Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cấp thiết bảo vệ rừng đặc dụng

PV - 15:02, 30/11/2018

Rừng đặc dụng (RĐD) là loại rừng có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu khoa học, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Vì thế, RĐD phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhưng trên thực tế, không ít khu RĐD đang bị “băm nát” vì người dân sinh sống ở vùng đệm thiếu sinh kế.

Muôn kiểu phá rừng!

RĐD Nam Ka nằm trên địa bàn huyện Krông Ana và Lăk (Đăk Lăk), có tổng diện tích tự nhiên 20.678ha, là vùng núi cao hiểm trở, địa hình phức tạp được bao bọc bởi sông Krông Nô. Thế nhưng, RĐD Nam Ka cũng đã và đang là “điểm hẹn” của tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất.

Theo kết quả kiểm tra, rà soát mới nhất của UBND huyện Krông Ana (tháng 7/2018), tại khu vực Láng Ma thuộc RĐD Nam Ka nằm trên địa phận xã Bình Hòa (huyện Krông Ana) có 51 hộ dân lấn chiếm đất RĐD để sinh sống và trồng cây nông nghiệp, tăng 9 hộ so với kết quả rà soát vào tháng 10/2017; diện tích bị lấn chiếm lên tới 198,2ha, tăng 11,4ha so với tháng 10/2017. Còn tại Tiểu khu 1023, trong tháng 2 và tháng 4/2018 xảy ra 4 điểm phát rừng, đốt rừng, với tổng diện tích rừng bị đốt phá, lấn chiếm là 6,55ha.

Bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước là một trong 214 bản của tỉnh Thanh Hóa được hỗ trợ phát triển cộng đồng theo Quyết định 24/QĐ-TTg. Bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước là một trong 214 bản của tỉnh Thanh Hóa được hỗ trợ phát triển cộng đồng theo Quyết định 24/QĐ-TTg.

Theo ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Ban Quản lý RĐD Nam Ka, trong và xung quanh rừng hiện có 20.000 hộ dân, chủ yếu là đồng bào DTTS thuộc các xã Nam Ka, Ea R’bin, Đăk Nuê, Buôn Triết, Buôn Tría (huyện Lăk) và Bình Hòa (huyện Krông Ana) sinh sống; nhiều hộ thiếu đất sản xuất. Điều này gây áp lực rất lớn đến rừng; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác diễn ra phổ biến. Chưa kể, tập quán canh tác du canh và việc phát dọn đất canh tác vào mùa khô cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng.

Một điều đáng bàn hơn là, dù Nam Ka đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là RĐD, phải được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng UBND tỉnh Đăk Lăk vẫn cho phép triển khai 2 dự án thủy điện nhỏ. Đó là công trình thủy điện Buôn Tua Srah, công suất lắp máy 86MW, hoạt động từ năm 2011. Cạnh đó là công trình thủy điện Chư Pông Krông đang thi công, công suất chỉ có 7,5MW, được triển khai trên diện tích 5,4ha thuộc RĐD Nam Ka.

Với công trình thủy điện Chư Pông Krông, một cách làm khiến dư luận không đồng tình là dường như UBND tỉnh Đăk Lăk đã tìm mọi cách để chủ đầu tư (Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Hưng Phúc-một doanh nghiệp tư nhân có trụ sở ở Đăk Lăk) thực hiện dự án. Trong tất cả các quy định pháp luật liên quan, để bảo vệ RĐD thì không cho phép việc chuyển đổi diện tích RĐD để triển khai dự án thủy điện.

Để “lách luật”, ngày 14/9/2017, UBND tỉnh Đăk Lăk đã quyết định điều chỉnh giảm 5,41ha đất thuộc khoảnh 9, Tiểu khu 1306 ra khỏi quy hoạch RĐD Nam Ka, giao về cho UBND huyện Lăk quản lý. Sau đó, UBND tỉnh Đăk Lăk tiếp tục ra quyết định cho Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Hưng Phúc thuê 5,41ha này trong thời gian 50 năm để xây dựng Nhà máy Thủy điện Chư Pông Krông (!).

Khẩn cấp giữ RĐD

Theo Giám đốc Ban Quản lý RĐD Nam Ka, ông Nguyễn Văn Nhật, những năm qua, cùng với tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp, phá rừng để lấy đất sản xuất thì những năm qua, hoạt động của Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah đã ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của rừng, một số loài động, thực vật biến mất hoặc bị suy giảm về số lượng. Nay, công trình thủy điện Chư Pông Krông chuẩn bị đi vào hoạt động thì áp lực bảo vệ RĐD Nam Ka càng nặng nề.

Không chỉ riêng Đăk Lăk mà ở nhiều địa phương khác, RĐD đang “hấp dẫn” các nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ, với sự chấp thuận của chính quyền địa phương. Như ở Sơn La, năm 2016, UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cổ phẩn xây dựng và dịch vụ kỹ thuật Thăng Long (có trụ sở tại Hà Nội) triển khai dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Xuân Nha trên suối Nậm Quanh, thuộc địa phận xã Xuân Nha (Vân Hồ).

Đáng chú ý, để xây dựng Nhà máy chỉ có công suất 4MW này, 16,7ha thuộc RĐD trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha sẽ biến mất; cùng với đó là những hệ lụy lâu dài đối với hệ sinh thái của toàn vùng. Rất may, sau khi dư luận xã hội phản biện thì chủ trương chấp thuận đầu tư Nhà máy thủy điện Xuân Nha đã tạm thời dừng lại.

Dẫn ra như vậy để thấy, việc chính quyền địa phương “làm ngơ” trong công tác quản lý, quy hoạch là một trong những nguyên nhân khiến nhiều RĐD đã, đang và sẽ bị tàn phá. Bởi vậy, ngay từ lúc này, việc cần thiết nhất là các cấp có liên quan phải loại ra khỏi quy hoạch những dự án thủy điện sẽ “ký sinh” trong các RĐD. Với những nhà máy đã “lỡ” đi vào hoạt động thì phải tăng cường quản lý để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong các khu rừng.

Một vấn đề cũng cấp thiết được các địa phương đặc biệt quan tâm là thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân sinh sống ở vùng đệm RĐD. Từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24/QĐ-TTg về “Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020”. Một trong những nội dung quan trọng của chính sách là hỗ trợ mỗi thôn, bản thuộc vùng đệm của RĐD 40 triệu đồng/năm để đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất, hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình phúc lợi; gắn sinh kế của người dân với phát triển rừng, đồng thời hạn chế việc phá rừng của người dân. Tổng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho chính sách này khoảng 5.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm, hiện vẫn chưa có một báo cáo tổng quan nào về tình hình thực hiện chính sách. Ở nhiều địa phương, việc cấp kinh phí cho hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm RĐD rất chậm. Như ở Thanh Hóa, toàn tỉnh có có 214 thôn, bản nằm trong vùng đệm các RĐD, nhưng chỉ mới có 25 thôn, bản được hỗ trợ; nguồn hỗ trợ cũng chỉ được cấp vào năm 2013, còn từ năm 2014 đến nay, 25 thôn, bản trên vẫn chưa được cấp.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 6 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.