Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiếc khăn piêu trong đời sống văn hóa dân tộc Thái

Hà Minh Hưng - 16:22, 06/07/2023

Trang phục là một trong những nét văn hóa độc đáo riêng của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta có thể phân biệt hay nhận dạng được dân tộc này với dân tộc khác, nhóm địa phương này với nhóm địa phương khác. Với người Thái đen ở Lai Châu, khăn piêu trở thành biểu tượng, chứa đựng nhiều ý nghĩa đời sống và tâm linh sâu sắc.

Với người Thái đen ở Lai Châu, khăn piêu là biểu tượng đặc trưng không thể thiếu trong các lễ hội.
Với người Thái đen ở Lai Châu, khăn piêu là biểu tượng đặc trưng không thể thiếu trong các lễ hội

Người Thái đen ở xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu coi khăn piêu như một đặc trưng văn hóa, biểu hiện cho giá trị tinh thần, vật chất trao truyền qua nhiều thế hệ người Thái nơi đây. Với người con gái Thái ở Mường Mô khi đến tuổi trưởng thành, việc trước tiên là phải biết làm khăn piêu. Theo phong tục, trước khi về nhà chồng, người con gái phải làm ít nhất 10 chiếc khăn piêu để tặng cho người thân bên chồng, điều đó như một thước đo về phẩm hạnh và sự khéo léo của những cô dâu người Thái.

Là người được mẹ truyền nghề cho từ bé, cô gái Lò Thị Thim được đánh giá là người thêu khăn piêu đẹp nhất nhì bản Nậm Khao, xã Mường Mô. Thim cùng các chị em trong đội văn nghệ của bản thường rủ nhau làm khăn piêu để mình và gia đình sử dụng. Thim cho biết: “Mỗi lần các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm và làm việc tại huyện Nậm Nhùn, khăn piêu của bản em được vinh dự tặng cho các vị lãnh đạo. Đó là niềm tự hào với chúng em và bà con người Thái ở Nậm Khao. Ngày nay, với mô hình du lịch cộng đồng, nhiều du khách ghé bản và hỏi mua khăn piêu về làm quà cho người thân. Bà con ở đây mong muốn không chỉ có khăn piêu mà nhiều vật dụng, biểu tượng của người Thái trong tương lai trở thành mặt hàng du lịch, mang lại nguồn thu nhập cho bà con”.

Giống như cách làm thổ cẩm truyền thống, khăn piêu được dệt từ sợi bông, sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô, phụ nữ Thái mới bắt đầu thêu lên những hoa văn sặc sỡ.
Giống như cách làm thổ cẩm truyền thống, khăn piêu được dệt từ sợi bông, sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô, phụ nữ Thái mới bắt đầu thêu lên những hoa văn sặc sỡ.

Người Thái ở Mường Mô làm khăn piêu từ loại vải bông tự dệt. Khăn piêu có nhiều loại khác nhau, có loại được thêu hoa văn bằng chỉ màu sặc sỡ, có loại chỉ là một tấm vải bông nhuộm chàm. Việc thêu hay giữ nguyên màu chàm mộc mạc theo người dân trong bản thì điều đó còn tùy theo văn hóa từng vùng, từng địa phương để chiếc khăn piêu có những sắc thái riêng. Khăn piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa Đông giá lạnh... Khăn piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội, trong lễ cưới khi về nhà chồng, làm quà tặng cho bạn bè, người thân.

Ở Mường Mô, chiếc khăn piêu được thêu hoa văn sặc sỡ phía hai đầu. Theo lời của Lò Thị Thim, tấm vải được chọn thêu khăn piêu phải được nhuộm chàm. Đây chính là màu nền để người phụ nữ Thái thêu lên các họa tiết hoa văn bằng các loại chỉ màu (xanh, đỏ, tím, vàng, da cam....) ở hai đầu khăn. Để có một chiếc khăn piêu hoàn chỉnh, người phụ nữ Thái phải mất thời gian từ hai đến bốn tuần cho việc thêu. Việc thêu khăn cũng không kín trên toàn bộ bề mặt tấm vải mà chỉ tập trung trang trí ở hai đầu. Khi thêu những hoa văn đa dạng lên hai đầu khăn, họ nhìn theo mẫu, song không dập khuôn một cách máy móc hoặc có thể nghĩ trong đầu những hình thêu theo ý thích để thực hiện.

