Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiến tranh, đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng đói nghèo trên thế giới

Duy Ly (biên dịch theo CNBC) - 18:41, 26/07/2021

Theo một báo cáo mới của Oxfam (tổ chức từ thiện quốc tế) được công bố hồi đầu tháng 7, số người chết vì đói nghèo đã tăng gấp sáu lần trong năm qua, vượt qua cả số ca tử vong do Covid-19 gây ra. Tổ chức từ thiện này cho biết trong một bài báo có tựa đề “The Hunger Virus Multiplies” (tạm dịch: Sự nhân lên của vi rút đói nghèo), cứ mỗi phút lại có tới 11 người chết vì đói và suy dinh dưỡng.

Trẻ em đang chờ nhận thức ăn được phát bởi các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội sau vụ hỏa hoạn tại một trại tị nạn ở Ukhia, thuộc quận Cox’s Bazar, đông nam Bangladesh vào ngày 24/3/2021
Trẻ em đang chờ nhận thức ăn được phát bởi các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội sau vụ hỏa hoạn tại một trại tị nạn ở Ukhia, thuộc quận Cox’s Bazar, đông nam Bangladesh vào ngày 24/3/2021

Nguyên nhân chính của nạn đói

Hiện, trên thế giới đang có khoảng 155 triệu người đang sống trong tình trạng khủng hoảng về mất an ninh lương thực hoặc tệ hơn. Oxfam nhấn mạnh rằng, con số này nhiều hơn 20 triệu người so với năm ngoái và cảnh báo về một cuộc khủng hoảng đói nghèo đang diễn ra ngày một trầm trọng trên thế giới.

Chiến tranh và xung đột vẫn là nguyên nhân chính gây ra nạn đói, chiếm 2/3 số ca tử vong do đói nghèo trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 và những cú sốc kinh tế do hậu quả của đại dịch này tạo ra, cùng với đó là cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ, đã đẩy hàng chục triệu người vào cảnh đói khát. Báo cáo cho biết, giá lương thực toàn cầu cũng đã tăng đột biến tới 40%, mức tăng cao nhất trong hơn 10 năm.

“Các số liệu thống kê thật đáng kinh ngạc, nhưng chúng ta phải nhớ rằng những con số này được tạo nên, bởi những con người đang phải đối mặt với nỗi đau khổ không thể hình dung được. Dù chỉ một người cũng là quá nhiều”, Abby Maxman, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Oxfam America nói.

Oxfam đã nêu tên các quốc gia bị chiến tranh tàn phá như Afghanistan, Ethiopia, Nam Sudan, Syria và Yemen là một trong những điểm nóng về nạn đói tồi tệ nhất trên thế giới.

Bà Maxman cho biết: “Nạn đói tiếp tục được sử dụng làm vũ khí chiến tranh, cướp đi thực phẩm, nước uống của dân thường và làm cản trở hoạt động cứu trợ nhân đạo. Người dân không thể sống an toàn và không thể tìm thấy thực phẩm khi các khu chợ của họ bị đánh bom, cây trồng và vật nuôi bị phá hủy.”

Trong khi đó, tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng ở những nơi mà tổ chức từ thiện mô tả là “tâm điểm của nạn đói mới nổi”, chẳng hạn như Ấn Độ, Nam Phi và Brazil - một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19.

Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia có hệ thống lương thực tương đối bền vững như Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch và cả những cú sốc về biến đổi khí hậu gần đây.

Những người “dễ bị tổn thương”  chịu tổn thương nhiều nhất

Các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm phụ nữ, người di cư và lao động phi chính thức là những người bị ảnh hưởng sâu sắc nhất.

“Các nhóm yếu thế bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi xung đột và đói nghèo. Phụ nữ và trẻ em gái thường được ăn cuối cùng và ít nhất. Họ phải đối mặt với những lựa chọn bất khả thi, chẳng hạn như việc phải lựa chọn giữa đi chợ và có nguy cơ bị hành hung, hoặc ở nhà và chứng kiến gia đình mình đói khát”, Maxman cho biết.

Sự gia tăng số người chết vì đói diễn ra trong suốt một năm, trong khi đó chi tiêu quân sự toàn cầu tăng 51 tỷ USD - đủ để trang trải gấp 6,5 lần so với chi phí Liên hợp quốc ước tính để ngăn chặn nạn đói.

Trong khi đó, tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng thêm 413 tỷ USD vào năm ngoái - gấp 11 lần chi phí ước tính của Liên hợp quốc dành cho hỗ trợ nhân đạo toàn cầu.

Bà Maxman nhấn mạnh việc các chính phủ cần chấm dứt xung đột, thay vào đó là việc đảm bảo các cơ quan cứu trợ có thể tiếp cận những người cần trợ giúp: “Chúng tôi cần Hoa Kỳ đóng vai trò tiên phong trong việc chấm dứt cuộc khủng hoảng đói nghèo này bằng cách thúc đẩy việc chấm dứt các cuộc xung đột, cung cấp nguồn lực tài chính để cứu sống những con người kia và giúp các cộng đồng xây dựng tương lai an toàn hơn”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Ngọc - 6 phút trước
78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 9 phút trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 2 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 7 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 7 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.