềm đam mê tìm nhiều cách để bảo vệ, duy trì và phát triển di sản quý giá mà cha ông xưa để lại như: thành lập CLB, tổ chức dạy và hát dân ca, giao lưu với tỉnh bạn…

Trong những nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu; tuyên truyền, quảng bá, xuất bản; vinh danh nghệ nhân, hỗ trợ thành lập các CLB dân ca; tổ chức các liên hoan, hội thi, hội diễn, trại sáng tác; thí điểm đưa dân ca vào trường học và dạy đàn, hát dân ca trên các phương tiện truyền thông.

Bên cạnh sự hỗ trợ đắc lực từ hình thức sân khấu hóa, những năm gần đây, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh còn được tiếp thêm sức sống thông qua các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, dạy hát dân ca trên truyền hình và trong các nhà trường. Các Sở VHTT&DL đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thực hiện chương trình đưa dân ca vào trường học, với giáo trình cụ thể dạy hát dân ca, trong đó tập trung vào dân ca Ví, Giặm gắn với việc biên soạn các làn điệu dân ca có tính phổ biến phù hợp với đối tượng trong nhà trường…

Bà Đặng Thị Quỳnh Diệp, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh chia sẻ: Các tiết ngoại khóa, các hội thi, hội diễn ở nhà trường đã đưa dân ca Ví, Giặm vào thành một nội dung bắt buộc. Chúng tôi thấy học sinh rất hào hứng với loại hình nghệ thuật dân gian này. Đó là tín hiệu tốt để dân ca Ví, Giặm được bảo tồn và phát triển tốt hơn.

Dẫu rằng, nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca Ví, Giặm còn ít; các hoạt động bảo tồn chưa thực sự có định hướng dài hơi và chưa có chiều sâu; còn nhiều lúng túng trong giải quyết vấn đề giữa bảo tồn và phát huy... nhưng rõ ràng là Ví, Giặm đang ngày càng gắn bó trực tiếp với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người Nghệ Tĩnh, tạo nên sức sống và sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Dân ca Ví, Giặm đã sánh ngang với Đờn ca tài tử, Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế, hát Xoan, Quan họ Bắc Ninh. Có lẽ thế mà “non nước Lam Hồng” với cái nôi dân ca Ví, Giặm đã là trung tâm kết nối của con đường di sản quốc gia.

Từ loại hình nghệ thuật dân gian, từ sự thủy chung “gừng cay muối mặn”, chắc chắn quê hương Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ lại gọi thêm nhiều bạn nữa về thăm “cho Ví, Giặm quê mình cất cánh bay xa”...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 4 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 5 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 5 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 5 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Sáng 8/5, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là Đại hội được lựa chọn làm điểm cấp huyện.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 5 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 5 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 5 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Tin tức - Tào Đạt - 5 giờ trước
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - Tuấn Ninh - 6 giờ trước
Ngày 9/5 (tức ngày mùng 2 tháng 4 năm Giáp Thìn), tại sân chợ Pác Khuông, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Bình Gia tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa thể thao và Ngày hội Háng Pò năm 2024.