Để hoàn thành một chiếc khăn piêu, người phụ nữ Thái phải mất ba tháng dệt vải, thêu thùa, tự tìm kiếm cho riêng mình những màu sắc, đường nét thích hợp nhất.
Để hoàn thành một chiếc khăn piêu, người phụ nữ Thái phải mất ba tháng dệt vải, thêu thùa, tự tìm kiếm cho riêng mình những màu sắc, đường nét thích hợp nhất

Hình ảnh thêu thường là những vật gần gũi với đời sống thường ngày như: Bông hoa, sao năm cánh, các con vật, côn trùng… Nét đặc biệt là phụ nữ Thái không thêu khăn piêu ở mặt phải như lối thêu thông thường mà lại thêu từ mặt trái. Các hoa văn với họa tiết và màu sắc xen kẽ sẽ hiện lên ở mặt phải, đó là lối thêu truyền thống với trí tưởng tượng của kỹ thuật và mỹ thuật dân gian tài tình. Khăn piêu được tạo theo lối luồn chỉ hay đan chỉ màu vào vải, nhưng cái khó là phải tính toán theo một nguyên tắc nhất định để luồn chỉ vào mặt trái và hoa văn lại hiện lên chính xác ở mặt phải. Hoa văn thêu trên khăn piêu điểm xuyết các màu sắc, hoa văn với bố cục nội dung phức tạp, đòi hỏi người phụ nữ phải nắm chắc nguyên tắc kỹ thuật, phải thuộc các họa tiết hoa văn với hai mặt phải, trái của nó.

Nhìn bố cục hoa văn, màu sắc trên chiếc khăn piêu, ta như thấy sự kết hợp độc đáo, khéo léo giữa màu sắc và hoa văn. Đó là màu xanh của núi rừng, màu vàng của ánh nắng, nương lúa và màu trắng hồng của hoa thơm, bướm lượn… Mỗi họa tiết là sự thể hiện tình yêu của người Thái với thiên nhiên và bản làng. Bởi vậy, theo quan niệm của người Thái, khăn piêu còn là tiêu chuẩn để đánh giá tài năng, phẩm hạnh của người phụ nữ. Nếu một cô gái không biết thêu khăn piêu thì bị coi là lười và ít được các chàng trai để ý, thậm chí họ không muốn lấy một người vợ như vậy. Cũng vì ý nghĩa đó mà ở Mường Mô, những bé gái sau buổi học đều được mẹ dạy cách thêu từng đường kim, mũi chỉ hay những điệu múa mang đậm bản sắc truyền thống. Đây cũng chính là cách lưu giữ lại những nét văn hóa của người Thái cho con cháu mình.

Trong các lễ hội, khăn piêu trở thành đạo cụ nổi bật khi trình diễn các làn diệu dân ca, dân vũ truyền thống của đồng bào Thái.
Trong các lễ hội, khăn piêu trở thành đạo cụ nổi bật khi trình diễn các làn diệu dân ca, dân vũ truyền thống của đồng bào Thái

Ông Bùi Quốc Khánh, người có nhiều năm nghiên cứu văn hóa tại Lai Châu cho biết: Trong xã hội xưa, khăn piêu còn để phân biệt tầng lớp người quý tộc và người bình dân, phụ nữ có chồng và thiếu nữ. Ngày nay, khăn piêu có mặt trong đời sống vật chất, tinh thần của người Thái đen. Nó là lễ vật trong hôn nhân, là biểu trưng trong lễ hội và là đồ tùy táng theo người chết về thế giới bên kia… Đi kèm với y phục của người Thái đen, khăn piêu không chỉ tôn nên vẻ đẹp trên khuôn mặt của người con gái Thái mà nó còn là tiêu chí đánh giá tài năng, phẩm hạnh của người con gái đó trước cộng đồng, trước dòng tộc nhà trai…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 00:58, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 00:55, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 00:46, 19/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 00:42, 19/05/2024
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12:44, 18/05/2024
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.