Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chính phủ họp phiên chuyên đề thứ ba về xây dựng pháp luật trong năm 2022

PV - 09:21, 04/03/2022

Sáng 4/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật, xem xét cho ý kiến về 5 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật, xem xét cho ý kiến về 5 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật, xem xét cho ý kiến về 5 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật lần thứ 3 trong năm 2022.

Theo chương trình, phiên họp sẽ cho ý kiến về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông trình); dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình); dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở (Bộ Công an trình); dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Bộ Công an trình); dự án Luật Đường bộ (Bộ Giao thông vận tải trình); dự thảo Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam (Bộ Công an trình).

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ tiến hành phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật nhằm tiếp tục thúc đẩy công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế - một trong ba đột phá chiến lược.

Thời gian phiên họp có hạn, nội dung nhiều, phức tạp, yêu cầu cao, Thủ tướng đề nghị các báo cáo trình bày, ý kiến phát biểu ngắn gọn, đúng trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Từ đầu năm tới nay, Chính phủ đã tổ chức 2 phiên họp chuyên đề, cho ý kiến, thông qua đối với 16 dự án luật, đề nghị xây dựng luật và đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Chính phủ, Thủ tướng đã phân công các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, nên công việc trôi chảy hơn, nhanh hơn. Nhìn chung, các bộ ngành đã nỗ lực, quyết tâm; tập trung lãnh đạo chỉ đạo; tập trung nguồn lực con người, công sức; tích cực chuẩn bị, trình các dự án, đề xuất xây dựng luật bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Tại các phiên họp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh tinh thần phải đầu tư cho công tác xây dựng thể chế tương xứng với một trong ba đột phá chiến lược. Cần tập trung hơn nữa cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; góp phần phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Tại phiên họp, các cơ quan xây dựng dự thảo các luật, nghị quyết cho biết, trong quá trình xây dựng pháp luật đã xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan, các cơ quan chuyên môn; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tranh thủ ý kiến nhiều chiều của các nhà quản lý, nhà khoa học và lấy ý kiến nhân dân, thông tin rộng rãi đến công chúng.

Các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phát biểu, thảo luận về trình tự, thủ tục; những điểm nghẽn, bất cập mà các luật cần giải quyết; tính phù hợp, liên thông, đồng bộ giữa các luật; đối tượng, tác động từ các quy định của các pháp luật này; tính khả thi... trên quan điểm ban hành luật không chỉ để quản lý mà tạo hành lang pháp lý để phục vụ, thúc đẩy phát triển.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến cụ thể đối với từng dự án luật, nghị quyết; giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành trong việc xây dựng, hoàn thiện dự thảo các luật để trình Quốc hội xem xét.

Cơ quan nào làm tốt nhất thì giao việc

Kết luận một số vấn đề chung của phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.

Các cơ quan cần tiếp tục rà soát các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý, kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, những vấn đề mới phát sinh nổi lên, những vấn đề chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng lạc hậu với tình hình.

Thủ tướng yêu cầu việc xây dựng pháp luật phải huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Pháp luật phải bao quát được các đối tượng điều chỉnh, tránh tình trạng bỏ trống, sót lọt.

Thủ tướng lưu ý cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực hợp lý và nâng cao năng lực cán bộ thực thi; cố gắng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tinh thần là một việc chỉ cần một cơ quan giải quyết một lần, tránh một việc phải nhiều cơ quan giải quyết và giải quyết nhiều lần.

Nêu rõ quan điểm cơ quan nào làm tốt nhất thì giao việc, Thủ tướng yêu cầu tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng pháp luật, thực tiễn cho thấy nếu đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo, các bộ trưởng liên quan tăng cường phối hợp, hỗ trợ thì công việc sẽ trôi chảy, hiệu quả, vừa bảo đảm tiến độ, vừa nâng cao chất lượng các dự án luật.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, khi gửi xin ý kiến các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo cần nêu rõ nội dung nào mới, nội dung nào còn có nhiều ý kiến khác nhau, nội dung nào cần có ý kiến thêm để các bộ ngành tập trung góp ý.

Xây dựng pháp luật là việc khó, đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ, do đó cần quan tâm, đầu tư xứng đáng về lãnh đạo, chỉ đạo, cơ sở vật chất, nhân lực, cơ chế, chính sách, tài chính cho công tác này, Thủ tướng chỉ rõ./.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Người có uy tín và đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại các quận/huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ).
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại TP. Cần Thơ

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại TP. Cần Thơ

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ và chùa Muni Răngsây.
Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Thời sự - PV - 15 phút trước
Ngày 8/4, tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddinjon Ismailov.
Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Tin tức - Minh Nhật - 35 phút trước
Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm giới thiệu đến công chúng khoảng 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Trang địa phương - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 8/7, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Păh (Gia Lai) đã triển khai di dời nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya) để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình du lịch.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 1 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Người có uy tín và đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại các quận/huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ).

"Giữ lửa” văn hóa giữa đại ngàn Trà Bồng

Sắc màu 54 - Đình Quang - 1 giờ trước
Làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng là một trong những bản làng tiêu biểu ở miền núi Quảng Ngãi. Năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ qua đời, 100% người Cor trong làng đã tự nguyện mang họ Hồ để tưởng nhớ Bác. Từ đó đến nay, bao thế hệ người Cor nơi đây luôn nhắc nhở nhau sống, học tập và làm theo di chúc Bác Hồ để lại. Tiêu biểu trong phong trào này là anh Hồ Văn Nam, con trai của già làng Hồ Văn Thuận.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Du lịch - H. Phúc - 1 giờ trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Xã hội - T.Nhân-N.Triều - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có thông báo chính thức về việc di dời Nhà Văn hóa Lao động tỉnh tại số 86 đường Lê Duẩn, Tp. Quy Nhơn, để nhường đất triển khai dự án xây dựng Bảo tàng tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tư lên đến 700 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Media - BDT - 1 giờ trước
Dân tộc Si La là một trong những DTTS rất ít người, cư trú ở miền núi phía Tây Bắc và chỉ sinh sống ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách cụ thể, người Si La đang nỗ lực duy trì, phát huy những nghi lễ, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Cúng bản là một trong những nghi lễ tín ngưỡng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào Si La.
Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS có chỗ ở kiên cố. Bộ Công an là đơn vị luôn đồng hành cùng các địa phương và đi đầu trong việc triển khai thực hiện chương trình từ hỗ trợ kinh phí đến huy động lực lượng cùng tham gia.
Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Media - BDT - 1 giờ trước
Cùng với xạ đen, nấm linh chi, nghệ vàng... xáo tam phân là dược liệu chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vậy cách sử dụng loại thảo dược này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?