Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chia sẻ "món quà" truyền thống

Duy Ly - 16:18, 20/07/2022

Chương trình Hỗ trợ các nghệ nhân Philippines của Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia Philippines cung cấp nguồn tài trợ bền vững cho các nghệ nhân và thợ thủ công tại các cộng đồng bản địa trên khắp đất nước. Chương trình nhằm thúc đẩy các nghệ nhân trau dồi khả năng sáng tạo, sản xuất và quảng bá hàng thủ công, đồng thời nâng cao sinh kế và truyền lại kiến thức, kỹ năng cho các thế hệ sau.

Những người Subanen trẻ tuổi thực hành xâu chuỗi hạt tại "Lớp học sinh kế nghề truyền thống"
Những người Subanen trẻ tuổi thực hành xâu chuỗi hạt tại "Lớp học sinh kế nghề truyền thống"

Trong khi ngành sản xuất và công nghệ đang trải qua quá trình phát triển nhanh chóng, các ngành nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại, đặc biệt là trong các cộng đồng bản địa. Tuy nhiên, nền kinh tế đầy tính cạnh tranh và bức tranh toàn cầu hóa đang đẩy những người thợ thủ công, những nghệ nhân truyền thống cùng sinh kế của họ sang bên lề của nền kinh tế đầy khốc liệt.

Trước bối cảnh đó, những người dân bản địa Philippines đang phải đấu tranh từng ngày để bảo vệ nghề truyền thống cũng chính là sinh kế của mình. Nếu không, chỉ vài năm tới thôi, mọi thứ sẽ dần biến mất.

Và tất nhiên, việc duy trì và bảo tồn nghề truyền thống là cần thiết bởi những thực hành truyền thống là nguồn gốc và nền tảng của di sản, văn hóa và nghệ thuật Philippines. Để hỗ trợ và thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo, càng cần phải quan tâm nghệ thuật và thủ công truyền thống bởi các ngành công nghiệp sáng tạo ngày nay đều bắt nguồn từ đó.

Một người thợ lành nghề đang hướng dẫn lại cho những bạn trẻ địa phương
Một người thợ lành nghề đang hướng dẫn lại cho những bạn trẻ địa phương

Chính vì vậy, Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia Phillipines (NCCA) đã làm việc với các cộng đồng và các nhóm dân tộc khác nhau trên khắp đất nước để đưa ra các chương trình hỗ trợ nhằm bảo vệ, thúc đẩy sự phát triển và trân trọng sâu sắc hơn đối với văn hóa truyền thống.

Một trong những chương trình trọng điểm đó là “Lớp học sinh kế nghề truyền thống” (SLT). Ở đó, các thành viên trẻ hơn trong cộng đồng được khuyến khích học nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống, các kiến thức về thực hành truyền thống dân tộc mình dưới sự hướng dẫn của một cao niên có hiểu biết sâu rộng về văn hóa bản địa.

Gawad sa Manlilikha Bayan (Giải thưởng Kho báu Sống của Quốc gia), trao danh hiệu cao nhất cho các thợ thủ công và nghệ nhân dân gian xuất sắc cùng những đóng góp của họ trong các dự án nhằm bảo tồn nghề truyền thống – di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cũng là một chương trình ghi lại nhiều dấu ấn quan trọng.

Ngoài ra, Chương trình Hỗ trợ các nghệ nhân Philippines (AFA) là một trong những chương trình mới được thực hiện gần đây mang lại nhiều tín hiệu tích cực. AFA tiếp cận các cộng đồng văn hóa khác nhau để giúp họ tiếp tục duy trì nghề thủ công truyền thống và sinh kế thông qua việc hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các thợ thủ công và nghệ nhân dân gian. Đã có 67 cộng đồng làm nghề dệt truyền thống trong các vùng khác nhau tại Philippines được hưởng lợi từ dự án “Mỗi gia đình một máy dệt”, một dự án trong chuỗi hoạt động của chương trình.

Vào tháng 4 vừa qua, một chương trình giao lưu trực tuyến trên trang Facebook của NCCA và AFA mang tên “Kaloob” do Tiến sĩ Patrick B. Flores, một trong những học giả và là nhà nghiên cứu văn hóa hàng đầu Philippines phụ trách. Flores đã ghi lại hành trình về chương trình thực hiện các dự án của AFA.

Một trung tâm cộng đồng ở Palawan dạy nghề đan giỏ
Một trung tâm cộng đồng ở Palawan dạy nghề đan giỏ

Thông qua những hình ảnh và âm thanh sống động, người xem như được đi du lịch trực tiếp đến các vùng khác nhau của đất nước và trải nghiệm sự đa dạng của các nền văn hoá. Chương trình cung cấp cái nhìn sơ lược về nghệ thuật và nghề thủ công truyền thống mà AFA đang hỗ trợ. Đồng thời giới thiệu đến người xem các nghệ nhân, đặc biệt là những nghệ nhân quá cố, những người có đóng góp quan trọng trong việc duy trì và bảo tồn văn hoá truyền thống các dân tộc bản địa.

Tên của cuộc triển lãm “Kaloob” có nghĩa là “món quà” hay “phước lành”. Nó cũng có thể hiểu như một thứ gì đó được lưu truyền lại, một thuật ngữ thích hợp để chỉ các nghề thủ công truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ, quà tặng từ tổ tiên, từ các vị thần, như “lửa” trong thần thoại Hy Lạp cổ đại – thứ khơi nguồn văn hoá và nền văn minh vĩ đại.

Vì vậy, Triển lãm AFA mang trong mình sứ mệnh và mục đích cao cả đó là truyền tải những “món quà” của những người đi trước đến những người dân Philippines, đặc biệt là những người bản địa, để văn hoá truyền thống được nhận biết, được bảo vệ và duy trì để trường tồn với thời gian.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 3 giờ trước
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 7 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 7 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 8 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 8 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 10 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 10 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 11 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.